Tiểu luận Tìm hiểu về hoạt động du lịch của Việt Nam - pdf 12

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

dân đặc biệt ở chỗ thái độ phục vụ, chúng ta cần có thái độ niềm nở, vui tươi, tạo ấn tượng tốt đẹp cho du khách.
Các khâu tổ chức của các tour du lịch còn riêng rẽ, chưa có tính liên kết chặt chẽ. cần có sự hợp tác, liên kết giữa các khâu một cách nhịp nhàng, từ đó chi phí các tour mới được giảm giá thành.
Tuyên truyền, quảng bá về các làng nghề và sản phẩm làng nghề một cách đầy đủ, có hệ thống và khoa học. Phát huy các loại hình văn hóa truyền thống như: múa rối nước, tuồng, chèo, ca trù,…
Gắn kết chặt chẽ giữa lợi ích du lịch với lợi ích cộng đồng, tìm tiếng nói chung, ủng hộ từ phía nhân dân địa phương.
Điều bao trùm vẫn là con người, với ngành du lịch con người càng mang tính quyết định hơn vì bản thân con người cũng là một sản phẩm du lịch, họ là kênh đầu tiên để du khách tiếp cận và hiểu được giá trị của một nền văn hóa. Bởi vậy, thay vì là công cụ của du lịch, con người làm du lịch hãy trở thành một sản phẩm của du lịch theo nghĩa đẹp nhất của từ này.
3.1 Mục tiêu phát triển
Chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2006 – 2010 đã xác định rõ: thúc đẩy phát triển du lịch Việt Nam, phấn đấu từ năm 2010 Việt Nam trở thành một trong các quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực. Với mục tiêu cụ thể là: giai đoạn 2006 – 2010, tỷ lệ tăng trưởng khách du lịch quốc tế tăng từ 10 – 20%/năm, tỷ lệ tăng trưởng khách du lịch nội địa tăng từ 15 – 20%/năm, thu nhập du lịch năm 2010 đạt khoảng 4 – 5 tỷ USD; nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ du lịch; nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; phát triển du lịch bền vững.
Nội dung của Chương trình:
- Tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du lịch; thúc đẩy hội nhập quốc tế; nâng cao nhận thức của toàn dân về phát triển du lịch; nâng cao hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế;
- Thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư phát triển du lịch;
- Đa dạng hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo có sức cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới; bảo vệ tài nguyên môi trường, phát triển du lịch bền vững;
- Đổi mới, tăng cường thể chế, chính sách phát triển du lịch; khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển du lịch; đẩy mạnh hội nhập quốc tế.

PHẦN KẾT LUẬN
Như đã nói ở trên, ở các nước có ngành du lịch phát triển, nếu nền kinh tế của quốc gia đó là một đoàn tàu thì ngành du lịch chính là đầu tàu. Và đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, du lịch được coi là cứu cánh để vực dậy nền kinh tế ốm yếu của quốc gia. Nói như vậy, chúng ta mới có thể thấy rõ vai trò to lớn và sức bật kinh tế mạnh mẽ của ngành công nghiệp không khói này. Nếu so với thế giới thì du lịch Việt Nam chỉ ngang tầm là đàn em của các nước đàn anh như: Hoa Kì, Australia, Trung Quốc, Thái Lan,… Thế nhưng trong chừng ấy thời gian, du lịch Việt Nam phát triển không thua kém một quốc gia, lãnh thổ nào.
Với hơn 45 năm xây dựng và phát triển, du lịch Việt Nam đã thực sự khẳng định mình, xứng danh là một ngành kinh tế mũi nhọn. Hoạt động du lịch Việt Nam tuy có lúc gặp phải những khó khăn như: chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh,… nhưng với chính sách, định hướng phát triển đúng đắn của Đảng và nhà nước, ngành du lịch đã đối đầu và vượt qua những khó khăn đó, thổi một làn gió mới và mạnh vào cánh buồm đưa con tàu kinh tế Việt Nam đi xa. Thế nhưng, bên cạnh những thành tựu, đóng góp cho kinh tế - xã hội, hoạt động du lịch cũng đã có những tác động tiêu cực đến môi trường, văn hóa,… và trong ngành du lịch cũng còn tồn tại nhiều vướng mắc cần được tháo gỡ. Đây chính là lúc các giải pháp được đặt ra cho các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp du lịch và ngay cả mỗi người dân chúng ta.
Giờ đây, khi con tàu mang tên Việt Nam đã vượt trùng dương hòa mình vào biển lớn WTO thì nền kinh tế Việt Nam nói chung và đặc biệt là ngành du lịch non trẻ nói riêng phải đối mặt với những thách thức mới, cũng như những cơ hội mới. Để du lịch Việt Nam trong tương lai không bị lệch lạc hay trở thành kém hiệu quả, ngành du lịch cần đề ra mục tiêu và chiến lược phát triển đúng đắn, xứng đáng là “đầu tàu kinh tế” như nhận định của nhiều chuyên gia trong ngành.


XirJ4jl10bZrwQS
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status