Các nhân tố ảnh hưởng đến chi đầu tư, giải thích tình hình kích cầu đầu tư ở nước ta - pdf 12

Download Đề tài Các nhân tố ảnh hưởng đến chi đầu tư, giải thích tình hình kích cầu đầu tư ở nước ta miễn phí



MỤC LỤC
CHƯƠNG I: LÍ LUẬN CHUNG VỀ CHI TIÊU ĐẦU TƯ VÀ KÍCH CẦU ĐẦU TƯ
I.Một số khái niệm cơ bản
1.Khái niệm về đầu tư
2.Phân loại đầu tư
3. Chi tiêu đầu tư
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu đầu tư
1. Lợi nhuận kì vọng
2. Lãi suất tiền vay
3. Sản lượng quốc gia
4. Chu kì kinh doanh
5. Đầu tư nhà nước
6. Môi trường đầu tư
7. Lợi nhuận thực tế
8. Các nhân tố vĩ mô khác
III. Kích cầu đầu tư
1. Khái niệm
2. Ý nghĩa của kích cầu đầu tư
3. Các biện pháp kích cầu đầu tư
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀ TÌNH HÌNH KÍCH CẦU ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 ĐẾN NAY
I.Thực trạng đầu tư ở Việt Nam giai đoạn 2000 đến nay
1.Đầu tư trong nước
a. Đầu tư nhà nước
b. Đầu tư dân doanh trong nước
2.Đầu tư từ nước ngoài
a. Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
b. Viện trợ phát triển chính thức ODA
c. Nguồn kiều hối của kiều bào ở nước ngoài
II.Tình hình kích cầu đầu tư ở Việt Nam
1.Chính sách lãi suất
2.Chính sách thuế
3.Đầu tư nhà nước
4.Chính sách tỷ giá
5.Bình ổn giá, kiềm chế lạm phát
6. Xúc tiến thương mại
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CHI ĐẦU TƯ VÀ KÍCH CẦU ĐẦU TƯ Ở NƯỚC TA
 
I.Nhóm giải pháp thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
1. Huy động và sử dụng nguồn vốn nhà nước
2. Huy động và sử dụng nguồn vốn FDI
3. Huy động và sử dụng nguồn vốn ODA
II. Nhóm giải pháp cải thiện môi trường đầu tư
1.Nhóm giải pháp về luật pháp, chính sách
2.Nhóm giải pháp về qui hoạch
3.Nhóm giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng
4.Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực
5.Nhóm giải pháp về khoa học công nghệ
6.Nhóm giải pháp về giải phóng mặt bằng
7.Nhóm giải pháp về phân cấp, cải cách hành chính
8.Nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tư
9.Nhóm giải pháp ổn định hóa môi trường vĩ mô
III.Nhóm giải pháp nhằm tăng hiểu quả các gói kích cầu
1.Về phía Cơ quan quản lý Nhà nước
2.Về phía các đối tượng được thụ hưởng lợi ích từ gói kích cầu
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-17127/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ứng khoán… cùng với việc cho mở rộng lĩnh vực được phép đầu tư và nâng số phần trăm vốn được đóng góp trong liên doanh đã giúp doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chủ động và làm ăn có lãi.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giai đoạn 2001-2010, Việt Nam thu hút 12.213 dự án ĐTNN, với tổng vốn đăng ký khoảng 192 tỷ USD và vốn thực hiện khoảng 63 tỷ USD. Sự xuất hiện của những dự án ĐTNN ở nhiều địa phương đã tạo cú hích thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Trong 5 năm 2001 – 2005 khu vực đầu tư nước ngoài đóng góp khoảng 15,5% GDP. Giá trị xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) cũng gia tăng nhanh chóng qua các năm trong năm 2001 – 2005 đạt trên 34 tỷ USD, đóng góp 35% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước; tính cả dầu thô tỷ lệ này là 56%. Riêng năm 2006, xuất khẩu đạt 14,6 tỷ USD tăng 30,1% so với năm trước.
Trong vài năm gần đây, rất nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã bắt đầu có lãi. Đó là một nhân tố đáng khích lệ.
FDI đã giúp Việt Nam phát triển nhiều ngành công nghiệp và sản phẩm. Hiện nay, FDI chiếm 100% về khai thác dầu, sản xuất ô tô, máy giặt, tủ lạnh, máy điều hoà nhiệt độ, thiết bị văn phòng, … . FDI cũng chiếm 60% sản lượng thép tấm, 28% xi măng, 33% sản phẩm điện/điện tử, 76% thiết bị y tế.
FDI cũng đã giúp Việt Nam có một bước tiến lớn hơn vào các thị trường quốc tế, cải thiện tiềm năng xuất khẩu của Việt nam. FDI chiếm một tỷ lệ đáng kể trong các ngành công nghiệp chủ đạo của Việt Nam, cụ thể là 42% công nghiệp giầy da, 25% trong may mặc và 84% trong điện tử, máy tính và các linh kiện.
Đóng góp của FDI cho Ngân sách Nhà nước trong giai đoạn 2001 - 2005 là khoảng 3,67 tỷ đô-la Mỹ, với mức tăng nộp ngân sách năm sau cao hơn năm trước, năm 2006 đạt 1,4 tỷ USD, tăng 36,3% so với năm 2005
Nhìn vào cơ cấu vốn đăng ký, một điều dễ nhận thấy là vốn đăng ký giảm mạnh chủ yếu do vốn đăng ký mới sụt giảm. Với 839 dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong năm 2009, số dự án mới chỉ bằng 53,9% so với 2008 và vốn đăng ký mới ước đạt 16,34 tỉ USD, chỉ bằng 24,6% so với năm 2008. Điều này là hệ quả của suy thoái kinh tế toàn cầu, các nhà đầu tư trở nên dè dặt hơn trong các quyết định đầu tư mở rộng hoạt động ra nước ngoài.
Nếu như năm 2008, năm thu hút FDI đạt mức kỷ lục 71,7 tỉ USD, số dự án có quy mô vốn đăng ký trên 1 tỉ USD là 11 dự án, mức vốn đăng ký bình quân một dự án khoảng 65 triệu USD thì năm 2009, số lượng dự án quy mô trên 1 tỉ USD đã giảm 50%, chỉ còn 5 dự án, quy mô bình quân 1 dự án cũng chỉ bằng 1/3 của năm 2008, khoảng 25 triệu USD/dự án. Điều này dường như phản ánh sự thận trọng hơn của các nhà đầu tư khi quyết định đăng ký đầu tư.
Mặc dù số dự án và số vốn đăng ký FDI trong năm 2009 chỉ đạt ở mức thấp khoảng 21,48 tỷ USD (bằng 30% so với năm 2008), nhưng ngược lại, vốn thực hiện vẫn đạt ở mức khá (khoảng 10 tỷ USD, chỉ giảm 13% so với năm 2008).
  Tuy nhiên, lĩnh vực thu hút đầu tư lại có sự dịch chuyển mạnh mẽ. Trong khi năm 2008 các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp (912 dự án cấp mới với tổng mức đầu tư 35,6 tỷ USD, chiếm 58,6% số dự án và 53,4% tổng số vốn cấp mới), thì trong năm qua dòng vốn tập trung vào các ngành dịch vụ, đặc biệt là kinh doanh BĐS và lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống. Số dự án cấp mới ngành dịch vụ năm 2009 là 498 dự án với 13,2 tỷ USD (59,3% số dự án và 81,2% tổng FDI cấp mới), các dự án công nghiệp giảm mạnh chỉ đạt 325 dự án với 3 tỷ USD.
Cũng theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong tháng 3 đã có 1,39 tỷ USD vốn FDI được giải ngân, mức cao nhất kể từ đầu năm đến nay. Tính chung, 3 tháng qua, vốn FDI giải ngân đạt 2,54 tỷ USD, cao hơn cả con số 2,37 tỷ USD vốn đăng ký.
Có thể nhận thấy, vốn FDI giải ngân đã có bước tăng trưởng khá mạnh kể từ đầu năm, khởi đầu chỉ có 420 triệu USD trong tháng 1, tiếp đến tăng lên 730 triệu USD tại tháng 2, và trong tháng 3 đã tăng gần gấp đôi so với tháng trước.
Trong khi đó, vốn đăng ký tăng thêm cũng trong xu hướng gia tăng. Cụ thể, vốn FDI đăng ký tăng thêm tháng 1 là 5 dự án với 5 triệu USD, tháng 2 là 9 dự án và 81 triệu USD, thì trong tháng 3 đã có 23 dự án đăng ký tăng vốn với tổng vốn đăng ký 248 triệu USD. Như vậy, trong quý 1 đã có 37 dự án tăng vốn với cam kết 334 triệu USD, so với cùng kỳ chỉ bằng 31% về số dự án nhưng lại chiếm 83% về vốn đăng ký, tỷ lệ khá cao so với nhiều tháng trước đó.
Cũng trong quý I/2011 đã có 76 dự án FDI trong lĩnh vực chế biến, chế tạo được cấp chứng nhận đầu tư, với tổng vốn đăng ký trên 1,3 tỷ USD. Nếu tính cả 200 triệu USD của 30 dự án tăng vốn, thì cả vốn đăng ký và cấp mới trong lĩnh vực này của quý đầu năm nay là khoảng 1,55 tỷ USD, chiếm 65,4% tổng vốn FDI vào Việt Nam trong vòng 3 tháng qua.
Tổng hợp lại, quý 1/2011 đã có 2,37 tỷ USD vốn FDI đăng ký cả cấp mới và tăng vốn, tương đương khoảng 67% cùng kỳ năm 2010.
"Nhiều người lo vốn FDI đăng ký mới không cao, nhưng bù lại, vốn giải ngân vẫn rất tích cực. Khi các dự án trong lĩnh vực chế biến, chế tạo đi vào hoạt động, sẽ góp phần gia tăng năng lực sản xuất, tạo hàng hóa cho thị trường Việt Nam", GS- TSKH. Nguyễn Mại, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư bình luận.
Theo Tổng cục Thống kê, trong 3 tháng đầu năm, các doanh nghiệp FDI đã đóng góp 10,457 tỷ USD (tính cả dầu thô) trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và đang xuất siêu gần 1 tỷ USD (nếu không tính dầu thô, vẫn nhập siêu 588 triệu USD). Ngược lại, các doanh nghiệp trong nước đã nhập siêu tới gần 4 tỷ USD.
3 tháng đầu năm, nhập siêu của Việt Nam đã giảm dần so với trước, trong khi Trung Quốc, nhà xuất khẩu lớn của thế giới lại bắt đầu nhập siêu. Đây là một chiều hướng rất tích cực và có sự đóng góp đáng kể của các doanh nghiệp FDI
  Không thể phủ nhận những đóng góp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào sự phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam như tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, du nhập công nghệ và cách quản lý… Tuy nhiên, đã đến lúc cần đánh giá thực sự đúng mức về những mặt trái của FDI tại Việt Nam cũng như giá trị thực mà dòng vốn này mang lại. Nghiên cứu của GS. Nguyễn Quang Thái và Bùi Trinh cho thấy, trong 10 năm (1999- 2009), hệ số sử dụng vốn (ICOR) của khu vực nhà nước, tư nhân và FDI lần lượt là 7,76; 3,54 và 7,91. Hệ số TFP (chuyển giao công nghệ) của các khu vực này trong thời gian đó tương ứng là 8,6; 3,1 và – 17,6. Điều này chứng tỏ hiệu quả đầu tư của khu vực FDI là rất thấp, còn chuyển giao công nghệ hầu như là không có.
Trong báo cáo năng lực cạnh tranh Việt Nam do CIEM và Học viện Cạnh tranh Châu Á cùng thực hiện cũng rút ra một số kết luận quan trọng. Theo báo cáo, FDI vào Việt Nam có đóng góp đáng kể đến tăng trưởng xuất khẩu, góp phần tạo việc làm, nhưng không giúp tăng nhiều mức độ thịnh vượng của quốc gia ngoài việc tạo công ăn...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status