Phát triển thị trường chứng khoán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam - pdf 12

Download Chuyên đề Phát triển thị trường chứng khoán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam miễn phí



MỤC LỤC
 
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1
PHẦN MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 4
1.1. Tổng quan về chứng khoán và thị trường chứng khoán. 4
1.1.1. Khái quát sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán 4
1.1.2. Khái niệm và vai trò của thị trường chứng khoán. 5
1.1.2.1. Khái niệm thị trường chứng khoán. 5
1.1.2.2. Vai trò của TTCK 7
1.1.3. Các chủ thể tham gia TTCK 9
1.1.3.1. Chủ thể quản lý 9
1.1.3.2. Chủ thể kinh doanh ( Trung gian tài chính ) 10
1.1.3.3. Các nhà đầu tư 10
1.1.3.4. Tổ chức phát hành chứng khoán. 11
1.1.3.5. Các tổ chức phụ trợ 11
1.1.4. Phân loại TTCK. 12
1.2. Một số vấn đề về doanh nghiệp vừa và nhỏ. 14
1.2.1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ. 14
1.2.2. Vai trò của Doanh nghiệp vừa và nhỏ 16
1.2.4.1. Tình hình các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay. 21
1.2.4.2. Nhu cầu về vốn của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện
nay. 24
1.2.4.3. Khả năng huy động vốn của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ và
những khó khăn gặp phải. 25
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường chứng khoán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 27
1.3.1. Sự ổn định và tăng trưởng kinh tế. 27
1.3.2. Khung pháp lý 28
1.3.3.Năng lực của các cơ quan quản lý Nhà nước. 28
1.3.4.Công chúng đầu tư. 29
1.3.5.Sự tích cực tham gia của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ. 29
1.3.6. Chính sách hỗ trợ đặc biệt của Nhà nước. 30
1.3.7. Hệ thống các trung gian tài chính. 30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 32
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội. 32
2.2. Đánh giá khả năng tham gia thị trường chứng khoán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay 37
2.3. Thực trạng thị trường cổ phiếu của doanh nghiệp vừa và nhở ở Việt Nam hiện nay. 42
2.3.1. Thực trạng thị trường tự do. 42
2.3.2. Thực trạng đấu giá và giao dịch cổ phiếu của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên Trung tân giao dịch chứng khoán Hà Nội 45
2.3.2.1 Hoạt động đấu giá cổ phần doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá: 46
2.3.2.2. Hoạt động giao dịch thứ cấp: 47
2.4. Đánh giá thực trạng thị trường chứng khoán của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay. 58
2.4.1. Kết quả: 58
2.4.2. Hạn chế. 60
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế. 61
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM 67
3.1. Căn cứ để phát triển thị trường chứng khoán của các doanh nghiêp vừa và nhỏ ở Việt Nam. 67
3.1.1. Định hướng chung để phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2010. 67
3.1.2. Quan điểm phát triển thị trường chứng khoán của các doanh nghi ở Việt Nam. 71
3.2. Một số giải pháp phát triển thị trường chứng khoán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam 73
3.2.1. Hoàn thiện khung pháp lý. 73
3.2.2. Thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ đăng ký giao dịch trên TTGDCK Hà nội. 75
3.2.2.1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác CPH DNNN, thực hiện gắn CPH với việc đấu giá và đăng ký giao dịch trên Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà nội. 75
3.2.2.2. Tăng cường các khuyến khích cho các công ty niêm yết. 77
3.2.3. Khuyến khích sự tham gia của các nhà đầu tư có tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài. 79
3.2.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đào tạo chứng khoán cho doanh nghiệp và công chúng. 80
3.2.5. Nâng cao vị thế, quyền hạn, năng lực của cơ quan quản lý Nhà nước
về thị trường chứng khoán.81
3.2.6. Tăng cường vai trò của Hiệp hội kinh doanh chứng khoán. 82
3.2.7. Hình thành và phát triển các tổ chức định mức tín nhiệm. 83
3.2.8. Năng cao năng lực hoạt động của các trung gian tài chính 84
3.2.9. Về công nghệ 86
3.2.10. Hoàn thiện chính sách kế toán, kiểm toán. 86
3.3. Kiến nghị. 87
3.3.1. Đối với Chính phủ 87
3.3.2. Đối với các Bộ, ngành thuộc Chính phủ. 87
3.3.2.1. Đối với Bộ Tài chính. 87
3.3.2.2. Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 88
3.3.2.3. Đối với Ban đổi mới doanh nghiệp Nhà nước. 88
3.3.2.4. Đối với Bộ Thương mại 88
KẾT LUẬN 89
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-18005/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

án huy động vốn và đăng ký giao dịch trên TTGDCK. Số doanh nghiệp không cần sự hỗ trợ chiếm tỷ lệ rất thấp.
Như vậy, có thể thấy khó khăn lớn nhất đối với các doanh nghiệp dự kiến tham gia đăng ký giao dịch là chưa được qua đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ TTCK, cũng như thiếu các dịch vụ về tư vấn pháp lý liên quan đến việc tham gia TTCK. Trong vấn đề này, một lần nữa cho thấy vai trò quan trọng của công tác thông tin tuyên truyền và phổ cập kiến thức về chứng khoán và TTCK đối với các doanh nghiệp nói chung cũng như đối với cán bộ lãnh đạo của doanh nghiệp nói riêng.
Như vậy với 477 doanh nghiệp được điều tra trên có thể chưa thay mặt chính xác được cho tổng số các doanh nghiệp CPH và các CtyCP trên cả nước. Tuy nhiên phần nào đã phản ánh được tình hình hoạt động của các DNNN CPH, đang CPH và các CtyCP. Đồng thời có thể đánh giá được về cơ bản sự hiểu biết và khả năng, nhu cầu tham gia đăng ký giao dịch của các doanh nghiệp này. Nhu cầu tham gia của các DNV&N trên TTGDCK Hà Nội có thể nói là khá lớn, tuy nhiên thực tế hiện nay có diễn ra theo đúng nhu cầu đó hay không? phần tiếp theo sẽ cho ra một bức tranh về thực trạng TTCK của các DNV&N ở Việt Nam.
2.3. Thực trạng thị trường cổ phiếu của doanh nghiệp vừa và nhở ở Việt Nam hiện nay.
2.3.1. Thực trạng thị trường tự do.
TTCK tập trung của Việt Nam đã chính thức đi vào hoạt động từ 20/7/2000. Song, các chứng khoán đã xuất hiện từ cuối những năm thập kỷ 90 trên cơ sở các văn bản pháp luật về phát hành trái phiếu Chính phủ, Tín phiếu Kho bạc và CPH DNNN. Sự ra đời của Luật công ty (sau đó được thay thế bởi Luật doanh nghiệp) và Luật các tổ chức tín dụng đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện của hàng loạt các công ty cổ phần. Ngoài những cổ phiếu được giao dịch trên thị trường tập trung, một số lớn cổ phiếu của các công ty cổ phần khác mà chủ yếu là các DNV&N đang được tự do chuyển nhượng trên thị trường, ngoài tầm kiểm soát của Nhà nước, chưa có một thị trường chính thức cho nó. Thị trường đó hoạt động ngầm, giao dịch những cổ phiếu của các doanh nghiệp chưa niêm yết dưới cái tên là thị trường tự do. Ngày nay người ta biết đến nhiều thị trường dưới tên gọi “cà phê chứng khoán”, “Index house” hay giao dịch qua mạng Internet.
Hiện nay hoạt động phát hành và giao dịch chứng khoán trên thị trường tự do đang diễn ra rất sôi động và phức tạp, không có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước, hoạt động của thị trường mang tính rủi ro lớn, nhà đầu tư không được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trên thị trường. Lý do cơ bản của thực trạng này là vì cho tới nay vẫn chưa có một khung pháp lý đầy đủ quy định việc phát hành chứng khoán chưa niêm yết. Trong khi đó, trên thực tế hiện nay nhiều công ty đã có đủ điều kiện niêm yết nhưng chưa muốn niêm yết trên TTGDCK và nhiều công ty chưa đủ điều kiện niêm yết đã tiến hành huy động vốn bằng tự phát hành chứng khoán. Do vậy, việc quản lý phát hành chứng khoán đối với các công ty niêm yết là rất khó khăn. Mảng thị trường tự do đang hoạt động rất sôi động đã gây ra nhiều khó khăn cho thị trường và rủi ro cho cả phía nhà đầu tư cũng như nhà phát hành.
Thực trạng phát hành của các doanh nghiệp cổ phần hiện nay đang là vấn đề gây bức xúc lớn cho thị trường tài chính nói chung và TTCK nói riêng. Theo quy định hiện nay, các công ty chỉ cần đăng ký vốn điều lệ với cơ quan đăng ký kinh doanh. Còn trên thực tế, công ty huy động vốn đến đâu là thuộc quyền tự chủ của công ty, do đó khó có thể đánh giá được tổng số vốn thực tế đã huy động của các công ty này. Mặt khác, việc phát hành cổ phiếu của các công ty cổ phần hiện nay là không kiểm soát được vì Luật doanh nghiệp quy định rất thoáng: ctyCP có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo các quy định của pháp luật về chứng khoán, song văn bản cao nhất hiện nay điều chỉnh hoạt động của TTCK là Nghị định 144 mới chỉ điều chỉnh việc phát hành ra công chúng để niêm yết trên TTGDCK, do đó các công ty phát hành chứng khoán không niêm yết thì không phải tuân thủ Nghị định này, không phải xin phép, không phải báo cáo kết quả phát hành, và không phải chịu sự giám sát của cơ quan nào.
Ví dụ trường hợp phát hành cổ phiếu để tăng vốn của công ty Dịch vụ giải trí Hà Nội (Haseco). Haseco tiến hành phát hành thêm 1,5 triệu cổ phiếu với giá 16.000 đồng/cổ phiếu. Trong đợt huy động đó công ty đã huy động được hơn 20 tỷ đồng và không một nhà đầu tư nào biết số vốn đó được sử dụng như thế nào. Đồng thời trong mấy năm qua, Haseco không hề chia cổ tức, thậm chí không báo cáo kết quả kinh doanh cho các cổ đông, chỉ đến khi có quá nhiều thắc mắc thì công ty chỉ viết một văn bản xin lỗi cổ đông mà thôi, khiến cho nhà đầu tư tỏ ra chán nản chỉ biết coi số tiền đầu tư đó đã bị mất.
Ngoài ra, hiện nay còn có xu hướng là việc các công ty TNHH chuyển đổi thành ctyCP bằng cách bán cổ phiếu ra công chúng. Hai công ty TNHH là Lệ Hoa và Phú Phong cũng đã nhờ Ngân hàng Đầu tư và phát triển VN tại Tp.HCM phát hành cổ phiếu ra công chúng để vừa chuyển đổi hình thức, vừa tăng vốn đầu tư. Việc các công ty chuyển đổi thành ctyCP và bán cổ phiếu ra ngoài là một hoạt động xã hội hoá kinh doanh. Điều đó cho thấy môi trường kinh doanh nước ta thực sự có thay đổi, song, cũng như việc phát hành của CtyCP như đề cập trên hiện nay, chúng ta chưa quản lý được hoạt động phát hành chứng khoán của các doanh nghiệp này.
Có thể thấy rằng, với cách thức phát hành tự do không có sự quản lý của Nhà nước sẽ gây ra nhiều khó khăn trong vấn đề quản lý cũng như không đảm bảo được quyền lợi của các nhà đầu tư, trên khía cạnh nào đó, điều này cũng ảnh hưởng đến hoạt động của TTCK chính thức.
Bên cạnh mảng phát hành, các hoạt động giao dịch trên thị trường tự do cũng có rất nhiều vấn đề cần nói tới. Hiện nay, chứng khoán của các công ty chưa niêm yết và giao dịch trên TTGDCK Tp.HCM thì được mua bán chuyển nhượng trên thị trường tự do. Đây là thị trường chưa được tổ chức, hình thức hoạt động của thị trường tự do thông thường là qua các nhà môi giới tự do, chưa được cấp phép hành nghề của cơ quan quản lý. Hầu hết chứng khoán của hàng ngàn DNNN đã CPH và ctyCP thành lập mới, trong đó chủ yếu là các DNV&N đã và đang được lưu hành trên thị trường tự do. Hoạt động giao dịch tự do sẽ gây ra rất nhiều rủi ro cho các nhà đầu tư. Do đó, chúng ta cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn niêm yết vào TTGDCK Hà Nội nhằm thu hẹp quy mô thị trường tự do, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích cho các nhà đầu tư.
2.3.2. Thực trạng ®Êu gi¸ vµ giao dÞch cæ phiÕu cña doanh nghiÖp võa vµ nhá trªn TTGDCK Hµ Néi
Việc đưa TTGDCK Hà Nội đi vào hoạt động đã mở ra một “sân chơi” mới tạo điều kiện cho các doanh nghiệp không đủ tiêu chuẩn niêm yết, đặc biệt là tiêu chuẩn về vốn, hay không muốn niêm yết trên TTGDCK.tp HCM, mà trong đó DNV&N chiếm một tỷ trọng khá lớn có thể ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status