Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty in Công Đoàn - pdf 12

Download Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty in Công Đoàn miễn phí



MỤC LỤC
 
Lời nói đầu 1
Chương I: Các vấn đề chung về chi phí sản xuất và giá thành sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất 3
I. Đặc điểm tổ chức sản xuất của ngành sản xuất công nghiệp 3
II. Khái niệm chi phí sản xuất và các cách phân loại chi phí sản xuất chủ yếu. 3
1. Khái niệm chi phí sản xuất 3
2. Các cách phân loại chi phí sản xuất chủ yếu 4
III. Ý nghĩa của công tác quản lý chi phí sản xuất trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh 7
IV. giá thành sản phẩm, phân loại giá thành sản phẩm 7
1. Khái niệm giá thành sản phẩm 7
2. Phân loại giá thành sản phẩm 8
V. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm 10
1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 10
2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm 10
VI. Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 11
VII. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm và ứng dụng trong các loại hình doanh nghiệp chủ yếu. 12
1.Các phương pháp tính giá thành sản phẩm 12
2. Ứng dụng các phương pháp tính giá thành trong các loại hình doanh nghiệp chủ yếu 14
VIII. Các phương pháp đánh giá sản phẩm đang chế tạo dở dang 15
IX. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 17
1. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 17
2. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất 17
3. Kế toán tổng hợp CPSX toàn doanh nghiệp 22
Chương II: Thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty in Công Đoàn 25
I. Đặc điểm chung của Công ty in Công Đoàn 25
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 25
2. Chức năng nhiệm vụ, đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty in Công Đoàn 25
3. Công tác tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy kế toán của Công ty in Công Đoàn 26
II. Thực tế công tác kế toán tại Công ty in Công Đoàn 34
1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm của Công ty in Công Đoàn 34
2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 35
3. Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ 62
4. Phương pháp tính giá thành sản phẩm 63
Chương IIIL Nhận xét, kiến nghị về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty in Công Đoàn 65
I. Đánh giá khái quát công tác lập dự toán chi phí sản xuất, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty in công đoàn 65
1.Ưu điểm: 65
2. Những mặt hạn chế cần cải tiến của Công ty in Công Đoàn 66
II. Một số biện pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp 67
1. Yêu cầu hoàn thiện 67
2. Nội dung hoàn thiện 68
3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty in Công Đoàn 68
3.1. Giải pháp về việc vận dụng hệ thống tài khoản kế toán 68
3.2. Giải pháp về việc trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất 68
3.3. Giải pháp về việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 69
3.4. Giải pháp về khoản mục thiệt hại trong sản xuất 70
3.5. Giải pháp về phương pháp tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm: 70
3.6. Giải pháp về phương pháp chứng từ ghi sổ: 71
Kết luận 73
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-19016/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

i khoản sử dụng
TK 154 - Chi phí SXKD dở dang - Kết cấu và nội dung phản ánh:
Bên nợ: Kết chuyển chi phí SXKD dở dang cuối kỳ
Bên có: Kết chuyển chi phí SXKD dở dang đầu kỳ
Số dư bên Nợ: Chi phí SXKD còn dở dang cuối kỳ (chi tiết từng đối tượng)
TK 631 - Giá thành sản xuất - Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên nợ: + Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ
+ Chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ
Bên có: + Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ kết chuyển vào TK 154
+ Giá thành sản phẩm đã bán, dịch vụ hoàn thành kết chuyển vào TK 632 - Giá vốn hàng bán.
TK 631 không có số dư cuối kỳ và được chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí.
Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp (Sơ đồ 5)
TK 154
TK 631
(1) Kết chuyển giá trị sản
phẩm dở dang đầu kỳ
TK 621 (chi tiết)
(2) CP NVLTT
TK 154
(5) Kết chuyển chi phí sản
phẩm dở dang cuối kỳ
TK 622 (chi tiết)
(3) CP NCTT
TK 632
(6) Giá thành sản phẩm
hoàn thành trong kỳ
TK 627 (chi tiết)
(4) CP SXC
(Phương pháp kiểm kê định kỳ)
CHƯƠNG II
THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY IN CÔNG ĐOÀN
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY IN CÔNG ĐOÀN
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty in Công Đoàn thuộc Tổng Liên Đoàn Lao động Việt Nam, tiền thân là nhà máy in Lao động được thành lập vào ngày 22/08/1946 tại chiến khu Việt Bắc. Công ty là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động độc lập trong việc hạch toán kinh tế, tự chủ về mặt tài chính, có con dấu riêng và có tài khoản riêng ở ngân hàng.
Trụ sở chính: 169 Tây Sơn - Đống Đa - Hà Nội
Điện thoại: 04. 8514997
Fax: 04. 8571820
Từ buổi đầu thành lập với trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật còn sơ sài, lạc hậu, nhưng tới nay công ty đã thực sự phát triển lớn mạnh với nhiều máy móc thiết bị hiện đại. Trải qua gần 60 năm tồn tại và phát triển, Công ty đã không ngừng hoàn thiện bộ máy quản lý, phục vụ sản xuất phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn, đổi mới công tác khoa học đảm bảo sản xuất gắn liền với nhiệm vụ được giao, với hợp đồng in ấn từ bên ngoài. Tuy chỉ là một Công ty in có quy mô trung bình nhưng bằng kết quả sản xuất kinh doanh và sự lớn mạnh không ngừng trong những năm qua, công ty đã tự khẳng định vị trí, uy tín của mình trên thương trường trước sự chuyển biến lớn mạnh không thể phủ nhận được của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
2. Chức năng nhiệm vụ, đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty in Công Đoàn
Công ty in Công Đoàn là một đơn vị hạch toán độc lập về mặt tài chính. Do vậy, công ty có chức năng tổ chức quá trình sản xuất kinh doanh từ khâu mua vật liệu, sản xuất theo đơn đặt hàng đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời quản lý mọi mặt về công tác tài chính kế toán, luân chuyển hàng hóa và các hoạt động kinh doanh khác.
Là một công ty in trực thuộc sự quản lý của Nhà nước nên Công ty luôn cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ của mình đó là in sách, báo, tạp chí, tài liệu phục vụ cho đoàn viên, công nhân lao động cũng như mục tiêu là phải đảm bảo chất lượng in đẹp, chính xác và kịp thời hạn.
3. Công tác tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy kế toán của Công ty in Công Đoàn
a.. Các mặt hàng sản xuất chủ yếu hiện nay của công ty
Để công tác hạch toán được thuận lợi, Công ty in Công Đoàn quy đổi tất cả các mặt hàng do công ty sản xuất về cùng một trong 3 loại sau:
+ Sách báo, tập san: Bao gồm các loại sách chính trị, giáo dục, văn học…và các sách báo, tạp chí do các nhà sản xuất hay các tòa soạn đặt in.
+ Văn hóa phẩm: Bao gồm các loại tranh ảnh, lịch, bưu thiếp
+ Các loại sản phẩm khác: Bao gồm các loại sản phẩm in đơn giản, có thể in bằng phương pháp thủ đông và có số lượng ít như: thiếp mời, phong bì…
b. Công tác tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất
Bộ máy quản lý của Công ty in Công Đoàn được tổ chức theo nguyên tắc khép kín, liên tục, chu kỳ sản xuất ngắn, không có các phòng trung gian nên thông tin kịp thời, chính xác, đem lại hiệu quả cao cho sản xuất.
Bộ máy tổ chức của Công ty in Công Đoàn bao gồm: Ban giám đốc, các phòng ban phân xưởng sản xuất. Các bộ phận liên quan chặt chẽ, mật thiết với nhau tạo nên một bộ máy hoạt động hoàn chỉnh giúp cho việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đảm bảo hoàn thành đúng kế hoạch, thực hiện tốt các chỉ tiêu kinh tế và nghĩa vụ nộp ngân sách với Nhà nước.
Việc tổ chức bộ máy điều hành có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả hoạt động của công ty. Mô hình tổ chức của Công ty in Công Đoàn được sắp xếp như sau:
Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty in Công Đoàn (Sơ đồ 6)
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng tổ chức hành chính
Phòng tài chính kế hoạch
Phòng điều độ sản xuất vật tư
Phòng kỹ thuật cơ điện
Phòng
bảo vệ
Phân xưởng máy in
Phân xưởng
chế bản
Phân xưởng chữ ảnh vi tính
Tổ bình dân
Tổ phơi bản
Tổ máy in Mercery
Tổ máy in R096
Tổ máy in Newsweb
Tổ chữ ảnh vi tính
Tổ
ảnh
Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý Công ty
· Ban giám đốc
Ban giám đốc bao gồm giám đốc và phó giám đốc là những người chịu trách nhiệm về mặt pháp lý và kinh tế cao nhất được đoàn chủ tịch Liên Đoàn Lao động Việt Nam bổ nhiệm.
- Giám đốc: là người đứng đầu bộ máy quản lý của công ty, là người chịu trách nhiệm trước cấp trên chủ quản về mọi hoạt động của công ty và trực tiếp chỉ huy bộ máy in thông qua các trưởng phòng của các phòng, các quản đốc phân xưởng.
- Phó giám đốc: là người giúp việc cho giám đốc, được giám đốc ủy quyền giải quyết việc thay giám đốc khi giám đốc vắng mặt và chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật sản xuất báo, tạp chí.
· Các phòng ban chức năng
Tổ chức quản lý, sản xuất kinh doanh của công ty. Các phòng ban chịu sự chỉ đạo trực tiếp và giúp việc cho ban giám đốc, đảm bảo cho sự lãnh đạo hoạt động sản xuất kinh doanh được thống nhất.
- Phòng tổ chức hành chính:
Có nhiệm vụ duyệt và quản lý quỹ tiền lương, tiền thưởng và chấp hành chế độ chính sách đối với cán bộ công nhân viên, thừa lệnh giám đốc điều hành các công việc hành chính.
- Phòng tài chính kế hoạch:
Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, hạch toán kế toán các nghiệp vụ về kinh tế phát sinh. Trên cơ sở đó tính toán hiệu quả sản xuất các mặt hàng, lập báo cáo tài chính và hoàn thành nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước.
- Phòng điều độ sản xuất vật tư
Có nhiệm vụ tiếp thị chuẩn bị các văn bản trình giám đốc, cung ứng vật tư cho sản xuất, lập kế hoạch sản xuất và giao lịch thời gian sản xuất hoàn thành công việc cũng như việc cấp phát vật tư để tiến hành sản xuất cho các phân xưởng bộ phận.
- Phòng kỹ thuật cơ điện
Có nhiệm vụ tổ chức giám sát kỹ thuật công nghệ trong quá trình sản xuất tại các tổ sản xuất, kiểm tra chất lượng thành phẩm trên dây truyền sản xuất, sửa chữa máy móc, thiết bị sản xuất.
- Phòng bảo vệ:
Có nhiệm vụ bảo vệ cơ quan, quản lý các tài sản vật tư tránh mất má...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status