Cơ cấu đầu tư và cơ cấu đầu tư hợp lý, phân tích khái quát cơ cấu đầu tư ở Việt Nam - pdf 12

Download Đề tài Cơ cấu đầu tư và cơ cấu đầu tư hợp lý, phân tích khái quát cơ cấu đầu tư ở Việt Nam miễn phí



Để thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nền kinh tế, Nhà nước ta rất coi trọng việc huy động nguồn vốn trên thị trường vốn quốc tế. Ngày 25/10/2005, Việt Nam phát hành lượng trái phiếu đầu tiên trị giá 750 triệu USD ra thị trường vốn quốc tế và được đánh giá là khá thành công ( trái phiếu của Vinashin ). Sau đợt phát hành, đã có nhiều doanh nghiệp "nhăm nhe" đưa trái phiếu của mình ra thị trường quốc tế và Bộ Tài Chính luôn khẳng định sẽ hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện kế hoạch phát hành. Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã trình Chính phủ và được đồng ý về nguyên tắc kế hoạch phát hành 800 triệu USD trái phiếu doanh nghiệp (TPdoanh nghiệp) ra thị trường quốc tế. Đầu tháng 6/2007, BTC đã kiến nghị Chính phủ thông qua Nghị quyết phát hành 1 tỷ USD trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế với thời hạn từ 15 đến 20 năm (hiện tại được mở rộng thời hạn huy động từ 10 đến 30 năm) cho Tập đoàn Dầu khí, Tổng công ty Hàng hải, Tổng công ty Sông Đà và Lilama vay lại để đầu tư các dự án.
Hiện có ba hình thức phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế: thứ nhất, Chính phủ phát hành trái phiếu rồi lựa chọn doanh nghiệp đầu tư (như đã làm với Vinashin); hình thức thứ hai là doanh nghiệp phát hành, Chính phủ bảo lãnh và thứ ba là doanh nghiệp tự phát hành.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-16815/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

.6
104.6
2852.5
2005
970
6839.8
1973.4
1875.5
97.9
3308.8
2006
987
12004
4674.8
4328.3
346.5
4100.1
2007
1544
21347.8
8183.6
6800
1383.6
8030
Nguồn: Tổng cục thống kê
Cùng với việc thu hút các dự án đầu tư mới, nhiều dự án sau khi hoạt động có hiệu quả đã mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tăng thêm vốn đầu tư, nhất là từ năm 2001 trở lại đây. Tính đến hết năm 2007 có gần 4100 lượt dự án tăng vốn đầu tư với tổng vốn tăng thêm hơn 18,9 tỷ USD, băng 23,8% tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới. Thời kỳ 1988 – 1990, việc tăng vốn đầu tư hầu như chưa có do số lượng doanh nghiệp đầu tư còn ít. Từ số vốn đầu tư tăng thêm khoảng 2,13 tỷ USD trong 5 năm 1991 -1995 thì ở giai đoạn 1996 -2000 tăng gần gấp đôi so với 5 năm trước (4,17 tỷ USD). Giai đoạn 2001 – 2005 vốn đầu tư tăng thêm đạt 7,08 tỷ USD ( vượt 18% so với dự kiến là 6 tỷ USD ) tăng 69% so với 5 năm trước. trong đó lượng vốn đầu tư tăng thêm vượt con số 1 tỷ USD bắt đầu từ năm 2002 và từ năm 2004 đến năm 2007 vón tăng thêm trung bình năm đạt trên 2 tỷ USD, tương đương 35%.
Vốn tăng thêm chủ yếu tập trung vào các dự án thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp và xây dựng , đạt khoảng 40,6% trong giai đoạn 1991 -11995, 65,7% trong giai đoạn 1996 -2000 và khoảng 77,3% trong thời kỳ 2001 -2005. trong hai năm 2006, 2007, tỷ lệ tương ứng là 80,17% và 79,1% tổng vốn tăng thêm.
Do vốn đầu tư chủ yếu từ các nhà đầu tư châu Á( 59%) nên trong số vốn tăng thêm, vốn mở rộng của các nhà đầu tư châu lục này cũng chiếm tỷ trọng cao nhất 66,8% trong giai đoạn 1991 -1995, đạt 67% giai đoạn 1996 -2000, khoảng 70,3% giai đoạn 2001 -2005 và trong hai năm 2006,2007 đạt tương ứng là 72,1% và 80%.
Việc tăng vốn đầu tư, mở rộng sản xuất thực hiện chủ yếu tại các vùng kinh tế trọng điểm, nơi tập trung nhiều dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Vùng trọng điểm phía Nam chiếm 55,5% trong giai đoạn 1991- 1995, đạt 68,1% trong giai đoạn 1996 -2000,và thời kỳ 2001 -2005 là 71,5%.Trong hai năm 2006,2007 là 71% và 65%. Vùng trọng điểm kinh tế phía Bắc có tỷ lệ tương ứng là 36,7%, 20,4%, 21,1%, 24%, và 20%.
Qua khảo sát của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản – JETRO tại Việt Nam có trên 70% doanh nghiệp nước ngoài được điều tra có kế hoạch tăng vốn, mở rộng sản xuất tại Việt Nam. Điều này chứng tỏ sự an tâm và tin tưởng của nhà đầu tư nước ngoài vào môi trường đầu tư – kinh doanh tại Việt Nam.
b) Quy mô dự án.
Qua các thời kỳ, quy mô dự án đầu tư nước ngoài có sự biến động thể hiện khả năng tài chính cũng như sự quan tâm của các nhà đầu tư tới môi trường đầu tư tại Việt Nam. Quy mô vốn đầu tư bình quân của một dự án đầu tư nước ngoài tăng dần qua các giai đoạn, tuy có trầm lắng trong vài năm sau khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Thời kỳ 1988 -1990 quy mô vốn đăng ký bình quân khoảng 7,5 triệu USD/ một dự án/ năm. Trong giai đọan 1991 -1995 tăng lên là 11,6 triệu USD /dự án/.Trong 5 năm tiếp theo 1996 -2000 là 12,3 triệu USD/dự án. Điều này thể hiện số lượng các dự án quy mô lớn được cấp phép trong giai đoạn 1996 -2000 nhiều hơn trong các năm trước. Tuy nhiên, quy mô vốn đăng ký trên giảm xuống 3,4% triệu USD/ dự án trong thời kỳ 2001 -2005. Điều này chứng tỏ đa phần các dự án trong thời kỳ này thuộc dự án có quy mô vừa và nhỏ.Trong hai năm 2006, 2007, quy mô vốn đầu tư trung bình của một dự án đều ở mức 14,4 triệu USD, cho thấy số dự án có quy mô lớn đã trăng lên so với thời kỳ trước, thể hiện qua sự quan tâm của một số tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào một số dự án có quy mô lớn ( Intel, Panasonic, Compaq, Piaggio…).
c) Đầu tư nước ngoài phân theo hình thức đầu tư.
Tính đến hết năm 2007, chủ yếu các doanh nghiệp ĐTNN thực hiện theo hình thức 100% vốn nước ngoài, có 6.685 dự án ĐTNN với tổng vốn đăng ký 51,2 tỷ USD, chiếm 77,65% về số dự án và 61,6% tổng vốn đăng ký. Theo hình thức liên doanh có 1.619 dự án với tổng vốn đăng ký 23,8 tỷ USD, chiếm 18,8% về số dự án và 28,7% tổng vốn đăng ký. Theo hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh có 221 dự án với tổng vốn đăng ký 4,5 tỷ USD chiếm 2,5% về số dự án và 5,5% tổng vốn đăng ký. Số còn lại thuộc các hình thức khác như BOT, BT, BTO. Có thể so sánh tỷ trọng dự án hoạt động theo hình thức 100% vốn nước ngoài tính đến hết năm 2004 là 39,9%, theo hình thức liên doanh là 40,6% và theo hình thức hợp doanh là 19,5% để thấy được hình thức 100% vốn nước ngoài được các nhà đầu tư lựa chọn hơn. Xem bảng số liệu sau: đơn vị %
Bảng 8: đơn vị %
Hình thức đầu tư
Số dự án
Vốn đầu tư
Vốn điều lệ
Đầu tư thực hiện
100% vốn nước ngoài
77,65
61,65
59,84
38,74
Liên doanh
18,89
28,7
25,89
38,12
Hợp dồng hợp tác KD
2,5
5,5
11,5
19,36
Hợp đồng BOT, BT, BTO
0,09
2,01
1,27
2,49
Công ty cổ phần
0,76
1,95
1,26
1,24
Công ty mẹ - con
0,01
0,12
0,23
0,05
Tổng số
100
100
100
100
d) Đầu tư n ước ngoài phân theo đối tác đầu tư
Thực hiện phương châm của Đảng và Chính phủ “ Đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ hợp tác…Việt Nam muốn làm bạn với các nước trong khu vực và thế giới...” được cụ thể hóa qua hệ thống pháp luật ĐTNN, qua 20 năm đã có 81 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký trên 83 tỷ đô la Mỹ. Trong đó, các nước Châu Á chiếm 69%, trong đó khối ASEAN chiếm 19% tổng vốn đăng ký. Các nước châu Âu chiếm 24%, trong đó EU chiếm 10%. Các nước Châu Mỹ chiếm 5%, riêng Hoa Kỳ chiếm 3,6%. Tuy nhiên, nếu tính cả số vốn đầu tư từ các chi nhánh tại nước thứ 3 của các nhà đầu tư Hoa Kỳ thì vốn đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam sẽ đạt con số trên 3 tỷ USD, đứng vị trí thứ 5 trong tổng số 80 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, ví dụ Tập đoàn Intel không đầu tư thẳng từ Mỹ vào Việt Nam mà thông qua chi nhánh tại Hồng Kông. Hai nước châu Úc (New Zealand và Australia) chỉ chiếm 1% tổng vốn đăng ký .
Hiện đã có 15 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vốn đăng ký cam kết trên 1 tỷ USD tại Việt Nam. Đứng đầu là Hàn Quốc vốn đăng ký 13,5 tỷ USD, thứ 2 là Singapore 10,7 tỷ USD, thứ 3 là Đài loan 10,5 tỷ USD (đồng thời cũng đứng thứ 3 trong giải ngân vốn đạt 3,07 tỷ USD), thứ 4 là Nhật Bản 9,03 tỷ USD. Nhưng nếu tính về vốn thực hiện thì Nhật Bản đứng đầu với vốn giải ngân đạt gần 5 tỷ USD, tiếp theo là Singapore đứng thứ 2 đạt 3,8 tỷ USD. Hàn Quốc đứng thứ 4 với vốn giải ngân đạt 2,7 tỷ USD.
Trong nhưng năm đầu 90 thực hiện Luật Đầu tư, chủ yếu là dự án quy mô nhỏ và từ các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc châu Á, như Hồng Kông, Hàn Quốc và Đài Loan. Cho tới hết năm 2007, vốn ĐTNN vào Việt Nam vẫn từ các nước châu Á mặc dù Đảng và Chính phủ đã có Nghị quyết 09 đã đề ra ba định hướng thu hút ĐTNN.
2.2. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức – ODA.
a) Tình hình cam kết vốn ODA cho Việt Nam
ODA là nguồn vốn quan trọng của ngân sách Nhà nước, được sử dụng để hỗ trợ thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ưu tiên.
Ngày 9/11/1993, Hội nghị quốc tế các nhà tài trợ dành cho Việt Nam đã khai mạc tại Paris, đây là sự kiện đánh dấu sự hội nhập của Việt Nam với cộng đồn...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status