Phân tích và đầu tư chứng khoán - pdf 12

Download Đề tài Phân tích và đầu tư chứng khoán miễn phí



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU . .3
I. Phân tích dựa vào các yếu tố vĩ mô . 4
1. Môi trường chính trị, xã hội và pháp luật .4
2. Các điều kiện kinh tế vĩ mô .5
2.1 GDP .6
2.2 Lạm phát và lãi suất .6
2.3 Tỷ giá hối đoái .8
2.4. Các chính sách của Chính phủ .10
3. Dự báo kinh tế và diễn biến thị trường .12
II. Phân tích dựa vào các mô hình .14
1. Mô hình DDM .14
1.1. Khái niệm .14
1.2 .Các yếu tố liên quan đến mô hình DDM 14
1.3 Mô hình DDM cụ thể . . . 16
2. Mô hình FCFE .21
2.1 Mô hình FCFE tăng trưởng ổn định .22
2.2 .Mô hình FCFE hai giai đoạn tăng trưởng . 25
3. Mô hình DDM dưới dạng số nhân thu nhập P/E .28
3.1. Chỉ số EPS .28
3.1.1. Khái niệm chung: 28
3.1.2. EPS và các giá trị tham chiếu (benchmarks) 29
3.1.3. Phản ứng của thị trường với giá tham chiếu 30
3.2. Tỷ số giá thị trường so với lợi tức trên một cổ phiếu . .30
III. Một số tỉ số khác áp dụng vào phân tích thị trường
1. Tỷ số giá trên thị trường sổ sách (P/BV) .32
2. Tỷ số P/CF (Price to cash flow ratio) . 33
3. Tỷ số PS (Price to sales) .34
Phân tích giá cổ phiếu tài thị trường chứng khoán Ấn Độ .35
Danh mục tài liệu tham khảo 37
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-16710/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

và thay đổi công nghệ. Bên cạnh sự tác động đến nền kinh tế nội địa, những tỷ lệ lạm phát và lãi suất khác nhau cũng ảnh hưởng tới cán cân thương mại và tỷ giá hối đoãi giữa các đồng tiền của các nước.
Bên cạnh chính sách tài chính và tiền tệ, thậm chí chiến tranh, bất ổn chính trị tại nước ngoài hay khủng hoảng tiền tệ quốc tế cũng gây ra những thay đổi trong môi trường kinh doanh. Ðiều đó làm tăng sự bấp bênh về doanh số bán và doanh thu của doanh nghiệp, đồng thời là phần bù rủi ro yêu của nhà đầu tư. Thật khó mà tưởng tượng được một ngành hay một công ty nào có thể tránh được sự ảnh hưởng từ những biến đổi của nền kinh tế vĩ mô. Bởi vì những sự kiện kinh tế lớn có một ảnh hưởng sâu sắc đến ngành kinh tế và từng công ty trong những ngành này, những yếu tố kinh tế vĩ mô này cần được xem xét trước khi phân tích ngành.
Ðối với một danh mục đầu tư toàn cầu, tài sản phân bổ cho một quốc gia trong danh mục ấy sẽ bị ảnh hưởng bởi triển vọng kinh tế của nó. Nếu khủng hoảng sắp sửa xảy ra tại một quốc gia bạn sẽ dự báo được ảnh hưởng tiêu cực của nó lên giá chứng khoán. Bởi những dự báo kinh tế này, nhà đầu tư sẽ trở nên e sợ hơn trong việc đầu tư vào hầu hết các ngành kinh tế. Ðưa ra những dự báo này, quyết định đầu tư tốt nhất có lẽ là phân bổ vốn ít hơn cho quốc gia trên.
Dự báo kinh tế và diễn biến thị trường
Môi trường kinh tế vĩ mô quyết định xu hướng của Thị trường chứng khoán. Thông thường khi kinh tế phát triển tốt thì Thị trường chứng khoán đi lên và ngược lại, thế hiện niềm tin và tâm lý của nhà đầu tư vào nền kinh tế. Trong năm 2008 thị trường toàn cầu chứng kiến những suy giảm kỷ lục khi cơn bão tài chính và kinh tế tăng trưởng chậm lại làm chấm dứt sự bùng nổ của các Thị trường chứng khoán. Tại Mỹ, năm 2008 là tồi tệ nhất trong vòng 80 năm.Chỉ số Dow Jones mất 33,8% giá trị, Nasdaq và S&P 500 lần lượt là 40,5% và 38,5%. Chỉ số Nasdaq đã có mức sụt giảm tệ hại nhất kể từ khi nó ra đời năm 1971. Thị trường chứng khoán lớn thứ hai thế giới của Nhật Bản, vừa trải qua năm tồi tệ nhất trong lịch sử khi chỉ số Nikkei 225 "bốc hơi" hơn 42% giá trị. Vn-Index của Việt Nam, là 2 trong số các thị trường dẫn đầu về mức độ sụt giảm tại châu Á, trên 65%, (theo dữ liệu từ Bloomberg.com.). Như vậy nếu đoán được xu hướng phát tiển của nền kinh tế thì có thể đoán được xu thế phát triển chung của Thị trường chứng khoán. Tuy nhiên có sự khác biệt đáng kế trong sự biến động giá cả giữa các nhóm cổ phiếu và tình hình biến động giá của mỗi cổ phiếu lại phụ thuộc vào tình hình cụ thể của mỗi công ty. Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào diễn biến của nền kinh tế cũng diễn ra cùng chiều với diễn biến của Thị trường chứng khoán.
Biến động của Thị trường chứng khoán có thể xảy ra trước biến động của nền kinh tế đôi khi xảy ra sau. Điều này phụ thuộc vào những đoán kinh tế trong tương lai của các nhà đầu tư. Kinh tế diễn biến theo chu kỳ và không chu kỳ nào giống chu kỳ nào một cách hoàn toàn, trong 1 chu kỳ các hoạt động kinh tế cũng không tăng giảm cùng một lúc. Lợi nhuận và mức trả cổ tức của các công ty cũng tăng hay giảm với nhịp độ kinh doanh nhưng cao điểm hay điểm đáy thường diễn ra sau những biến động kinh tế vài tháng, Do vậy, các nhà đầu tư luôn cố gắng đoán đoán tình hình kinh tế thông qua hoạt động phân tích thị trường để tìm ra thời cơ tham gia hay rút lui hiệu quả nhất. Tại các nước phát triển người ta thường tập trung nghiên cứu 1 chỉ tiêu kinh tế hàng đầu : số lượng nhà của công nhân bắt đầu được xây dựng, số lượng các đơn đặt hàng mới đặt mua hàng hóa lâu bền, số giờ làm việc trong tuần và chỉ số giá chứng khoán. Thống kê tại Mỹ cho thấy giá chứng khoán thường biến động trước khi có sự biến động kinh tế từ 2 đến 11 tháng. Như vậy, việc dự báo diến biến và xu hướng của nền kinh tế trong tương lai sẽ dẫn đến những thay đổi về chứng khoán trước khi những sự thay đổi kinh tế thực sự xảy ra.
Phân tích dựa vào các mô hình
Mô hình DDM
1.1. Khái niệm:
Mô hình chiết khấu cổ tức là một mô hình tương đối tốt để định giá cổ phần. Lý thuyết này phát biểu rằng giá trị cổ phần của một công ty là giá trị của toàn bộ dòng tiền tương lai mà bạn kì vọng một doanh nghiệp tạo ra sau khi đã được điều chỉnh bằng một tỉ lệ chiết khấu hợp lý. công thức tính như sau:
cổ tức trên một cổ phiếu
Giá trị cổ phần =
tỷ lệ chiết khấu - tốc độ tăng trưởng cổ tức
Vấn đề cốt lõi trong lý thuyết này đó là cổ phần của bất cứ công ty nào cũng có trị  giá không vượt quá những khoản cổ tức mà nó sẽ đem lại cho nhà đầu tư trong hiện tại và tương lai. Theo lý thuyết DDM, cổ tức là dòng tiền mà các cổ đông sẽ thu về trong tương lai, tất nhiên là có tính tới giá trị của tiền tệ theo thời gian. Để đánh giá một công ty thông qua việc sử dụng mô hình DDM, bạn cần tính giá trị khoản cổ tức mà công ty sẽ trả trong năm tới. Có nhiều mô hình chiết khấu cổ tức trong đó có hai loại chính là mô hình cổ tức không tăng trưởng và mô hình cổ tức tăng theo thời gian.
1.2 .Các yếu tố liên quan đến mô hình DDM
Để xác định giá trị của thị trường, cần xác định các thông tin:
- Luồng thu nhập kỳ vọng
- Mô hình thời gian của thu nhập kỳ vọng
- Tỷ lệ lợi tức yêu cầu cho mỗi nhà đầu tư
Ước lượng tỷ lệ lợi tức yêu cầu:
Trong đó:
K là tỷ lệ lợi tức yêu cầu
NRFR: lãi suất phi rủi ro
RP : phần thưởng rủi ro
Lưu ý : Rủi ro ở đây chỉ bao gồm rủi ro hệ thống. Do đó, tỷ lệ lợi tức yêu cầu được xác địn bằng lãi suất phi rủi ro cộng với mức bù rủi ro của các loại rủi ro hệ thống như rủi ro thị trường, rủi ro sức mua, rủi ro chính trị
Xác định mức bù rủi ro
Theo dữ liệu quá khứ, các nhà phân tích xác định được RP của thị trường chủ yếu nằm trong khoảng 2,5 %- 6%, từ đó dựa vào một số yếu tố của thời điểm hiện tại để người ta đưa ra một mức bù chính xác :
Tỷ lệ lợi tức (dividend yield)
Rủi ro vỡ nợ
Tính không ổn định tương đối của trái phiếu và cổ phiếu
Ước lượng tỷ lệ tăng trưởng cổ tức g
Trong đó:b là tỷ lệ lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư,b=1-D/E
ROE : Thu nhập ròng trên vốn cổ phần
Để ước lượng được g, ta phải ước lượng b và ROE
Có thể nhận thấy rằng tỷ lệ tái đầu tư hằng năm bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi sự thay đổi thu nhập hàng năm
Ước lượng ROE
ROE là thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy được tạo ra bao nhiêu đồng lời. Đây cũng là chỉ số đáng tin cậy về khả năng sinh lời của công ty trong tương lai. ROE thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty nào. Thông thường, tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài h...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status