Thực trạng triển khai chế độ trợ cấp ốm đau tại bảo hiểm xã hội giai đoạn 2005-2009 - pdf 11

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BHXH VÀ CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP ỐM ĐAU - 3 -
1.1. Tổng quan về BHXH - 3 -
1.1.1. Khái niệm về BHXH - 3 -
1.1.2 Vai trò của BHXH - 7 -
1.1.3 Chức năng và tính chất của BHXH - 9 -
1.1.4 Đặc trưng của BHXH - 11 -
1.1.5. Các quan điểm cơ bản về BHXH - 13 -
1.1.6. Nguyên tắc hoạt động của BHXH - 15 -
1.2. Chế độ trợ cấp ốm đau trong hệ thống BHXH - 19 -
1.2.1. Khái niệm và bản chất của chế độ trợ cấp ốm đau - 19 -
1.2.2. Nội dung của chế độ trợ cấp ốm đau - 19 -
1.2.2.1 Vị trí vai trò của chế độ ốm đau trong BHXH - 19 -
1.2.3. Một số công ước quốc tế về trợ cấp ốm đau - 24 -
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP ỐM ĐAU TẠI BHXH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005-2009 - 26 -
2.1. Khái quát về BHXH Việt Nam - 26 -
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của BHXH Việt Nam - 26 -
2.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của BHXH Việt Nam - 31 -
2.2.Thực trạng triển khai chế độ trợ cấp ốm đau ở BHXH Việt Nam giai đoạn 2005-2009 - 32 -
2.2.1 Quy định pháp lý liên quan đến chế độ trợ cấp ốm đau tại Việt Nam - 32 -
2.2.2. Cơ sở chi trả - 35 -
2.2.3. Quy trình chi trả - 37 -
2.2.4. Về tổ chức cách chi trả - 41 -
2.3. Đánh giá kết quả đạt được và hiệu quả thực hiện chế độ trợ cấp ốm đau. - 43 -
2.3.1.Kết quả công tác quản lý chi trả các chế độ BHXH ngắn hạn từ năm 2005 đến 2009 - 43 -
2.3.2. Đánh giá chung về công tác quản lý chi trả chế độ trợ cấp ốm đau trong thời gian qua. - 50 -
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÁC CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP ỐM ĐAU Ở VIỆT NAM - 52 -
3.1. Định hướng phát triển của BHXH Việt Nam đến năm 2020 - 52 -
3.1.1 Mục tiêu - 52 -
3.1.2 Định hướng phát triển - 53 -
3.2 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình xây dựng và hoàn thiện chế độ trợ cấp ốm đau - 58 -
3.2.1 Thuận lợi - 58 -
3.2.2 Khó khăn - 59 -
3.3. Các giải pháp chủ yếu hoàn thiện chế độ trợ cấp ốm đau - 60 -
3.3.1. Về công tác quản lý nguồn chi trả - 60 -
3.3.2. Về cách chi trả - 61 -
3.3.3. Giải pháp về thanh tra, kiểm tra - 62 -
3.3.4 Tăng cường tuyên truyền, phổ biến chính sách , chế độ đến người lao động và người sử dụng lao động - 63 -
3.3.5. Một số giải pháp khác - 64 -
3.4. Một số kiến nghị - 66 -
3.4.1. Đối với cơ quan BHXH - 66 -
3.4.2. Đối với các cơ quan chức năng khác có liên quan - 68 -
KẾT LUẬN - 69 -
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bảo hiểm xã hội ở nước ta là một trong những chính sách quan trọng hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Bản chất của BHXH chính là sự tương trợ cộng đồng, đoàn kết đùm bọc chia sẻ rủi ro cho nhau, mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc. Trong quá trình thực hiện các chế độ, chính sách về BHXH không ngừng được bổ sung, sửa đổi để phù hợp với từng thời kỳ và từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể của đất nước nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHXH.
Chi trả các chế độ bảo hiểm là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của BHXH Việt Nam, làm tốt công tác chi trả sẽ giúp ổn định thu nhập cho người lao động, từ đó góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Trong thời gian qua, công tác chi trả các chế độ BHXH đang không ngừng được hoàn thiện, tuy nhiên, vấn đề chi đúng, chi đủ, chi kịp thời và cải tiến, hoàn thiện công tác chi vẫn còn gặp một số vướng mắc. Nhất là trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu như hiện nay khiến đời sống người lao động càng gặp nhiều khó khăn nên cần chăm lo đời sống cho người lao động, giúp họ ổn định thu nhập, đảm bảo cuộc sống. Do vậy, yêu cầu đặt ra là hoạt động quản lý chi cần được hoàn thiện hơn, khắc phục những hạn chế nhằm đả bảo công tác chi trả, thực hiện tốt các chế độ BHXH cho người lao động và người thụ hưởng.
Xuất phát từ nhận thức trên, trong quá trình thực tập tại Vụ Bảo hiểm xã hội- Bộ Lao động -Thương binh & Xã hội Việt Nam đã tạo cơ hội cho em chọ đề tài : “Thực trạng triển khai chế độ trợ cấp ốm đau tại BHXH giai đoạn 2005-2009”
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài nhằm vào ba mục đích chính:
- Hệ thống và làm rõ các lý luận cơ bản về BHXH và công tác quản lý chi trả các chế độ trợ cấp ốm đau
- Phân tích thực trạng công tác quản lý và tổ chức chi trả chế độ trợ cấp ốm đau; các thành quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại.
- Các điều kiện thuận lợi cũng như khó khăn tác động đến công tác quản lý chi trả chế độ trợ cấp ốm đau, từ đó đưa ra giải pháp và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi.
3. Phạm vi nghiên cứu
Xét dưới góc độ thời gian hưởng chế độ BHXH thì phân ra thành chế độ BHXH ngắn hạn và dài hạn. Song đề tài chỉ tập trung nghiên cứu vào công tác tổ chức và quản lý chi trả các chế độ trợ cấp ốm đau, trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2009.
4. Kết cấu của đề tài
Kết cấu của đề tài được chia thành 3 phần chính, cụ thể:
Chương I: Lý luận chung về BHXH và chế độ trợ cấp ốm đau.
Chương II: Thực trạng triển khai chế độ trợ cấp ốm đau tại BHXH Việt Nam
Chương III: Giải pháp hoàn thiện chế độ ốm trợ cấp ốm đau trong các chế độ của BHXH Việt Nam
Trong quá trình viết đề tài em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ các thầy cô trong khoa và đặc biệt là sự chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn T.S Nguyễn Hải Đường và các anh chị, các cô chú và các bạn tại Vụ Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Do còn nhiều hạn chề về kiến thức cũng như trình độ nhận thức nên bài viết vẫn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn






CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ BHXH VÀ CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP ỐM ĐAU

1.1. Tổng quan về BHXH
1.1.1. Khái niệm về BHXH
1.1.1.1 Khái niệm
BHXH dần được hình thành từ những năm 50 của thế kỷ XIX, từ khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất nổ ra, nền sản xuất hàng hóa bước đầu được hình thành và phát triển. Đặc biệt, sau chiến tranh thế giới lần thứ II, Liên Hợp Quốc đã phê chuẩn nhiều công ước có liên quan đến BHXH và các chính sách ASXH thì hoạt động BHXH có quy mô hoạt động tương đối rộng và được hơn 100 nước trên thế giới tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay thì chưa có khái niệm chuẩn về BHXH, phần lớn là những khái quát, cách nhìn nhận của nhiều nhà khoa học khác nhau. Bởi vì, hiện nay giữa các nhà khoa học và các nhà quản lý vẫn còn nhiều quan điểm, cách nhìn khác nhau khi nghiên cứu về vấn đề này. Chính vì vậy, người ta bắt đầu nghiên cứu lại và liên hệ với thực tế thế giới tư bản thời đó để từ đó có thể đưa ra một khái niệm hoàn chỉnh về BHXH, người ta nghiên cứu luận điểm của C.Mác:
Từ bảo hiểm xã hội được ghép lại từ hai từ bảo hiểm và xã hội. Theo C.Mác thì quá trình tái sản xuất xã hội là quá trình sản xuất ra của cải vật chất để thỏa mãn nhu cầu con người, quá trình này diễn ra trong khuôn khổ của quan hệ sản xuất nhất định (quan hệ giữa người với người, quan hệ giữa con người với tự nhiên) toàn bộ mối quan hệ đó hợp thành xã hội bởi vậy phạm trù xã hội nhìn nhận từ góc độ kinh tế là rất rộng, rất cơ bản. Từ bảo hiểm cũng xuất phát từ mối quan hệ sản xuất mà ra: cụ thể với tư cách là thu nhập, tư cách là thành phần giá trị rơi vào tư bản, công nhân nhưng không được dùng hết mà tích lũy lại để lấy lỗ hổng trong quá trình tái sản xuất do các yếu tố ngẫu nhiên chi phối.
Theo C.Mác thì: “Vấn đề này ngay cả Chủ nghĩa tư bản không tồn tại thì loài người vẫn phải làm”. Hiện tượng này C.Mác gọi là bảo hiểm cho loài người trước những biến động dữ dội của tự nhiên tác động đến mối quan hệ giữa người với người. Với ý nghĩa đó, bảo hiểm được chia thành hai phần: Bảo hiểm cho những lỗ hổng trong quá trình tái sản xuất và bảo hiểm cho lỗ hổng trong đời sống xã hội loài

339G2RIw2y8zHGI
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status