Một số giải pháp phát triển thương hiệu cho công ty tư vấn quản trị thương hiệu Việt - pdf 12

Download Đề tài Một số giải pháp phát triển thương hiệu cho công ty tư vấn quản trị thương hiệu Việt miễn phí



MỤC LỤC



/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-19116/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

tối đa giá trị của thương hiệu và khai thác tác dụng của chúng trong việc xây dựng và phát triển kinh doanh
* Thiết kế các phương tiện giao tiếp: logo, slogan, kiểu dáng sản phẩm, quảng cáo, email marketing, webssite, … dựa trên các thông tin từ giai đoạn nghiên cứu và phân tích định hướng: thị trường, đối thủ cạnh tranh, khách hàng, nắm bắt thông tin khách hàng, điểm yếu và điểm mạnh của thương hiệu đặc điểm nhận dạng thương hiệu mong muốn.
* Cơ cấu giao diện khách hàng: tạo ra môi trường giao tiếp đảm bảo tính tương tác cao như đối thoại trực tiếp, showrom tổ chức thăm hỏi khách hàng, giao dịch thương mại điện tử … Điều quan trọng là cuộc giao tiếp đó phải luôn luôn được duy trì. Sự im lặng trong một thời gian quá lâu trên thị trường sẽ làm giảm sức mạnh của thương hiệu. Luôn luôn xây dựng hình ảnh thương hiệu một cách dáng nhớ bằng những ý tưởng đơn giản và sáng tạo trong việc:
Khuyếch trương thương hiệu qua dãy sản phẩm
Khuyếch trương thương hiệu qua các phương tiện thông tin đại chúng
Khuyếch trương thương hiệu qua chất lượng dịch vụ
Khuếch trương thương hiệu qua văn hoá doanh nghiệp
Khuyếch trương thương hiệu qua các mối quan hệ giao tiếp với khách hàng
Khuyếch trương thương hiệu qua nhân viên trong doanh nghiệp
Mục tiêu của khuyếch trương thương hiệu là phải làm sao thể hiện được đúng chức năng của nó, cung cấp các thông tin cần thiết đến khách hàng và “nói lên được tiếng nói của doanh nghiệp”. Chương trình 5M (Mission, Money, Media, Measure và Manage) là một chương trình thực hiện khuyếch trương quảng cáo hiệu quả
Mision (Mục tiêu)
Media (Phương tiện)
Money
(Ngân sách)
Manage
(Quản lý)
Measure (Đánh giá)
Đổi mới theo dõi sự phát triển và xu hướng thị trường và luôn đặt ra câu hỏi “tại sao” và “tại sao không” đối với từng cặp thương hiệu thị trường, thương hiệu sản phẩm để tìm ra cách thức đổi mới thương hiệu
Thiết lập và duy trì thương hiệu Internet
e) Kế hoạch ưu tiên: phải làm việc gì trước
Xác định được thư tự ưu tiên giải quyết công việc củng cố hay mở rộng hay phát triển đối với từng cặp thương hiệu thị trường thương hiệu sản phẩm
thực hiện và quản lý
3.4 Thực hiện và quản lý thương hiệu:
Mỗi doanh nghiệp nên có ít nhất một giám đốc thương hiệu và một trợ lý quản trị thương hiệu. Chức danh của giám đốc thương hiệu, giám đốc sản xuất và trong phạm vi hẹp hơn, giám đốc marketing thương được sử dụng cho cùng một chức năng nên một số doanh nghiệp chỉ dùng một chức danh này hay chức danh khác. Giám đốc marketing có xu hướng được dùng trong thương mại dịch vụ; giám đốc sản xuất thường sử dụng trong những ngành công nghiệp kỹ thuật sản xuất. Giám đốc thương hiệu thường bao quát và giám sát tất cả mọi vấn đề liên quan đến một sản phẩm. Công việc điển hình của một giám đốc thương hiệu là quản trị một nhóm làm việc bao gồm một vài tợ lý quản trị thương hiệu trọ lý marketing một vài giám sát viên chịu trách nhiệm về tất cả các vấn đề liên quan đến sản phẩm. Trách nhiệm này còn phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp, số nhãn hiệu mà doanh nghiệp có, phạm vi địa lý của sản phẩm và quan trọng nhất là mức độ coi trọng vai trò của marketing trong doanh nghiệp.
Kinh nghiệm cho thấy nên lập ra một nhóm làm việc để thảo luận và bàn bạc về các quyết định phát triển thương hiệu. Có 3 điều cần chú ý:
Nhóm làm việc nên có từ 6 -8 người; nếu số người tham gia làm việc nhỏ hơn 6 sẽ rất khó có thể khuấy động không khí thảo luận nhiệt tình. Nếu số lượng nhân viên vượt quá 8 mỗi một thành viên tham gia thêm vào sẽ làm cho việc đi đến ý kiến thống nhất khó khăn tăng lên gấp hai lần.
Nên duy trì một văn hoá công ty cởi mở và dân chủ. Nếu công ty bạn có sự phân biệt cấp bậc cao thì nên chú y khi lựa cọn người tham gia vào nhóm làm việc. Ví dụ như các giám đốc cấp cao và người trực tiếp chịu sự kiểm soát của họ sẽ rất khó có thể ngồi chung trong một cuộc thảo luận nhóm. Sự có mặt của những thành viên trẻ tuổi và ít kinh nhiệm phải được đảm bảo bằng sự tự tin và sáng tạo của họ khi tham gia thảo luận.
Thành phần tham gia có thể đến từ mọi cấp, phòng ban trong công ty. Nếu có sự tham gia của một người bên ngoài Công ty, người đó phải là đối tác được tin cậy. Nếu không, cuộc thảo luận sẽ kém hiệu quả do hạn chế sự thẳng thắn và trung thực.
Về cơ bản, một nhóm làm việc về quản trị thương hiệu thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:
Thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu về sơ cấp và thứ cấp về thương hiệu của doanh nghiệp.
Thiết lập hệ thống báo cáo thông tin thường xuyên sự vận động của thương hiệu.
Xây dựng đội ngũ tác nghiệp triển khai chiến lược và điều chỉnh cách giao tiếp của thương hiệu ở mọi điểm tiếp xúc với thị trường; quản lý, khai thác và bảo vệ thương hiệu.
Theo dõi và quản lý việc thực hiện: quản lý thị trường của doanh nghiệp; tiếp tục các nghiên cứu quản trị nhãn hiệu; đánh giá việc quản trị nhãn hiệu hàng năm, đề ra phương án mới.
Có thể nói quản lý kinh doanh chính là quản lý thương hiệu. Chìa khoá để dẫn đến thành cộng trong kinh doanh là phát triển một văn hoá chung chi phối mọi chức năng hỗ trợ và cung cấp nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Điều này đòi hỏi người lãnh đạo phải có một cách nghĩ trong đó mục tiêu, hệ thống, thông tin và hiệu quả phải được thống nhất trong mọi bộ phận chức năng kinh doanh chứ không chỉ đối với một số bộ phận truyền thống như marketing, nhân sự, tài chính, tin học và sản xuất. Một cách tổng hợp, người ta phải đưa ra được một cách làm việc hiệu quả để phân tích cơ cấu tổ chức và hoạt động của tổ chức. Đối với một doanh nghiệp chúng có thể được sử dụng để xác định phạm vi mà công ty đang hướng tới một cách rõ ràng để dành được chỗ đứng khác biệt và hấp dẫn trong tâm trí người tiêu dùng.
II. Tình hình phát triển thương hiệu hiện nay
1. Tình hình xây dựng và hát triển thương hiệu ở Việt Nam
Dưới hình thức này hay hình thức khác, các doanh nghiệp Việt Nam đều đã và đang phát triển thương hiệu cho riêng mình. Có những công ty đã thực sự có một chiến lược thương hiệu rõ ràng như Trung nguyên, Phở 24... Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp chưa xây dựng được một chiến lược toàn diện mà chỉ phát triển thương hiệu bằng các công cụ marketing thông thường. Các chiến lược đang được áp dụng tại Việt Nam hiện nay như:
Chiến lược về sản phẩm
Chiến lược về giá
Chiến lược phân phối trên thị trường
Chiến lược xúc tiến bán hàng
Chiến lược phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu
Một số doanh nghiệp quan niệm đơn giản, tạo dựng một thương hiệu chỉ thuần tuý là đặt cho sản phẩm một cái tên, không nhận thức đầy đủ để có một thương hiệu có giá trị là cả một quá trình bền bỉ, với những nỗ lực liên tục và cần được trợ giúp bởi các phương pháp và kỹ năng chuyên biệt. Rốt cuộc chúng ta không thể có được các thương hiệu lớn, khô...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status