Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu và một số biện pháp quản lý vật liệu của công ty TNHH Hợp Thành - pdf 12

Download Chuyên đề Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu và một số biện pháp quản lý vật liệu của công ty TNHH Hợp Thành miễn phí



để quản lý tốt hoạt động sản xuất kinh doanh mỗi doanh nghiệp nên chọn cho mình một mô hình kế toán thích hợp điều đó phải căn cứ vào quy mô, đặc điểm sản xuất kinh doanh của chính doanh nghiệp, số lượng nghiệp vụ kinh tế ít hay nhiều.
Dựa vào đặc điểm sản xuất của mình và trên cơ sở pháp lệnh nhà nước công ty hợp thành đã xây dựng bộ máy kế toán tập trung và công tác kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ. Năm 2003 công ty đã áp dụng hình thức kế toán máy và thực hiện nhật ký chung, phương pháp kế toán hàng tồn kho mà công ty áp dụng là phương pháp kê khai thường xuyên.tổ chức kế toán được tập trung ở phòng kế toán của công ty còn các phân xưởng không tổ chức kế toán riêng mà chỉ bố trí nhân viên thực hiện ghi chép ban đầu định kỳ gửi các chứng từ về phòng kế toán, căn cứ vào các chứng từ đó,kế toán tiến hành toàn bộ công tác kế toán trên cơ sở chế độ kế toán hiện hành.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-17064/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như mua ngoài, tự sản xuất, nhận vốn góp liên doanh, vốn góp của các thành viên tham gia công ty, trong đó chủ yếu là do doanh nghiệp mua ngoài
- Xuất phát từ vai trò, đặc điểm của vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ cả hai chỉ tiêu hiện vật và giá trị ở mỗi khâu, từ khâu thu mua, bảo quản, dự trữ đến khâu sử dụng.
- Để có được hiện vật đáp ứng kịp thời quá trình sản xuất kinh doanh thì nguồn nvl chủ yếu là thu mua. Do đó, ở khâu này đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ về số lượng, chất lượng quy cách, chủng loại chi phí thu mua và cả về tiến độ thời gian phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- ở khâu bảo quản dự trữ, doanh nghiệp tổ chức tốt kho hàng, bến bãi, thực hiện đúng chế độ bảo quản và xác định mức dự trữ tối thiểu, tối đa cho từng loại nvl để giảm bớt hao hụt, mất mát đảm bảo an toàn, giữ được chất lượng của vật liệu.
- ở khâu sử dụng: phải luôn tuân thủ việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm trên cơ sở định mức tiêu hao dự toán chi phí nhằm giảm bớt chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
2. Phân loại đánh giá nguyên vật liệu
Đối với một doanh nghiệp, nvl bao gồm nhiều thứ, nhiều loại nên việc việc hạch toán phải chi tiết theo từng thứ, từng nhóm theo cả hiện vật và giá trị. Trên cơ sở đó xây dựng “ Danh điểm vật liệu”nhằm thống nhất tên gọi, kí hiệu, mã hiệu, quy cách, đơn vị tính và giá hạch toán của từng nvl nhằm tạo điều kiện cho việc hạch toán và quản lý nvl đó.
2.1 phân loại nguyên vật liệu.
Có nhiều cách phân loại nvl dựa trên những cơ sở, căn cứ khác nhau ta có các vật liệu khác nhau.
a) Căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu kế toán trong doanh nghiệp, nguyên vật liệu được chia thành các loại sau:
+ nguyên vật liệu chính: là những thứ nvl sau quá trình gia công, chế biến sẽ cấu thành nên thực thể vật chất chủ yếu của sản phẩm.
+ nguyên vật liệu phụ: là đối tượng lao động chỉ có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm làm tăng chất lượng nvl chính và sản phẩm.
+ nhiên liệu: là loại vật liệu cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất.
+ phụ tùng thay thế: Bao gồm các loại vật liệu được sử dụng cho việc thay thế, sửa chữa các loại tài sản cố định là máy móc, phương tiện vận tải, truyền dẫn.
+ vật liệu khác: là những loại vật liệu chưa xếp vào các loại trên thường là những vật liệu được loại ra từ quá trình sản xuất, hay phế liệu thu hồi từ thanh lý tài sản cố định.
b) Căn cứ vào nguồn hình thành nguyên vật liệu, nguyên vật liệu chia thành các loại sau:
+ nguyên vật liệu nhập từ bên ngoài: do mua ngoài, nhận vốn góp liên doanh.
+ nguyên vật liệu tự chế: do doanh nghiệp tự sản xuất ra.
c)Căn cứ vào mục đích, công dụng của nguyên vật liệu thì:
* Nguyên vật liệu dùng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh gồm:
- nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm.
- nguyên vật liệu dùng cho quản lý ở các phân xưởng, dùng cho bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp.
* nguyên vật liệu dùng cho nhu cầu khác:
- nhượng bán.
- đem góp vốn liên doanh.
- đem biếu tặng.
2.2 Đánh giá nguyên vật liệu.
2.2.1. Nguyên tắc đánh giá nguyên vật liệu
- nguyên tắc giá gốc
- nguyên tắc thận trọng
- nguyên tắc nhất quán
Sự hình thành giá vốn thực tế của vật liệu được phân biệt ở các thời điểm khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh.
2.2.2. Đánh giá vật liệu
Đánh giá nguyên vật liệu là việc xác địnhgiá trị của vật liệu theo những nguyên tắc nhất định để phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính.
Tuỳ theo từng nguồn nhập mà giá trị thực tế của nvl nhập kho được xác định như sau:
Đối với nguyên vật liệu mua ngoài:
+ Nếu nvl mua dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế gtgt theo phương pháp khấu trừ:
Trị giá thực tế của nvl nhập kho trong kì
Trị giá ghi trên hoá đơn(không gồm tgtgt)
Thuế nhập khẩu(nếu có)
Cp phát sinh trực tiếp trong khâu mua
Các khoản giảm giá và hàng mua trả lại
=
+
+
-
+ Nếu nguyên vật liệu mua để dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng không chịu thuế gtgt theo phương pháp trực tiếp.
Trị giá vốn thực tế của NVLnhập kho tk
=
Trị giá mua ghi trên hoá đơn(bao gồm tgtgt)
+
Thuế nk và thuế gtgt của hàng nk
+
Chi phí phát sinh trực tiếp trong khâu mua
-
Các khoản giảm giá và hàng mua trả lại
+ Đối với nvl thuê do doanh nghiệp tự gia công chế biến
Trị giá vốn thực tế của NVL gia công trong kỳ
=
Trị giá thực tế của NVL xuất gia công chế biến
+
Chi phí chế biến
+ Đối với nvl thuê ngoài gia công chế biến
Trị giá vốn thực tế của NVL gia công trong kỳ
=
Trị giá thực tế của NVL xuất gia công chế biến
+
Chi phí giao nhận gia công
+
Tiền công gia công
+Đối với nvl nhận vốn góp liên doanh
Giá thực tế là giá do các bên tham gia liên doanh đánh giá.
b) Giá thực tế xuất kho
Tuỳ theo đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp cũng như yêu cầu của nhà quản lý cán bộ kế toán có thể sử dụng một trong các phương pháp sau:
*) Phương pháp đơn giá bình quân gia quyền: theo phương pháp nàygiá thực tế nvl dùng trong kỳ được tính theo công thức sau:
Giá thực tế NVL xuất dùng
=
Số lượng NVL xuất dùng
x
Giá đơn vị bình quân
*) Phương pháp giá thực tế đích danh:
Theo phương pháp này giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho được tính trên cơ sở số lượng nvl xuất kho và đơn giá thực tế của nvl xuất kho đó
*) Phương pháp giá thực tế nhập trước, xuất trước
Theo phương pháp này kế toán phải theo dõi đơn giá thực tế và số lượng của từng lô hàng xuất tính ra giá thực tế trong công thức
Trị giá thực tế của NVL xuất kho
=
Số lượng NVL xuất kho
x
Đơn giá của lô hàng nhập chính
Khi nào xuất hết số lượng của lô hàng nhập trước thì nhân với giá trị thực tế của lô hàng nhập sau. Như vậy, theo phương pháp này giá trị thực tế của nvl tồn kho cuối kỳ chính là giá thực tế của nvl nhập kho thuộc các lần mua sau cùng.
*) Phương pháp giá thực tế nhập sau, xuất trước:
Theo phương pháp này kế toán phải theo dõi đơn giá thực tế và số lượng của từng lô hàng nhập kho.
Khi nào hết số lượng lô hàng nhập sau cùng thì nhân với đơn giá thực tế của lô hàng nhập trước lô hàng đó và cứ tính lần lượt như thế.
Như vậy theo phương pháp này giá trị thực tế của vật liệu tồn kho cuối kỳ chính là giá thực tế của nvl nhập kho thuộc các lần mua đầu kỳ.
II. kế toán chi tiết nguyên vật liệu
1. Chứng từ kế toán sử dụng
kế toán chi tiết vật liệu là một khâu công việc khá phức tạp và tốn nhiều công sức. Khác với kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết vật liệu đòi hỏi phải phản ánh cả giá trị, số lượng và chất lượng của từng thứ vật liệu tuỳ theo từng kho và từng người phụ trách vật chất. để kế toán chi tiết vật liệu kế toán sử dụng các chứng từ:
Phiếu nhập kho (mẫu số 01 – VT)
Phiếu xuất kho (mẫu số 02 – VT)
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (mẫu số 03 PXK)
Biên bản kiểm nghiệm vật tư (mẫu...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status