Hoạt động đầu tư phát triển tại công ty cổ phần cơ điện và xây dựng: Thực trạng và giải pháp - pdf 12

Download Chuyên đề Hoạt động đầu tư phát triển tại công ty cổ phần cơ điện và xây dựng: Thực trạng và giải pháp miễn phí



MỤC MỤC TRANG
 
LỜI MỞ ĐẦU.01
CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN VÀ XÂY DỰNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY. . . 02
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY .14
1.Sự cần thiết phải tăng cường hoạt động đầu tư phát triển tại công ty.14
2. Tổng vốn đàu tư và cơ cấu vốn đầu tư.20
2.1. Tổng vốn đầu tư thực hiện (2002- 2006).20
2.2. Nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn đầu tư tại công ty Cổ phần cơ điện và xây dựng.23
3. Hoạt động đầu tư phát triển xét theo các lĩnh vực đầu tư.25
3.1. Đầu tư sửa chữa, mua sắm, lắp đặt máy móc thiết bị, công nghệ và phương tiện vận tải.28
3.2. Đầu tư xây dựng hệ thống nhà xưởng, công trình kiến trúc.32
3.3. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực.34
3.4. Đầu tư cho hệ thống thông tin.39
4. Hoạt động đầu tư phát triển xét theo hình thức đầu tư.42
III.ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2002-2006 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN VÀ XÂY DỰNG.
1.Những kết quả và hiệu quả trong hoạt động đầu tư phát triển tại công ty cổ phần cơ điện và xây dựng giai đoạn 2002-2006.44
1.1.Kết quả hoạt động đầu tư giai đoạn 2002-2006.44
1.2. Hiệu quả của hoạt động đầu tư giai đoạn 2002- 2006.49
 
 
2. Những khó khăn, tồn tại và nguyên nhân.54
2.1. Những tồn tại, hạn chế trong hoạt động đầu tư phát triển của công ty Cổ phần cơ điện và xây dựng thời gian qua.54
2.2. Nguyên nhân các hạn chế.56
CHƯƠNG II. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN VÀ XÂY DỰNG.
I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN 1999- 2010.
1. Định hướng sản xuất kinh doanh của công ty đến năm 2010.59
2. Một số chỉ tiêu kế hoạch đầu tư của công ty trong thời gian tới.61
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÍ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM.
1. Giải pháp về tài chính và vốn.62
2. Giải pháp đầu tư phát triển nguồn nhân lực.65
3. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư đổi mới máy móc thiết bị.67
4. Một số giải pháp khác.69
KẾT LUẬN.71
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-16926/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ung cho sản xuất kinh doanh. Năm 2005, vốn đầu tư thiết bị lại tăng vọt do công ty đã thực hiện
dự án đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất, và thi công 1 số công trình lớn. Tổng vốn đầu tư thiết bị năm này là 42.045,717 triệu đồng, tăng 330,33% so với năm 2004. Năm 2006, vốn đầu tư thiết bị lại tăng 13,06% so với năm 2005, và tăng 446,32% so với năm 2002 do công ty triển khai thực hiện tiếp dự án đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất.
3.2. Đầu tư xây dựng hệ thống nhà xưởng, công trình kiến trúc.
Bảng tổng hợp vốn đầu tư cho hệ thống nhà xưởng, công trình kiến trúc giai đoạn 2002-2006 như sau :
Bảng 10: Vốn đầu tư cho hệ thống nhà xưởng, công trình kiến trúc giai đoạn 2002- 2006
( Đơn vị: triệu đồng)
Năm
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng vốn đầu tư
9.101,46
9.693,57
12.205,51
44.878,69
61.115,70
Vốn đầu tư cho nhà xưởng
110
1.044
2.054
2.219,98
12.674,2
- Đầu tư theo dự án
0
1.013
2.054
655,18
12.636,2
- Sửa chữa, nâng cấp
110
31
0
1.564,8
38
( Nguồn : Phòng Kế toán- Tài chính)
Trong giai đoạn 2002- 2006, cùng với việc tiến hành các dự án đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ thì hệ thống nhà xưởng, công trình kiến trúc cũng được công ty chú trọng đầu tư, cả sửa chữa, nâng cấp và cả đầu tư mới.
Quá trình đầu tư cho hệ thống nhà xưởng, công trình kiến trúc theo dự án đầu tư đổi mới máy móc thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất giai đoạn 2002- 2006.
Năm 2002, tổng mức đầu tư cho nhà xưởng là 110 triệu đồng. Số vốn này tập trung dành hết cho đầu tư sửa chữa nâng cấp, vì trong năm này số dự án mới chưa có,chủ yếu là thực hiện dự án có từ năm trước. Sang đến năm 2003, công ty bắt đầu đầu tư vào mở rộng sản xuất 1 số sản phẩm mới. Với tổng mức đầu tư là 1.044 triệu đồng, trong đó 31 triệu đồng được dùng vào việc nâng cấp hệ thống nhà xưởng, còn lại công ty đầu tư cho dự án với số vốn 1.013 triệu đồng. Năm 2004, tiếp tục đầu tư 1 số dự án mở rộng sản xuất với số vốn dành cho nhà xưởng là 2.054 triệu đồng. Năm 2005 và 2006 công ty đã triển khai thực hiện dự án đầu tư ‘xây dựng phòng thí nghiệm vật liệu xây dựng phục vụ thi công công trình thuỷ điện Hương Điền và các công trình xây dựng khác’’với tổng vốn đầu tư danh cho nhà xưởng là 2.219,98 triệu đồng năm 2005 và 12.674,2 năm 2006.
Ngoài việc đầu tư sửa chữa, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống nhà xưởng, công trình kiến trúc theo dự án đầu tư, hàng năm công ty còn tiến hành sửa chữa, nâng cấp hệ thống nhà xưởng hiện có cho sản xuất kinh doanh.
3.3. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực.
Đầu tư phát triển nguồn nhân lực là một công việc hết sức quan trọng trong bất kỳ doanh nghiệp nào vì mọi hoạt động của doanh nghiệp từ việc bố trí, sắp xếp lại doanh nghiệp cho đến điều hành sản xuất kinh doanh đều phải do con người nắm giữ , quyết định và thực hiện. Thực tế đã chứng minh chất lượng của một hệ thống quản lý chủ yếu phụ thuộc vào chất lượng con người trong hệ thống ấy. Chính con người tạo ra các cơ chế quản lý và chính con người thực hiện các cơ chế quản lý ấy. Sự thành công hay thất bại của một tổ chức phụ thuộc vào sự hoạt động hiệu quả hay kém hiệu quả của tổ chức, nói cách khác là phụ thuộc vào chất lượng con người của tổ chức. Chất lượng con người trong một tổ chức phụ thuộc vào hai quá trình, trong đó quá trình trước là tuyển dụng và quá trình sau là đào tạo, bồi dưỡng. Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang đẩy mạnh thực hiện công cuộc Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước, nhân tố con người càng được coi trọng, đề cao hơn. Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một đòi hỏi khách quan và cấp bách. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực cần quan tâm tới các nội dung sau : đầu tư tuyển dụng và đào tạo lao động, chính sách tiền lương hợp lý, đầu tư cải thiện môi trường làm việc, khuyến khích lợi ích vật chất và tinh thần người lao động và cuối cùng là tổ chức quản lý lao động.
Để thực hiện nhiệm vụ đầu tư phát triển nguồn nhân lực, công ty đã lập kế hoạch tuyển dụng và phát triển nguồn nhân lực theo hướng tuyển chọn lao động đầu vào, sau đó tiến hành đào tạo cho phù hợp với nhu cầu công việc. Đội ngũ cán bộ công nhân viên mới tuy có trình độ học vấn hay chuyên môn nhưng chưa có kinh nghiệm thực hành, vì vậy công ty cũng đã có sự đầu tư cần thiết cho công tác đào tạo để họ có khả năng phát huy hết
năng lực. Tuy nhiên, do nhu cầu nhân lực của công ty trong giai đoạn hiện nay khá ổn định nên số lượng lao động tăng thêm hàng năm của công ty rất ít, trung bình chỉ 1 lao động một năm.
Nhận thấy sự cần thiết phải phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu kỹ thuật ngày càng cao nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, hàng năm ban lãnh đạo công ty đã tổ chức rất nhiều các hình thức đào tạo, bồi dưỡng tạo điều kiện cho cán bộ, công nhân viên trong công ty nâng cao năng lực làm việc của mình.
Nội dung đào tạo thực hiện tại công ty bao gồm: đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng; đào tạo về sản phẩm, dịch vụ; đào tạo về sử dụng trang thiết bị, công nghệ và an toàn; đào tạo về hệ thống quản lý chất lượng; đào tạo cơ bản, nâng cao; đào tạo cá nhân, phòng, liên phòng hay toàn công ty; đào tạo định kỳ, đột xuất.
Trong các nội dung đào tạo trên thì có thể chia thành hai nhóm đào tạo là đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý và đào tạo bồi dưỡng trình độ công nghệ kỹ thuật cho lao động trực tiếp của công ty, đây là những nội dung đào tạo có vai trò và vị trí quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực của công ty Cổ phần cơ điện và xây dựng.
Thứ nhất là đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý trong công ty và các nhà máy, xưởng sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường, người lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp phải có trình độ quản lý, có khả năng kết hợp các nguồn lực để tạo ra hiệu quả lao động cao hơn hẳn so với lao động của từng cá nhân riêng lẻ. Đây chính là phân công lao động, sử dụng phương tiện và trình độ khoa học kỹ thuật để tạo ra năng suất lao động cao hơn. Xét về khía cạnh kinh tế xã hội, nhà lãnh đạo trong các doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh đều phải vì lợi ích của doanh nghiệp, đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại và phát
triển lâu dài, bền vững nhưng đồng thời cũng phải thoả mãn những đòi hỏi của mọi thành viên trong doanh nghiệp và của xã hội. Chính vì vậy, một nhà quản lý giỏi không chỉ đòi hỏi trình độ chuyên môn sâu mà còn phải có kiến thức và kinh nghiệm sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường mang tính cạnh tranh cao hiện nay. Nhận thức được điều này, trong thời gian qua, công ty đã tổ chức lớp học quản lý kinh tế ngắn hạn cho các đối tượng là cán bộ quản lý trong công ty nhưng chưa qua đào tạo về quản lý.
Thứ hai là đào tạo bồi dưỡng trình độ công nghệ kỹ thuật cho cán bộ, công nhân lao động trực tiếp của công ty. Khi có nhu cầu hay khi thực hiện các dự án đầu tư mở rộng sản xuấ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status