Sự mất cân đối trong thu hút đầu tư và những giải pháp khắc phục - pdf 12

Download Đề tài Sự mất cân đối trong thu hút đầu tư và những giải pháp khắc phục miễn phí



Mục lục
Lời mở đầu
Chương 1: Hiểu biết về đầu tư quốc tế 1
1. Khái niệm về đầu tư quốc tế và các hình thức đầu tư quốc tế 2
2. 2. Đầu tư trực tiếp 3
3. 3. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của một số quốc gia 14
Chương 2: Thực trạng mất cân đối trong hoạt động đầu tư quốc tế tại Việt Nam 36
1. Giới thiệu tổng quát về luật đầu tư Việt Nam 36
2. Tình hình đầu tư quốc tế trên thế giới 38
3. Tình hình đầu tư quốc tế tại Việt Nam 45
4. Phân tích thực trạng mất cân đối trong hoạt động thu hút đầu tư quốc tế tại Việt Nam 46
 
* Mất cân đối giữa vốn đăng kí và triển khai 52
 
* Mất cân đối giữa các vùng lãnh thổ 65
 
* Mất cân đối giữa các ngành 72
 
* Mất cân đối giữa các hình thức FDI 104
 
* Mất cân đối trong thu hút đầu tư các đối tác 117
 
* Mất cân đối giữa thu hút và quản lý. 125
Chương 3: Các giải pháp khắc phục tình trạng mất cân đối trong thu hút đầu tư tại Việt Nam 137
* Giải pháp khắc phục mất cân đối giữa vốn đăng kí và triển khai 138
* Giải pháp khắc phục mất cân đối giữa các vùng lãnh thổ 140
* Giải pháp khắc phục mất cân đối giữa các ngành 147
* Giải pháp khắc phục mất cân đối giữa các hình thức FDI 151
* Giải pháp khắc phục mất cân đối trong thu hút đầu tư các đối tác 153
* Giải pháp khắc phục mất cân đối giữa thu hút và quản lý. 158
Kết luận 162
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-16994/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

àng thế giới phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công nghiệp và Trung tâm Quốc tế về Quản lý Môi trường (ICEM) công bố bản báo cáo về tác động ô nhiễm của các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại Việt Nam. Theo đó, đứng đầu danh mục ngành công nghiệp chế biến, chế tạo gây ô nhiễm môi trường là ngành hóa chất, đặc biệt là ngành sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, dược phẩm và hóa chất công nghiệp. Tiếp đó, các nhà máy chế biến kim loại (sắt, thép và kim loại màu) được xem là nguồn góp phần gây ô nhiễm quan trọng đứng thứ hai sau ngành hóa chất. Các nhà máy sản xuất, định hình, xử lý, mạ và gia công cơ khí các loại kim loại, thậm chí cả ngành tái chế kim loại cũng được xếp vào nhóm 30 ngành có tải lượng ô nhiễm cao nhất cùng ngành công nghiệp giấy và bột giấy; sản phẩm gỗ và đồ nội thất. Nghề thuộc da và sản xuất sản phẩm da, đặc biệt là giầy dép da là nhóm ngành công nghiệp có tải lượng ô nhiễm khá lớn. Ngoài ra, các ngành sản xuất sản phẩm gốm, xi măng, đá vôi, thạch cao, mỡ và dầu động thực vật, xà phòng, bột giặt, thiết bị điện và lọc dầu cũng là những ngành có đặc tính dễ gây ô nhiễm. Sản xuất phân bón và hợp chất nitơ cùng sản xuất giầy dép là những ngành gây ô nhiễm nghiêm trọng nhất đối với môi trường không khí, đất và nước. Tại Việt Nam, chế biến thủy hải sản là ngành có quy mô lớn và tải lượng ô nhiễm cao do mức độ tác động đến môi trường rất lớn. 
Nguồn thải từ các ngành công nghiệp trên thường bao gồm bụi mịn (PM-10) và bụi lơ lửng tổng số (TSP)  - hiện đóng góp khoảng 19 phần trăm tổng tải lượng ô nhiễm không khí. Còn chất rắn lơ lửng (TSS) đóng góp 86 phần trăm tổng lượng chất thải gây ô nhiễm nước. Đó là chưa kể đến các hóa chất độc hại (như NH3, H2SO4, HCL…) và các kim loại nặng (như thủy ngân, chì, kẽm…)
Nói chung, khi phát triển công nghiệp chế biến chế tạo, áp lực lên môi trường sinh thái là rất lớn. Chúng ta hẳn chưa quên sự việc của một trong những công ty nước ngoài có mức đóng góp ngân sách cao nhất tỉnh Đồng Nai: Vedan đã “xử lý” nước thải công nghiệp của mình bằng một “hệ thống kép” tinh vi đến thế nào để qua mắt các nhà quản lý địa phương. Và ngay cả khi sự việc đã được đem ra ánh sáng, quyết định kiện hay không kiện doanh nghiệp này cũng khiến tỉnh Đồng Nai đau đầu không chỉ vì sự thất thu trong ngân sách của tỉnh hàng năm mà còn là vấn đề công ăn việc làm của hàng ngàn nhân công đang làm việc trong các phân xưởng của doanh nghiệp này.
Ngoài áp lực về vấn đề bảo vệ môi trường, các doanh nghiệp FDI trong ngành chế biến chế tạo còn tạo ra một áp lực cạnh tranh rất gay gắt với các nhà sản xuất Việt Nam. So với Nhật Bản, Hàn Quốc…là những quốc gia phát triển sớm trong khu vực, nền sản xuất công nghiệp của Việt Nam chịu nhiều thiệt thòi khi mở cửa nền kinh tế và chấp nhận luồng vốn FDI. "Những nước đến sau" sớm như Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc đã có rất nhiều thời gian để xây dựng tiềm lực công nghiệp trước khi tự do hóa thể chế thương mại một cách đáng kể. Vì lý do đó, họ đã áp dụng chiến lược bảo vệ nền công nghiệp non trẻ bằng hàng rào thuế quan. Khi công nghệ được nhập khẩu ồ ạt, các công ty FDI không thống trị ngành sản xuất hiện đại hay xuất khẩu. Cuối cùng, công nghiệp hóa được hoàn thành và các công ty trong nước trở thành động lực tăng trưởng chính. Sự khác biệt lớn nhất là các nước đang phát triển buộc phải hội nhập nhanh chóng và toàn diện hơn vào nên kinh tế toàn cầu trong khi nền sản xuất trong nước vẫn chưa đủ sức cạnh tranh với các nhà sản xuất hàng đầu trên thế giới. Việt Nam phải tự do hóa thương mại chỉ một thập kỷ sau khi quá trình hội nhập với các nền kinh tế phương Tây bắt đầu, chính vì thế nền sản xuất trong nước sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với các nhà sản xuất nước ngoài.
Tất nhiên khi thu hút FDI đầu tư vào công nghiệp chế biến, chế tạo, chúng ta mong chờ một sự chuyển dịch của công nghệ hiện đại và cách quản lý tiên tiến để xốc dậy nền sản xuất trong nước. Tuy nhiên mối liên hệ giữa khu vực trong nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài vẫn rất lỏng lẻo và chưa thể hiện rõ vai trò của mình. Một trong những mối nối quan trọng là các ngành công nghiệp phụ trợ thì lại chưa phát triển (cả các doanh nghiệp trong nước cho đến các doanh nghiệp FDI đều không mặn mà với ngành này). Chuyển giao công nghệ thì trước hết phải tự thân vận động. Hơn nữa trong nội bộ ngàng công nghiệp chế biến, chế tạo, các ngành thâm dụng lao động (dệt may, gia công v.v…) và các ngành thâm dụng vốn(khai khoáng…) lại cũng có xu hướng nhỉnh hơn những ngành thâm dụng khoa học kĩ thuật. Mục tiêu trong những năm tới của chính phủ là phải làm sao để đẩy mạnh các ngành thâm dụng khoa học kĩ thuật hơn.
Nhìn nhận một cách khách quan nhất, sự phát triển công nghiệp chế biến chế tạo do nguồn vốn FDI tạo ra sự cạnh tranh gay gắt, và đó là động lực lớn để các nhà sản xuất trong nước tự cải thiện mình. Nhưng xem ra sự cải thiện này khá khó khăn cho các nhà sản xuất trong nước với quy mô sản xuất nhỏ và thiếu vốn.
Ngành công nghiệp khai khoáng:
Một trong những bộ phận quan trọng của ngành công nghiệp là công nghiệp khai khoáng. Trong những năm vừa quan, tỷ trọng thu hút FDI của ngành khai khoáng đang có sự gia tăng đáng kể. Nếu như trong năm 2008, FDI đầu tư cho ngành khai khoáng chỉ chiếm 0.27% tổng FDI (192.71 triệu USD) thì đến năm 2009, tỷ trọng của ngành này gia tăng đến 1.85% (397 triệu USD), khai khoáng trở thành ngành thu hút nhiều FDI thứ 5 trong cơ cấu 21 ngành kinh tế quốc dân. Sự gia tăng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành khai khoáng là một tín hiệu không biết đáng mừng hay đáng lo, bởi lẽ đây là một ngành công nghiệp hàm chứa trong nó nhiều vấn đề kinh tế xã hội nhạy cảm.
Việc thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực khai khoáng không phải là ưu tiên của các quốc gia Đông Nam Á, các nước này vẫn đang nỗ lực tự phát triển lĩnh vực này bằng những kế hoạch chiến lược quốc gia đầy tham vọng. Khai thác khoáng sản để lại nhiều hậu quả tiêu cực về môi trường và xã hội luôn là chủ đề nóng những năm gần gây ở nhiều địa phương trong cả nước. Trong khi đó những năm gần đây, đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực khai khoáng ở Việt Nam đang tăng lên đáng kể.
Một trong những tác động xấu của ngành khai khoáng lên nền kinh tế Việt Nam đó là sự gia tăng khoảng cách phát triển giữa các vùng và làm trầm trọng thêm tình trạng cùng kiệt đói ở một số địa phương. Khoảng cách về thu nhập giữa thành thị và nông thôn trong vùng hiện rất lớn, trong khi những dự án khai khoáng chỉ xuất hiện ở các vùng nông thôn vốn có mức thu nhập và sự hiểu biết hạn chế, cuối cùng những người cùng kiệt này lại phải gánh chịu những tác động tiêu cực từ các dự án. Thực tế là không có nhiều cơ hội việc làm cho những người cùng kiệt vốn không có chuyên môn trong lĩnh vực khai khoáng vì đây là một ngành cần ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status