Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội - pdf 12

Download Đề tài Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội miễn phí



MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu: 1
CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC 2
1.Những vấn đề chung về quá trình bán hàng 2
1. Khái niệm chung về quá trình bán hàng 2
2. Sự cần thiết phải hạch toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 2
2. Tổ chức công tác bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 3
1. Các cách bán hàng 3
2. Phương pháp xác định giá vốn của hàng bán 3
3. Các nguyên tắc ghi nhận doanh thu bán hàng 6
4. Phương pháp xác định chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp 6
5. Xác định kết quả kinh doanh 7
6. Chứng từ sử dụng hạch toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 7
3. Hạch toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 7
1. Hạch toán nghiệp vụ bán hàng 7
2. Hạch toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp 13
3. Hạch toán xác định kết quả kinh doanh 15
4. Các hình thức sổ áp dụng trong hạch toán bán hàng 15
1. Hình thức Nhật ký - Sổ cái 15
2. Hình thức Chứng từ - Ghi sổ 17
3. Hình thức Nhật ký chung 18
4. Hình thức Nhật ký- Chứng từ 19
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN BÁN HÀNG 20
1. Tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty 20
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 20
2. Đặc điểm kinh doanh của công ty 21
3. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 22
2 . Tổ chức bộ máy kế toán, công tác kế toán và sổ kế toán 23
1. Tổ chức bộ máy kế toán 23
2. Tổ chức công tác kế toán 25
3. Tổ chức sổ kế toán tại công ty 26
3. Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh 27
1. Giá cả và cách thanh toán 27
2. Kế toán quá trình bán hàng ở công ty kinh doanh Thép và vật tư Hà Nội 28
3. Kế toán các khoản giảm từ doanh thu 36
4. Kế toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp 38
5. Kế toán xác định kết quả bán hàng 40
CHƯƠNG III :PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN 43
1. Nhận xét, đánh giá về quá trình 43
1. Ưu điểm 43
2. Một số hạn chế 44
2. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện 44
1. Sự cần thiết phải hoàn thiện 44
2. Phương hướng hoàn thiện 45
3. Một số biện pháp nhằm hoàn thiện 45
4. Các biện giải pháp tổ chức quản lý và nâng cao hiệu quả kinh doanh. .47
Kết luận 49
Danh mục tài liệu tham khảo 50
 
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-19070/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ác TK 511, 632, 641, 642, 911…
Sổ đăng ký CT-GS
Sổ ( thẻ ) kế toán chi tiết các TK 131, 511, 531, 532, 641, 642, 156
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Bảng cân đối số phát sinh
Bảng tổng hợp chi tiết
Chứng từ ghi sổ
Sổ quỹ
Chứng từ gốc
Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ Quan hệ đối chiếu
4.3. Hình thức Nhật ký chung.
Đặc điểm của hình thức Nhật ký chung là toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi vào một quyển sổ gọi là Nhật ký chung theo thứ tự thời gian và định khoản các nghiệp vụ đó. Sau đó, căn cứ vào Nhật ký chung, lấy số liệu trên để ghi vào sổ Cái.
Sơ đồ hạch toán:
Bảng tổng hợp chi tiết
Nhật ký đặc biệt
Báo cáo kết quả kinh doanh
Bảng cân đối số phát sinh
Sổ Cái các TK 511, 641, 642, 911, 632..
Sổ ( thẻ ) kế toán chi tiết các TK 131, 511, 531, 532, 641, 156…
Sổ Nhật ký chung
Chứng từ gốc
Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ Quan hệ đối chiếu
4.4. Hình thức Nhật ký - Chứng từ.
Đặc điểm chủ yếu của hình thức Nhật ký - Chứng từ là mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều căn cứ vào chứng từ gốc sau khi đã kiểm tra, phân loại ghi vào các Nhật ký - Chứng từ có liên quan. Sổ Nhật ký - Chứng từ kết hợp việc ghi chép tổng hợp với chi tiết, kết hợp ghi theo hệ thống với ghi theo trình tự thời gian. Các nghiệp vụ kinh tế cùng loại được kết hợp vào một mẫu sổ.
Sơ đồ hạch toán :
Báo cáo kết quả kinh doanh
Sổ Cái các TK 156, 511, 632, 911…
Chứng từ gốc
Bảng phân bổ
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ ( thẻ ) kế toán chi tiết TK 131, 511, 632, 156, 641..
Nhật ký - Chứng từ số 8
Bảng kê số
1, 5, 8, 10,11
Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ Quan hệ đối chiếu
CHƯƠNG II :
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QỦA
KINH DOANH TẠI CÔNG TY KINH DOANH
THÉP VÀ VẬT TƯ HÀ NỘI.
1. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY KINH DOANH THÉP VÀ VẬT TƯ HÀ NỘI.
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.
1.1.1. Lịch sử hình thành.
Ban đầu công ty có tên là Công ty thu hồi phế liệu kim khí, được thành lập từ năm 1972 với chức năng thu mua thép phế liệu trong nước tạo nguồn cung cấp nguyên liệu cho việc nấu luyện thép ở nhà máy gang thép Thái Nguyên. Công ty thu hồi phế liệu kim khí là đơn vị hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân trực thuộc Tổng công ty Kim khí Việt Nam - Bộ vật tư. Để hoạt động của công ty có hiệu quả cao và đáp ứng được mọi yêu cầu về nguồn cung cấp thép phế liệu cho hoạt động sản xuất, Bộ vật tư có Quyết định số 628/ QĐ - VT tháng 10 năm 1985 hợp nhất hai đơn vị Công ty thu hồi phế liệu kim khí và Trung tâm giao dịch và dịch vụ vật tư ứ đọng chậm luân chuyển thành Công ty vật tư thứ liệu Hà Nội. Công ty là một đơn vị trực thuộc Tổng công ty Kim khí, hạch toán độc lập. Công ty vật tư thứ liệu Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 600/ TM - TCCB của Bộ thương mại ngày 28/ 05/ 1993, trực thuộc Tổng công ty Thép Việt Nam ( trước kia là Tổng công ty Kim khí ).
Ngày 15/ 04/ 1997, Bộ công nghiệp ra Quyết định số 511/ QĐ - TCCB sáp nhập Xí nghiệp dịch vụ vật tư ( là đơn vị phụ thuộc Tổng công ty Thép ) vào Công ty vật tư thứ liệu Hà Nội. Ngày 05/ 06/ 1997, Công ty vật tư thứ liệu Hà Nội đổi tên thành Công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội theo Quyết định số 1022/ QĐ - HĐQT của Hội đồng quản trị Tổng công ty Thép Việt Nam. Công ty có trụ sở chính tại 658 - Trương Định - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội.
Công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội có địa bàn kinh doanh rộng nhưng chủ yếu tập trung tại Hà Nội. Trực thuộc công ty có 24 đơn vị , các đơn vị kinh doanh của công ty có tính tập trung cao ở địa bàn Hà Nội. Công ty dễ quản lý tình hình hoạt động kinh doanh của các đơn vị phụ thuộc.
1.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội là doanh nghiệp Nhà nước, hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, được Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 11141 ngày 22/ 06/ 1996. Công ty hoạt động với tổng số vốn kinh doanh là 54.436.172.202 đồng ( số liệu cuối năm 2002 ), trong đó:
Vốn lưu động là:40.385.441.744 đồng, chiếm 74,19 % tổng số nguồn vốn.
Vốn cố định là : 14.050.730.458 đồng, chiếm 25,81 % tổng nguồn vốn.
Cơ cấu vốn của công ty tương đối hợp lý với loại hình doanh nghiệp thương mại.
Kết quả kinh doanh của công ty trong những năm gần đây:
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
631.545
661.424
674.631
Các khoản giảm trừ DT
376
713
570
- Giảm giá hàng bán
79
92
84
- Hàng bán bị trả lại
297
621
486
1. Doanh thu thuần
631.169
606.711
674.061
2. Giá vốn hàng bán
602.413
628.432
642.524
3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
28.756
32.279
31.537
6. Chi phí bán hàng
13.572
13.265
14.157
7. Chi phí quản lý doanh nghiệp
983
3.465
2.531
8. Lợ nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
14.201
15.549
14.849
Nhìn vào kết quả trên ta thấy, trong ba năm liên tiếp tốc độ phát triển của công ty tăng dần và hoạt động luôn có lãi. Cụ thể : Doanh thu năm 2002 so với năm 2001 tăng 2%, doanh thu năm 2001 so với năm 2000 tăng 4,7%. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh năm 2000 là 14.201 triệu đồng, năm 2001 là 15.549 triệu đồng,tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của công ty có xu hướng giảm dần, thu nhập từ hoạt động kinh doanh năm 2002 chỉ đạt 95,5% so với năm 2001. Trong các năm luôn phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu. Các khoản giảm trừ doanh thu chiếm trong tổng doanh thu năm 2000 là 0,06%; năm 2001 là 0,12%; năm 2002 là 0,08%.
Xét về các khoản chi phí kinh doanh cho thấy:
- Chi phí bán hàng tương đối ổn định, năm 2001 so với năm 2000 giảm 2,3%, năm 2002 tăng so với năm 2000 là 6,7%.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh, năm 2001 so với năm 2000 tăng 252,5% , năm 2002 so với năm 2000 tăng 157,5%.
Điều đó chứng tỏ sự thay đổi cách thức quản lý đã làm cho chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh, giảm hiệu quả kinh doanh. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nhanh chủ yếu do đưa công nghệ mới vào quản lý và làm cho công ty tăng rõ rệt hiệu quả quản lý. Năm 2003, công ty có kế hoạch thực hiện một số biện pháp nhằm kích thích tiêu thụ như có sự ưu đãi với khách hàng tiêu thụ với lượng hàng lớn, đa dạng hoá kênh tiêu thụ, hình thức thanh toán, mở rộng địa bàn hoạt động. Theo sự dự báo về việc phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển các công trình xây dựng, công ty lập kế hoạch doanh thu sẽ đạt được năm 2003 là 770 tỉ đồng.
1.2. Đặc điểm kinh doanh của công ty.
Công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội là một công ty kinh doanh có quy mô lớn, với tổng số cán bộ công nhân viên là 432 người trong đó có 54 nhân viên quản lý trên văn phòng công ty. Công ty chuyên kinh doanh các mặt hàng thép, vật liệu xây dựng và kinh doanh các mặt hàng phụ tùng thông qua hệ thống cửa hàng của công ty.
Về nguồn hàng, công ty khai thác nguồn hàng tương đối đa dạng. Công ty chủ yếu khai thác nguồn hàng sản xuất trong nước như mặt hàng kim khí, ống VINAPIPE, xi măng, phụ tùng, gang, vòng bi... Ngoài ra, công ty còn khai thác các nguồn hàng nhập khẩu từ Nga, Hàn Quốc như các loại thép, kim khí ngoại, vòng ống FKF, phôi thép, vòng bi, phụ tùng, hàng gang... Th
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status