Phương hướng và giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư vào trong các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam - pdf 12

Download Chuyên đề Phương hướng và giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư vào trong các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam miễn phí



MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt 4
Danh mục bảng, biểu, sơ đồ 5
Lời mở đầu 6
Chương I: Những đặc điểm, yêu cầu và nội dung của hoạt động huy động vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam. 8
1.1. Khái quát tình hình, đặc điểm các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam. 8
1.1.1. Khái quát tình hình xây dựng và phát triển các KCN tại tỉnh Hà Nam. 8
1.1.1.1 Tình hình chung. 8
1.1.1.2. Chi tiết từng khu công nghiệp. 11
1.1.2. Mô hình tổ chức quản lý các khu công nghiệp. 15
1.1.3. Đặc điểm của các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam. 19
1.2. Những tiêu chí đánh giá hiệu quả và những nhân tố tác động đến khả năng thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp tỉnh Hà Nam. 22
1.2.1. Những tiêu chí đánh giá hiệu quả. 22
1.2.1.1. Tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp. 22
1.2.1.2. Quy mô vốn đầu tư thu hút vào các khu công nghiệp. 22
1.2.1.3. Tỷ lệ các dự án công nghệ cao và có vốn đầu tư lớn. 23
1.2.1.4. Tỷ lệ lao động được qua đào tạo trong các khu công nghiệp. 23
1.2.1.5. Có khu nhà ở, khu sinh hoạt gần khu công nghiệp tập trung. 24
1.2.2. Những nhân tố tác động đến khả năng thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp tỉnh Hà Nam. 24
1.2.2.1. Cơ chế, chính sách thu hút đầu tư của tỉnh. 24
1.2.2.2. Vấn đề quản lý nhà nước và các thủ tục hành chính. 25
1.2.2.3. Dịch vụ hỗ trợ đầu tư. 26
1.2.2.4. Xây dựng cơ sở hạ tầng trong khu công nghiệp. 26
1.3. Mục đích, yêu cầu của hoạt động thu hút vốn vào các KCN. 27
1.3.1. Mục đích. 27
1.3.2. Yêu cầu. 29
Chương II: Thực trạng đầu tư và thu hút vốn đầu tư vào trong các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam 32
2.1. Thực trạng về kết quả thu hút vốn và hoạt động của các dự án trong các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam. 32
2.1.1. Tình hình chung về thực trạng thu hút vốn và hoạt động của các dự án vào trong các KCN tỉnh Hà Nam. 32
2.1.2. Kết quả về đầu tư và hoạt động chi tiết mỗi dự án trong các KCN tỉnh Hà Nam. 36
2.2. Thực trạng về xây dựng và thực hiện hệ thống cơ chế chính sách thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp của tỉnh Hà Nam. 48
2.2.1. Cơ chế chính sách thu hút đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng khu công nghiệp. 448
2.2.2. Cơ chế chính sách về tài chính, đào tạo lao động đảm bảo hoạt động cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp. 49
2.2.3. Cơ chế chính sách về quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam. 51
2.3. Phân tích và đánh giá những tồn tại trong hoạt động thu hút vốn đầu tư vào trong các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam. 51
2.3.1. Những tồn tại trong lĩnh vực xây dựng và thực hiện những cơ chế, chính sách. 51
2.3.2. Những tồn tại trong lĩnh vực xây dựng và thực hiện các thủ tục hành chính. 52
2.3.3. Những tồn tại trong lĩnh vực hoạt động dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong các khu công nghiệp. 52
2.3.4. Những tồn tại trong lĩnh vực xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng. 53
Chương III: Phương hướng và giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư vào trong các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam. 55
3.1. Một số định hướng, giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư vào trong các KCN tỉnh Hà Nam. 55
3.1.1. Định hướng phát triển công nghiệp tỉnh Hà Nam đến 2010. 55
3.1.2. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác xây dựng quy hoạch phát triển hệ thống KCN 56
3.1.3. Hoàn thiện, bổ xung tạo lập sự đồng bộ của hệ thống cơ chế chính sách về phát triển KCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam. 57
3.1.4. Phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng tạo điều kiện để các KCN đi vào hoạt động có kết quả. 58
3.2. Kinh nghiệm thu hút đầu tư vào các KCN ở một số tỉnh. 58
3.2.1. Kinh nghiệp KCN Tân Tạo (Thành phố Hồ Chí Minh). 58
3.2.2. Kinh nghiệm của KCN Dung Quất. 59
3.2.3. Kinh nghiệm của Đà Nẵng. 59
3.2.4. Kinh nghiệm của Khánh Hoà. 60
3.3. Một số biện pháp nhằm tăng cường khả năng thu hút vốn đầu tư để xây dựng và phát triển các KCN tỉnh Hà Nam. 61
3.3.1. Nhà nước trực tiếp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ. 61
3.3.2. Xây dựng, hoàn thiện và thực hiện nhất quán cơ chế chính sách nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư. 62
3.3.3. Thực hiện tốt cơ chế "một cửa", thường xuyên rà soát, cải tiến các thủ tục hành chính và nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước. 63
3.3.4. Xây dựng, phát triển đồng bộ hệ thống dịch vụ phục vụ các doanh nghiệp trong KCN. 64
3.3.5. Thực hiện đa dạng hoá hình thức huy động xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp. 66
3.4. Một số kiến nghị về quản lý vĩ mô của nhà nước nhằm tạo môi trường tốt để tỉnh Hà Nam thu hút vốn đầu tư phát triển các KCN. 66
Kết luận 69
Tài liệu tham khảo 70
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-16787/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ông nghiệp là ngành nghề sản xuất công nghiệp phù hợp với quy hoạch chi tiết khu công nghiệp đã được phê duyệt và thuộc danh mục không cấm đầu tư.
+ Suất đầu tư của dự án: Suất đầu tư của dự án khi đầu tư vào khu công nghiệp lớn hơn hay tương đương 1,5 triệu USD/ha. Nếu dự án thuê đất dưới 1ha, vốn đầu tư phải lớn hơn hay tương đương 2 triệu USD/dự án.
+ Năng lực của nhà đầu tư :
Về năng lực tài chính: Nhà đầu tư phải chứng minh được năng lực tài chính thông qua xác nhận số dư tài khoản ngân hàng hay tài sản có giá trị khác. Đối với dự án mở rộng sản xuất phải cung cấp báo cáo tài chính 2 năm gần nhất để chứng minh nguồn vốn triển khai dự án.
Về năng lực quản lý của nhà đầu tư: Nhà đầu tư phải chứng minh được năng lực quản lý thông qua việc dự kiến tuyển dụng đội ngũ cán bộ quản lý và kỹ thuật chủ chốt của nhà máy.
+ Trình độ công nghệ lựa chọn của dự án: Trình độ công nghệ của dự án phải đạt mức độ tiên tiến trở lên và phải đảm bảo tính hoàn thiện của công nghệ. Trong từng trường hợp cụ thể có thể ứng dụng công nghệ thích hợp đối với trình độ sản xuất của tỉnh Hà Nam, nhưng cần giải trình rõ những ưu điểm khi áp dụng công nghệ này và giải thích tính thích hợp của công nghệ được áp dụng.
+ Sử dụng đất đai: Diện tích đất thuê phải phù hợp với quy mô của từng dự án, bảo đảm được mật độ xây dựng và hệ số sử dụng đất theo quy định khi đầu tư vào khu công nghiệp. Trong thời hạn 12 tháng liền mà doanh nghiệp không triển khai dự án hay tiến độ sử dụng đất chậm hơn 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư, kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho thuê đất cho phép thì sẽ bị thu hồi.
+ Sử dụng lao động: Dự án đầu tư vào khu công nghiệp sử dụng ổn định từ 50 lao động trở lên, trong đó lao động địa phương chiếm tối thiểu 70% tổng số lao động nếu đáp ứng đủ các yêu cầu của nhà đầu tư. Đối với dự án có công nghệ cao sử dụng ít lao động sẽ được xem xét cụ thể.
Mức thu nhập của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định. Khuyến khích dự án đầu tư có mức thu nhập cho người lao động đạt từ 1 triệu đồng/tháng trở lên và bảo đảm các chế độ của người lao động theo luật định.
+ Bảo đảm môi trường: Các dự án đầu tư phải có Báo cáo đánh giá tác động môi trường hay đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định của Nghị định 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 08/2006/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên Môi trường.
+ Mức nộp ngân sách: Dự án đầu tư vào khu công nghiệp khi đi vào xuất ổn định có mức nộp ngân sách địa phương đạt từ 2 tỷ VNĐ/ha/năm trở lên.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ NAM.
2.1. Thực trạng về kết quả thu hút vốn và hoạt động của các dự án trong các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam.
2.1.1. Tình hình chung về thực trạng thu hút vốn và hoạt động của các dự án trong các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam.
Theo quy hoạch phát triển các KCN đến năm 2010 Hà Nam sẽ có 4KCN và 2 CCN. Đến nay đã có 2 KCN và 2 CCN đã đi vào vận hành và thu hút đầu tư: KCN Đồng Văn, KCN Châu Sơn, CCN Hoàng Đông, CCN tây nam thị xã Phủ Lý. Đang lập quy hoạch chi tiết cho dự án KCN Thanh Liêm và KCN Hoà Mạc. Khi các KCN được xây dựng hoàn chỉnh và đi vào hoạt động sẽ hình thành chuỗi đô thị thị xã Phủ Lý- Đồng Văn – Hoà Mạc.
- Về kết quả xây dựng cơ sở hạ tầng và giải phóng mặt bằng(GPMB): Đến hết tháng 12 năm 2006, đã đền bù GPMB và xây dựng xong cơ sở hạ tầng KCN Đồng Văn I, CNN Hoàng Đông và CNN tây nam thị xã Phủ Lý; cơ sở hạ tầng KCN Châu Sơn được xây dựng theo cách cuốn chiếu, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu và đã GPMB được 79ha/169ha. Đối với KCN Đồng Văn II và KCN Thanh Liêm đã thu hồi và đền bù GPMB xong, hiện đang tiến hành san lấp mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng. Còn KCN Hoà Mạc đang lên kế hoạch đền bù GPMB. Như vậy, đến nay đã thu hồi và GPMB xong 839ha/1069ha diện tích đất các KCN, CCN theo quy hoạch.
- Về kết quả thu hút đầu tư: Đến hết tháng 12/2006, đã có 65 dự án (có 6 dự án đầu tư nước ngoài) đầu tư vào các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam (trong đó có 2 dự án đầu tư phát triển và kinh doanh hạ tầng KCN của Công ty cổ phần Phát triển Hà Nam vào KCN Đồng Văn II 270ha và Công ty TNHH Hà Hoa Tiên vào CCN Hoàng Đông 100ha) với diện tích 764ha (tổng vốn đầu tư theo dự án là 4.235 tỷ đồng và số lao động thu hút theo dự án là gần 15.000 lao động. Kết quả thực hiện: đã có 41 dự án đi vào hoạt động và 24 dự án đang triển khai xây dựng với tổng thực hiện đạt 1.465 tỷ đồng, diện tích đất đã sử dụng 104ha, số lao động thu hút đạt 5.320 lao động.
Trong 4 KCN và 2 cụm Công nghiệp của tỉnh Hà Nam đến nay đã có 65 dự án đăng ký đầu tư và đã có 42dự án đi vào hoạt động. Số dự án đăng ký và số dự án đã đi vào hoạt động được thể hiện chi tiết ở bảng sau:
+ Phân theo số dự án:
Bảng 3: Thực trạng thu hút các dự án đầu tư vào các KCN tỉnh Hà Nam đến cuối năm 2006.
STT
Tên KCN
Số dự án
đăng ký
Số dự án đã hoạt động
Số DA
% trên TS
1
KCN Đồng Văn I
38
21
55,3
2
KCN Châu Sơn
8
6
75,0
3
CCN Tây Nam Thị xã
19
13
68,4
4
KCN Đồng Văn II
0
0
0
5
Cụm Công nghiệp Hoàng Đông
0
0
0
(Nguồn: BQL các KCN tỉnh Hà Nam)
Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy KCN là Đồng Văn I và CCN Tây Nam Thị xã là nơi thu hút nhiều dự án đầu tư dăng ký và hoạt động. Còn lại 2 KCN là Châu Sơn và Đồng Văn II có ít các dự án đăng ký đầu tư, đặc biệt cụm Công nghiệp Hoàng Đông chưa có dự án đăng ký đầu tư vào vì cụm Công nghiệp Hoàng Đông mới xong phần lấp nền và xây dựng hàng rào KCN nên chưa có doanh nghiệp nào đầu tư và hiện chủ đầu tư đã xin chuyển sang đầu tư xây dựng trường đại học.
Hình 1: Tình hình thu hút các dự án trong các KCN tỉnh Hà Nam.
Qua bảng số liệu và biểu đồ thể hiện các dự án đầu tư vào trong các KCN của tỉnh Hà Nam ở trên, chúng ta nhận thấy việc thu hút các dự án vào các KCN tỉnh Hà Nam đến thời điểm này là không đồng đều.
+Phân theo các lĩnh vực hoạt động.
Trong các KCN tỉnh Hà Nam có tổng số 65dự án đầu tư cho các lĩnh vực khác nhau, tuỳ từng trường hợp vào việc bố trí địa điểm các KCN để khai thác tiềm năng sẵn có và nhập khẩu nguyên liệu. Chi tiết cụ thể về các dự án đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau trên địa bàn tỉnh Hà Nam cụ thể như sau:
Bảng 4: Các lĩnh vực đầu tư trong các KCN tỉnh Hà Nam đến năm 2006.
STT
Các lĩnh vực đầu tư
Số dự án trên tổng số 65 DA
Số DA
% trên TS
1
May mặc, thêu ren, da giày xuất khẩu
12
18,5
2
Chế biến nông sản thực phẩm
13
20,0
3
Sản xuất vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí nội thất, hàng mỹ nghệ cao cấp
13
20,0
4
Cơ khí, lắp ráp điện tử, hoá mỹ phẩm, hương liệu…
15
23,0
5
Các lĩnh vực khác: kinh doanh xăng dầu, bưu chính viễn thông…
12
18.5
(Nguồn: BQL các KCN tỉnh Hà Nam)
Hình 2: Tình hình sản xuất trong các lĩnh v
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status