Vai trò của nguồn vốn đầu tư và các giải pháp huy động nguồn vốn đầu tư ở nước ta - pdf 11

Download Đề tài Vai trò của nguồn vốn đầu tư và các giải pháp huy động nguồn vốn đầu tư ở nước ta miễn phí



Vốn tín dụng:
Là vốn do chủ đầu tư vay tại các tổ chức tín dụng được các cơ quan Nhà nước (Bộ Tài chính ) hay các định chế tài chính chỉ định (do Chính phủ hay Thủ tướng Chính phủ) bảo lãnh. Được huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước theo quy định của Chính phủ. Thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển như cho vay đầu tư phát triển, hỗ trợ sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư. Thực hiện chính sách xuất khẩu (XK) như cho vay XK, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng XK. Nhận uỷ thác quản lý nguồn vốn ODA được Chính phủ cho vay lại; nhận uỷ thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong và ngoài nước thông qua hợp đồng uỷ thác giữa Ngân hàng phát triển với các tổ chức uỷ thác. Cung ứng các dịch vụ thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế phục vụ các hoạt động của Ngân hàng phát triển theo quy định của pháp luật.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-17258/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

thu hút sự quan tâm lớn nhất của các nhà đầu tư nước ngoài với 8,8 tỷ USD vốn cấp mới và tăng thêm. Trong đó, có 32 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư là 4,9 tỷ USD và 8 dự án tăng vốn với số vốn tăng thêm là 3,8 tỷ USD. Kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 7,6 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm. Đứng thứ ba là lĩnh vực công nghiệp chế biến và chế tạo với số vốn đăng ký đạt 2,97 tỷ USD, trong đó có 2,2 tỷ USD đăng ký mới và 749 triệu USD vốn tăng thêm.
2004, đã thu hút được nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), xuất khẩu, viện trợ phát triển (ODA), cộng đồng Việt kiều và các nguồn thu ngoại tệ.
2009, vốn đầu tư đăng ký vào Việt Nam ước đạt 21.48 tỉ USD, vốn thực hiện ước đạt 10 tỷ USD.
Theo đối tác đầu tư:
Trong 8 tháng đầu 2010, có 47 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, các nhà đầu tư lớn nhất lần lượt là Hà Lan với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2,2tỷ USD chiếm 19,2% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Hàn Quốc đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1,92 tỷ USD, chiếm 16,5% tổng vốn đầu tư tại Việt Nam; Hoa Kỳ đứng thứ 3 với tổng vốn đăng ký là 1,87 tỷ USD, chiếm 16,2% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Kenya lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam với 1 dự án trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, có tổng vốn đầu tư đăng ký là 16 triệu USD.
Trong 8 tháng đầu năm 2010, có 143 dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 787 tỷ USD, bằng 14,2% so với cùng kỳ năm 2009.
Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong 8 tháng đầu năm 2010, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 11,57 tỷ USD, bằng 87,7% so với cùng kỳ 2009.
Theo lĩnh vực đầu tư:
Công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút sự quan tâm lớn nhất của các nhà đầu tư nước ngoài
Nguồn vốn ODA:
Đây là nguồn vốn phát triển do các tổ chức quốc tế và chính phủ nước ngoài cung cấp với mục tiêu trợ giúp các nước đang phát triển. ODA mang tính ưu đãi cao nhất về lãi suất, thời hạn cho vay tương đối lớn, không hoàn lại đạt ít nhất 25%. Chủ yếu để đáp ứng nhu cầu thường và ngắn hạn. Một bộ phận của nguồn vốn này có thể được dùng đầu tư và phát triển.
Vốn hỗ trợ chính thức (ODA), được ưu tiên sử dụng để hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo, lĩnh vực giao thông vận tải, năng lượng, thủy lợi quy mô lớn, giáo dục đào tạo, khoa học – công nghệ, y tế, chăm sóc sức khỏe…đã được xây dựng và nâng cấp. Nguồn vốn này đã góp phần tăng cường năng lức và thể chế thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ xây dựng pháp luật, cải cách hành chính, xây dựng chính sách và cơ chế quản lý, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…
Sử dụng vốn ODA theo ngành, lĩnh vực thời kì 1993-2007 (Triệu USD)
Ngành, lĩnh vực
ODA ký kết 1993-2007
Tổng
Tỷ lệ (%)
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
5.130,73
15,90
Năng lượng và công nghiệp
7.376,28
22,97
Giao thông vận tải và viễn thông
8.222,99
25,61
Cấp thoát nước và phát triển đô thị
3.063,65
9,54
Y tế , giáo dục , môi trường , khoa học và các ngành khác
8.315,6
25,90
Tổng cộng
32.109,25
100%
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI):
Nhà đầu tư sẽ nhận được phần lợi nhuận thích đáng khi dự án đầu tư hoạt động có hiệu quả. Đầu tư trực tiếp nước ngoài mang theo toàn bộ tài nguyên kinh doanh vào nước nhận vốn nên có thể thúc đẩy phát triển ngành nghề mới, đặc biệt là những ngành đòi hỏi cao về trình độ kỹ thuật, công nghệ hay cần nhiều vốn. Vậy nguồn vốn FDI có tác dụng cực kỳ lớn đối với quá trình công nghiệp hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tốc độ tăng trưởng nhanh ở nước ta.
Lĩnh vực tiếp tục thu hút được nhiều vốn là bất động sản. Lĩnh vực thứ 2 là các dịch vụ tài chính, ngân hàng và lĩnh vực thứ 3 là các ngành công nghệ cao.
Thị trường vốn:
Cùng với xu hướng toàn cầu hóa, mối liên kết giữa các thị trường vốn quốc gia vào hệ thống tài chính quốc tế đã tạo nên sự đa dạng hóa về các nguồn vốn quốc gia tăng khối lượng lưu chuyển vốn toàn cầu. Tại nhiều nước đang phát triển trên thế giới, dòng tiền vốn đổ phải chứng khoáng ngày càng gia tăng mạnh mẽ.
2009, có khoảng 5 tỷ USD vốn FDI được đưa vào chứng khoáng Việt Nam.
Mối quan hệ giữa hai nguồn vốn:
Nguồn vốn nước ngoài luôn tiềm ẩn nguy cơ làm gia tăng nợ nước ngoài và gia tăng sự phụ thuộc vào nền kinh tế nước ngoài. Theo kinh nghiệm của một số nước nhóm NICs thì giai đoạn đầu 1/1.5 - một đồng vốn nước ngoài cần 1.5 đồng vốn trong nước. Ở giai đoạn sau, tỉ lệ này tăng lên 1/2.5. Đầu tư trong nước trên cơ sở đầu tư ban đầu tạo ra những cơ sở hạ tầng căn bản. Với cơ sở hạ tầng sẵn có đó thì đầu tư nước ngoài trở nên an toàn và ít tính rủi ro hơn.
III. Phân loại vốn và biện pháp sử dụng hiệu quả:
3.1 Vốn ngân sách Nhà nước:
Nguồn vốn từ ngân sách có một vai trò rất lớn trong việc phát triển đất nước. Đặc biệt, đầu tư công có ý nghĩa xã hội rất lớn trong định hướng phát triển chung. Do đó, nếu chỉ tính hiệu quả kinh tế đơn thuần thì sẽ không chính xác, mà phải tính hiệu quả trong xóa đói giảm nghèo, phát triển giáo dục, an sinh xã hội…Tuy nhiên, nhiều khi do vấn đề phát sinh, hay những dự án quá lớn, có tầm quốc gia, chẳng hạn như đường dây 500KV, mở rộng Hà Nội, hay thiên tai bão lũ… thì phát sinh là bất khả kháng.
Giải pháp: - Phải có cơ chế cụ thể trong phân cấp đầu tư và hình thành vốn cho từng vùng, tránh tình trạng đua tranh giữa các địa phương, dẫn đến giảm tính hiệu quả của đồng vốn.
- Để sử dụng vốn Nhà nước hiệu qủa trong giai đoạn nền kinh tế đang có những khó khăn thì vẫn phải coi trọng đầu tư công. Tuy nhiên, nếu có một số lĩnh vực mà khu vực ngoài Nhà nước có thể làm được thì không nhất thiết là cứ phải đầu tư công mà có thể giao cho nhiều tổ chức, thành phần kinh tế khác đảm nhận, để có thể dùng nguồn vốn Nhà nước giải quyết việc khác thì sẽ hiệu quả hơn nhiều.
3.2 Vốn doanh nghiệp Nhà nước:
Là nguồn vốn của những tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hay công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu xã hội do Nhà nước giao. Do đó, nó phục vụ nhu cầu chung của nền kinh tế, đảm bảo lợi ích công cộng.
Giải pháp:
- Thống nhất một số chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn.
- Đổi mới cơ chế quản lý tài chính cho phù hợp.
- Đổi mới, sắp xếp cơ chế lại các doanh nghiệp Nhà nước.
- Nhà nước cần có chính sách phù hợp để hỗ trợ các doanh nghiệp Nhà nước.
- Quản lý sử dụng vốn của doanh nghiệp.
- Thực hiện đổi mới công nghiệp và đội ngũ lao động.
3.3 Vốn tín dụng:
Là vốn do chủ đầu tư vay tại các tổ chức tín dụng được các cơ quan Nhà nước (Bộ Tài chính…) hay các định chế tài chính chỉ định (do Chính phủ hay Thủ tướng Chính phủ) bảo lãnh. Được huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện tín dụng đầu tư phát tri
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status