Mẫu lập một dựa án đầu tư - pdf 11

Download Mẫu lập một dựa án đầu tư miễn phí



Năm hoạt động
 
Các chỉ tiêu 0 1 2 3 4 5 6
A. Số tiền thu vào
1. Doanh thu thuần
2 Vốn góp
3. Vốn vay:
-Ngắn hạn
-Trung hạn
4. Thu do giải tỏa tồn kho
5 Các khoản mua chịu
6. Nhượng bán tài sản có.
7. Thu nợ
8. Thu khác
 
B. Số tiền chi ra
1. Chi phí sản xuất , điều hành
2. Trả vốn vay
3. Hoàn nợ gốc
4 Chi phí chuẩn bị
5. Mua sắm tài sản cố định
-Chi phí ban đầu về đất
- Máy móc thiết bị
- Xây dựng
6. Vốn lưu động
7. Thuế phải nộp
8. Chi phí bổ sung tài sản có khác
9. Các khoản chi làm tăng nợ phải trả
11. Chi khác
 
c. Số tiền tăng thêm trong năm
- Số tiền có đầu năm
- Số tiền có cuối năm
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-17194/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

Bottom of Form
MẪU LẬP DỰ ÁN
Một dự án đầu tư thông thường phải trình bày với 17 nội dung (phần) chủ yếu sau đây:
Phần 1: Căn cứ xây dựng dự án.
1. Căn cứ pháp lý: Luật, các văn bản pháp lý, các quyết định của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, các thỏa thuận, biên bản ghi nhớ v.v...
2. Căn cứ thực tế:
- Bối cảnh hình thành dự án.
- Mục tiêu đầu tư và năng lực đầu tư (trong trường hợp đầu tư liên doanh cần xác định rõ mong muốn của các bên, khả năng về vốn, công nghệ, về cung cấp và tiêu thụ v.v... của từng bên, quá trình đàm phán, nội dung chính các cam kết cần được thực hiện...).
3. Các nguyên tắc chỉ đạo cho toàn bộ quá trình hình thành và thực hiện dự án.
Phần 2: Sản phẩm
1. Giới thiệu sản phẩm hay nhóm sản phẩm (dịch vụ) đã được lựa chọn đưa vào sản xuất kinh doanh theo dự án.
- Các đặc điểm chủ yếu (dấu hiệu phân biệt với các sản phẩm, dịch vụ cùng chức năng);
- chức năng, công dụng;
- Quy cách, các tiêu chuẩn chất lượng;
- Hình thức bao bì.
2. Vị trí của sản phẩm hay nhóm sản phẩm dịch vụ trong danh mục ưu tiên của Nhà nước.
Phần 3: Thị trường
1. Các luận cứ về thị trường đối với sản phẩm được chọn.
- Nhu cầu hiện tại (trên địa bàn dự kiến thâm nhập, chiếm lĩnh).
- Dự báo nhu cầu trong tương lai (chú ý nêu rõ các phương pháp dự báo nhu cầu được sử dụng, đánh giá độ tin cậy của phương pháp chọn dùng, các dữ liệu dùng để dự báo để có thể kiểm chứng trong những trường hợp cần thiết). Số liệu về kết quả dự báo.
- Các nguồn và các kênh đáp ứng nhu cầu, mức đọ đáp ứng nhu cầu hiện tại. Dự báo về mức độ đáp ứng nhu cầu trong tương lai, các nguồn và các kênh chủ yếu.
- Dự báo về cạnh tranh, mức độ cạnh tranh, các đối thủ chủ yếu trong cạnh tranh. Các yếu tố chính trong cạnh tranh trực tiếp (qui cách, chất lượng bao bì, giá cả, phương pháp cung cấp, điều kiện thanh toán), khả năng xuất hiện hay gia tăng cạnh tranh gián tiếp, mức độ cạnh tranh gián tiếp (nếu có).
- Xác định khối lượng sản phẩm bán hằng năm. Dự kiến mức độ thâm nhập, chiếm lĩnh thị trường của dự án trong suốt thời gian hoạt động của dự án (địa bàn, nhóm khách hàng chủ yếu, khối lượng tối đa, tối thiểu).
3. Giải pháp thị trường:
- Chiến lược về sản phẩm, dịch vụ (quy cách, chất lượng, hình thức trình bày, dịch vụ sau khi bán);
- Chiến lược giá cả và lợi nhuận;
- Biện pháp thiết lập hay mở rộng quan hệ với thị trường dự kiến;
- Hệ thống phân phối, tổ chức mạng lưới tiêu thụ;
- Quảng cáo và các biện pháp xúc tiến khác.
Phần 4: Khả năng đảm bảo và cách cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất.
1. Nguồn và cách cung cấp các yếu tố đầu vào chủ yếu (nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, bán thành phẩm, dịch vụ công cộng v.v...). Phân tích các thuận lợi, hạn chế và các ảnh hưởng bất lợi có thể xảy ra.
2. Phương án đảm bảo cung cấp ổn định từng yếu tố đầu vào cho sản xuất, đánh giá tính hiện thực (khả thi) của phương án.
Phần 5: Xác định qui mô và chương trình sản xuất.
Xác định qui mô và chương trình sản xuất: Các sản phẩm chính, sản phẩm phụ, dịch vụ cung cấp cho bên ngoài v.v... cơ sở để xác định là:
- Các kết luận của phần 2, phần 3 và phần 4.
- Phân tích qui mô kinh tế của các dây chuyền công nghệ và các thiết bị chủ yếu.
Phần 6: Công nghệ và trang thiết bị
1. Mô tả công nghệ được lựa chọn (các đặc trưng kinh tế, kỹ thuật cơ bản của công nghệ đã chọn). Sơ đồ các công đoạn chủ yếu của quá trình công nghệ.
Mô tả đặc trưng công nghệ cơ bản của các công đoạn chủ yếu.
2. Đánh giá mức độ hiện đại, tính thích hợp, các đặc điểm ưu việt và hạn chế của công nghệ đã chọn (có so sánh với một số phương án khác qua các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật quan trọng như: quy cách, chất lượng, giá bán sản phẩm, mức tiêu hao nguyên liệu, năng lượng, mức tiết kiệm ngoại tệ, năng suất lao động, điều kiện lao động của người lao động, mức độ   bảo đảm an toàn sản xuất, vệ sinh công nghiệp, chống ô nhiễm v.v...)
3. Sự cần thiết chuyển giao công nghệ theo "hợp đồng chuyển giao công nghệ":Công đoạn có vấn đề cần đổi mới công nghệ, mục tiêu, phạm vi của đổi mới công nghệ, đối tượng cần chuyển giao (quyền sở hữu hay quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, "know - how", tri thức kỹ thuật chuyên môm, hỗ trợ kỹ thuật...), cách chuyển giao và lý do lựa chọn cách, giá cả và cách thanh toán...
4. Nguồn cung cấp công nghệ và thiết bị (lý do lựa chọn  nguồn cung cấp, đánh giá khả năng bảo đảm các yêu cầu đã đề ra, so sánh với các phương án có thể khác).
5. Danh mục và giá trang thiết bị (bao gồm: thiết bị công nghệ, thiết bị động lực, thiết bị vận tải, thiết bị phụ trợ khác, thiết bị văn phòng v.v...).
6. Yêu cầu về bảo dưỡng, sửa chữa, phụ tùng thay thế. Phương án đáp ứng và chi phí.
Phần 7: Nhu cầu nguyên liệu, bán thành phẩm, nhiên liệu, năng lượng, phụ tùng và các yếu tố đầu vào khác.
1. Trên cơ sở các định mức kinh tế, kỹ thuật tương ứng với công nghệ đã chọn, tính toán chi tiết nhu cầu nguyên liệu, bán thành phẩm, nhiên liệu, năng lượng, nước và các yếu tố "đầu vào" khác (cho từng loại sản phẩm và cho toàn bộ sản phẩm sản xuất  hàng năm).
2. Tính toán chi phí (tiền Việt Nam và ngoại tệ) cho từng yếu tố trong từng năm.
3. Xác định chương trình cung cấp, nhằm đảm bảo cung cấp ổn định, đúng thời hạn, đúng chủng loại và chất lượng các nguyên vật liệu và các yếu  tố đầu    vào khác. Đối với các nguyên vật liệu, bán thành phẩm nhập từ nước ngoài, cần xác định rõ nguồn cung cấp, thời hạn giao hàng và địa điểm giao hàng, giá cả, phương án thay thế bằng nguồn sản xuất trong nước.
4. Tính toán nhu cầu vận tải, phương án vận tải lựa chọn.
Phần 8: Địa điểm
1. Luận chứng phương án địa điểm:
- Mô tả địa điểm: Khu vực hành chính, tọa độ địa lý.
- Các số liệu cơ bản: Diện tích, ranh giới.
- Các điều kiện cấu trúc hạ tầng (đường sá, điện, nước, thoát nước).
- Môi trường xã hội, dân cư, dịch vụ công cộng v.v...
- Số liệu khảo sát về địa chất công trình.
2. Các phương án so sánh
3. Sơ đồ khu vực địa điểm.
Phần 9: Quy mô xây dựng và các hạng mục xây dựng
1. Tính toán nhu cầu diện tích mặt bằng cho các bộ phận sản xuất, phục vụ sản xuất, kho (nguyên liệu, nửa thành phẩm, thành phẩm, nhà hành chính quản lý, nhà để xe, nhà thường trực, bảo vệ v.v...)
2. Bố trí các hạng mục xây dựng có mái (nhà xưởng, nhà phụ xe, nhà văn phòng...)
3. Tính toán quy mô các hạng mục công trình cấu trúc hạ tầng trong khuôn viên xí nghiệp: Đường nội bộ, sân bãi, hệ thống cấp điện (động lực, chiếu sáng), hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống thông tin liên lạc ( điện thoại, telex, fax), cổng tường rào, cây xanh v.v...
4. Các hạng mục cấu trúc hạ tầng cần xây dựng bên khuôn xí nghiệp (đường giao thông, đường dây thông tin liên lạc, đường dây dẫn điện,
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status