Thất thoát, lãng phí trong đầu tư: Thực trạng và giải pháp - pdf 12

Download Đề tài Thất thoát, lãng phí trong đầu tư: Thực trạng và giải pháp miễn phí



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ TTLP TRONG ĐẦU TƯ 2
I. Khái quát về đầu tư .2
II. TTLP trong đầu tư phát triển 4
III. Những khả năng dẫn đến ttlp từ đặc điểm của ĐTPT .6
IV. TTLP trong các giai đoạn đầu tư .9
V. Các nhân tố tác động đến TTLP trong đầu tư .11
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TTLP TRONG ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2007.14
I. TTLP từ công tác quy hoạch .14
II. TTLP trong công tác chuẩn bị đầu tư .22
III. TTLP trong công tác thực hiện đầu tư .29
IV. TTLP trong quá trình vận hành kết quả đầu tư .32
V. §¸nh gi¸ chung vÒ thùc tr¹ng TTLP ë ViÖt Nam giai ®o¹n 2001-2007 .37
CHƯƠNG III: Gi¶I ph¸p HẠN CHẾ thÊt tho¸t l•ng phÝ trong ®Çu t­ .40
I. Giải pháp nhằm hạn chế TTLP trong QH đầu tư .40
II. Giải pháp hạn chế TTLP trong công tác chuẩn bị đầu tư .42
III. Gi¶i ph¸p hạn chế TTLP trong thùc hiÖn ®Çu t­ .43
IV. Gi¶i ph¸p hạn chế TTLP trong vËn hµnh kÕt qu¶ ®Çu t­ .46
KẾT LUẬN CHUNG 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-16830/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ãng cöa s¶n xuÊt. ViÖc ®Çu t­ cho c«ng tr×nh kh«ng hiÖu qu¶ nµy lµ mét l·ng phÝ lín víi nguồn vèn h¹n hÑp cña ®Êt n­íc nh­ hiÖn nay.
2. TTLP do QH thiếu đồng bộ giữa ngành, vùng lãnh thổ.
Sự thống nhất giữa các QH của ngành, vùng lãnh thổ là một điều quan trọng, cần thiết, đảm bảo cho phát triển toàn diện ,cân bằng trong tổng thể KTXH chung. Nhưng thực tế hiện nay việc lồng ghép các QH giữa các ngành với nhau , giữa các ngành với vùng lãnh thổ ở nước ta thực hiện chưa tốt, dẫn đến hậu quả là các dự án QH tràn lan, chồng chéo, không phát huy được hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, gây TTLP nặng nề.
2.1. Hiện trạng TTLP từ QH thiếu đồng bộ giữa các địa phương trong cùng một ngành.
Một trong những khó khăn của công tác QH là sức ép rất lớn từ các địa phương. Các cụm công nghiệp, các công trình giao thông, các cảng biển thường đưa lại những lợi ích to lớn, thậm chí, làm biến đổi cơ cấu kinh tế của nhiều địa phương. Chính vì vậy, các địa phương đều mong muốn được đưa vào quy hoạch và được có các công trình, dự án này. Và không ít các dự án QH chỉ xuất phát từ những bức xúc, bất cập và nhu cầu thực tế trước mắt của ngành, địa phương, chưa tính đến triển vọng phát triển kinh tế, công nghệ và hội nhập.
Một ví dụ điển hình, nổi cộm gây TTLP là hiên trạng QH cảng biển của Việt Nam. Nước ta có hơn 3000km bờ biển, và đây là một lợi thế lớn để phát triển ngành khai thác thuỷ hải sản, giao thông đường biển; dẫn đến hiện tượng bùng nổ phát triển cảng biển ở những địa phương có lợi thế xây dựng cảng: Theo kế hoạch xây dựng cảng, từ nay đến năm 2010, bình quân cứ 300km bờ biển lại đầu tư ít nhất một cảng biển. So sánh với các nước có ngành hàng hải phát triển, con số này là bất hợp lý bởi lẽ đầu tư như vậy quá dàn trải, sẽ dẫn đến hiện tượng nhiều cảng nhưng cảng nào cũng nhỏ lẻ, manh mún, không phát huy hết công suất, lãng phí nguồn lực. Ngoài ra, cả nước có hơn 100 cảng biển nhưng lại không có cảng nước sâu tầm cỡ quốc tế.
Trong ảnh: tàu biển cập cảng Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM
Năm 2007, số lượng hàng hoá thông qua biển Bắc chiếm 25-30% công suất cả nước (công suất vẫn còn thừa); cảng phía Nam 57% quá tải. Trong khi đó miền Trung chiếm 30% tổng chiều dài cầu cảng cả nước nhưng khối lượng vận chuyển chỉ đạt 13%, ở tình trạng thiếu hàng .
Trên bờ biển miền Trung có tới hàng chục cảng biển, tỉnh nào cũng có cảng, thậm chí có đến 2-3 cảng. Do mạnh ai nấy làm nên nguồn vốn xây dựng cảng bị chia nhỏ, dàn trải. Măc dù những cảng xây dựng gần đây quy mô khá lớn nhưng công suất khai thác còn thấp. Thực tế hàng chục cảng biển khu vực này phải chia nhau một lượng hàng. Nhiều cảng biển không có tàu đi hàng ngày, các doanh nghiệp không thể xuất hàng đi, phải chuyển vào Sài Gòn hay Hải Phòng chuyển qua Singapo, Hồngkông,… đẩy giá cước vận chuyển lên cao. Đó chính là một khoản lãng phí không nhỏ và không đáng có.
Theo tính toán, vận chuyển một container 20 feet đi Osaka (Nhật Bản) qua cảng Đà Nẵng, thời gian vận chuyến chậm hơn 7-10 ngày, chi phí cao hơn 35-45 USD so với xuất từ cảng Sài Gòn. Thực trạng QH bất hợp lý của các cảng biển miền Trung dẫn đến cảng luôn trong tình trạng đói hàng. Nhiều cảng biển xây dựng quá gần nhau: cảng Hòn La (Quảng Bình) cách cảng Vũng Áng 25 km; cảng Chân Mây (Thừa thiên-Huế) cách cảng Chân Mây (Đà Nẵng) 30 km... Thậm chí, cảng Dung Quất (Quảng Ngãi) chỉ cách cảng Kỳ Hà 10 km. Cảng Chân mây, vốn đầu tư lên tới 203 tỷ đồng để đón tàu 3 vạn tấn nhưng do bất lợi về điều kiện tự nhiên, địa lý và nguồn hàng nên sản lượng qua cảng đạt thấp.Nếu đầu tư không bất hợp lý sẽ không xảy ra tình trạng TTLP, và nguồn vốn lớn đó có thể được sử dụng vào những mục tiêu KT-XH khác.
2.2. Thiếu vốn đầu tư gây TTLP.
Do công tác QH kém, cơ chế xin - cho xuất hiện phổ biến tại các ngành, địa phương và quyết định đầu tư không gắn liền với trách nhiệm huy động vốn nên hiện tượng thiếu vốn cho công trình, dở dang công trình gây ứ đọng vốn; những đồng vốn đã bỏ ra đầu tư là những đồng vốn “chết’’, không phát huy được hiệu quả sử dụng, gây TTLP.
Theo kế hoạch thì tổng mức đầu tư hệ thống cảng hàng không giai đoạn 2001-2005 được duyệt là 27.000 tỉ đồng nhưng bốn năm qua chỉ mới bố trí được... 2.510 tỉ đồng, đáp ứng 9,26% tổng mức đầu tư. Cảng biển cũng vậy: tính toán tổng mức đầu tư giai đoạn 2000-2010 là 60.000 tỉ nhưng đến nay chỉ mới xác định được nguồn vốn là 5.090 tỉ đồng.
Trong ngành công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản... tình trạng cũng y hệt như vậy. Do có quá nhiều công trình dự án vốn đầu tư không tương xứng, công trình trì trệ, kéo dài, dang dở dẫn đếnchồng chéo, kém hiệu quả gây lãng phí khủng khiếp hàng ngàn tỉ đồng.
Cả trăm công trình thủy lợi dang dở đang đắp chiếu
Khô hạn và lũ lụt mấy năm qua đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Có một nguyên nhân quan trọng là thiếu công trình thủy lợi. Thế nhưng hiện có cả trăm công trình thủy lợi thi công dang dở và đang đắp chiếu do đầu tư dàn trải, thiếu vốn.
Điển hình là hồ chứa nước Thanh Lanh ở xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc có tổng vốn đầu tư 53,4 tỷ đồng. Nằm giữa vùng đồi thấp của xã, hồ Thanh Lanh có dung tích thiết kế 9,9 triệu m3, phục vụ tưới cho 1.200 ha đất canh tác, cung cấp nước sinh hoạt cho số đông người dân Trung Mỹ trong mùa khô hạn. Nhưng chỉ được vài tháng sau đó, 3 đơn vị thi công là Công ty Xây dựng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc, Công ty xây dựng 1 và Công ty xây dựng 2 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đều rút lui khỏi công trường. Các hạng mục đang thi công dang dở như đập tràn nằm trơ khấc, sắt hoen gỉ, 3 năm chờ đợi chưa có một giọt nước chảy qua. Đập chính với chiều cao hơn 1m đá kè nay đã bị xói lở bởi mưa lũ. Ngay cả xe tải, máy xúc, máy ủi nằm phơi mưa, phơi nắng chờ vốn lâu quá cũng đã hoen gỉ, có nguy cơ biến thành sắt vụn.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc, hồ Thanh Lanh chia làm nhiều gói thầu. Nhưng gói thầu nào cũng dở dang. Thiệt hại trước mắt có thể đo đếm được là phần công trình đã thi công đang bị hư hại, khi xây dựng tiếp đòi hỏi vốn đầu tư lớn hơn. Hàng chục tỷ đồng đã đầu tư hoàn toàn không phát huy chút tác dụng nào mà còn khiến doanh nghiệp lao đao vì không có vốn quay vòng lại phải trả lãi vay ngân hàng.Hàng trăm ha lúa thiếu nước, năng suất thấp. Hàng loạt hệ thống kênh mương không xây dựng tiếp được và những vùng QH khác cũng bị ảnh hưởng xấu. 1.000 ha lúa 3 năm nay vẫn trông chờ nước Thanh Lanh.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện cả nước còn gần 100 công trình thủy lợi cùng chung số phận như hồ Thanh Lanh. Với số vốn nằm chết tại các công trình lên đến cả nghìn tỷ đồng. Có thể liệt kê một số công trình lớn đã và đang cần gấp vốn để phục vụ các chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn như: công trình kiểm soát lũ Tân Thanh - Lò Gạc...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status