Tình hình triển khai nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu tại tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam VINARE 2000-2006 - pdf 12

Download Chuyên đề Tình hình triển khai nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu tại tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam VINARE 2000-2006 miễn phí



Tổng doanh thu phí nhận tái của VINARE trong 10 năm hoạt động đã đạt được trên 5.088 tỉ VNĐ trong đó chỉ riêng giai đoạn 2000-2004 doanh thu tăng mạnh đạt được là 2.542 tỉ đồng.
 
Theo bảng cơ cấu phí,cơ cấu phí nhận có sự thay đổi giữa phí tự nguyện và phí bắt buộc, phí nhận tái bảo hiểm tự nguyện của công ty có tỷ trọng tăng dần trung bình chiếm 49,35% phí nhận tái bảo hiểm giai đoạn 2000-2006. Kết quả đó đạt được là do những nỗ lực của công ty trong việc thu xếp các điều kiện, điều khoản phí, giá phí trong hợp đồng tái tốt hơn các đối thủ cạnh tranh. Đồng thời sự hỗ trợ của công ty cho các khách hàng (Công ty bảo hiểm gốc và khách hàng tham gia bảo hiểm) trong các lĩnh vực khai thác, định giá, giải quyết bồi thường, chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ. được tiến hành một cách chuyên nghiệp, qua đó tạo được lòng tin, tín nhiệm của khách hàng.
 
Bên cạnh việc nhận tái từ thị trường trong nước, ngay từ những năm 1996, công ty đã thực hiện kinh doanh nhận tái bảo hiểm từ thị trường nước ngoài với mục đích hỗ trợ nhau trong việc thu xếp tái bảo hiểm, thu hút dịch vụ nước ngoài quảng bá thương hiệu. Trong điều kiện mới thành lập, vốn ít và còn những hạn chế nhất định về thông tin, trình độ nghiệp vụ nên việc nhận dịch vụ của công ty được tiến hành một cách thận trọng trên nguyên tắc an toàn, hiệu quả.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-18820/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

g ty nhận tái bảo hiểm nước ngoài yêu cầu. Từ đó dẫn đến việc tỷ lệ phí trung bình liên tục giảm qua các năm. Chính vì vậy tổng phí bảo hiểm toàn thị trường không tăng tương xứng với tốc độ tăng số tiền bảo hiểm. Một mặt do một số tàu tham gia bảo hiểm ngắn hạn. Tuy nhiên, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này vẫn là do tỷ lệ phí áp dụng ở một số tàu đặc biệt thấp. Tàu ngày càng già nhưng tỷ lệ phí không tăng hay có tăng nhưng rất ít, do đó phí bảo hiểm không tương xứng với rủi ro.
Bảng 1: Kết quả kinh doanh bảo hiểm của các công ty bảo hiểm Việt Nam:
Đơn vị: 1000 $
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Tổng phí
3.596
3.766
4.540
5.435
6.447
9.175
9.731
11.200
Bồi thường
2.028
3.029
6.431
2.926
12.026
14.881
14.330
Tỷ lệ bồi thường (%)
56,4
80,43
141,66
53,82
186,54
162,19
147,25
Trong thời gian qua ngành công nghiệp đóng tàu phát triển mạnh mẽ kéo theo cơ hội phát triển cho ngành bảo hiểm. Do giá trị các con tàu được đóng mới là rất lớn nên nếu không may rủi ro, thiệt hại cũng rất lớn. Giá trị được bảo hiểm cho một con tàu lớn nhất có thể lên đến 1 tỷ $. Để đảm bảo an toàn Bảo Việt đang mời chào các công ty đóng tàu tham gia một loại hình bảo hiểm rất mới ở Việt Nam: Bảo hiểm rủi ro đóng tàu. Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam đã cùng với Công ty Tái bảo hiểm Thụy Sỹ (Swiss Re) và Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) bàn cách xúc tiến các hợp đồng bảo hiểm đóng tàu lớn trong thời gian tới tại Việt Nam. Bảo hiểm rủi ro đóng tàu là là một loại hình bảo hiểm mới ở Việt Nam nhưng nó đã có rất lâu trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên Bảo Việt đang muốn kí kết với các công ty đóng tàu thành viên của Vinashin những hợp đồng mới, đặc biệt là những hợp đồng lớn. Để chuẩn bị cho việc ký kết thực hiện những dự án đóng tàu lớn nhất từ trước đến nay ở Việt Nam trong thời gian tới, 3 đơn vị trên đã cùng định rõ trách nhiệm và quyền lợi bảo hiểm của các xưởng đóng tàu đối với các công ty đóng tàu, các công ty của Bảo Việt và môi giới bảo hiểm. Trước đó, Bảo Việt cũng đã ký kết một hợp đồng bảo hiểm rủi ro đóng tàu lớn với Hyundai-Vinashin (một công ty thành viên của Vinashin). Trong đó, trách nhiệm đối với một rủi ro lên tới 500.000 $.
Với đội tàu biển Việt Nam hiện nay và khả năng đóng tàu mới cũng như sửa chữa và đóng tàu, nếu như chúng ta bảo hiểm với mức phí hợp lý, tính toán đến nhiều yếu tố trong đó quan trọng hơn cả là mức độ rủi ro mà các nhà bảo hiểm phải gánh chịu thì kết quả kinh doanh của loại hình bảo hiểm này chắc chắn sẽ được cải thiện nhiều so với những gì đã diễn ra trong những năm vừa qua.
3.3. Tình hình tổn thất và bồi thường
Tình hình tổn thất trong 6 năm trở lại đây có chiều hướng xấu đi. Đặc biệt xấu ở các năm 2002 (141,66%), năm 2004 (186,54%), năm 2005 (162,19%) và năm 2006 (147,25%). Tỷ lệ bồi thường >100% trong nhiều năm liền: bình quân từ năm 2000 đến 2006 là 143%, các công ty bảo hiểm đã chịu lỗ ngay cả khi chưa tính đến chi phí quản lý, chi phí khai thác. Các vụ tổn thất lớn liên tục xảy ra do mắc cạn, chìm, đắm, đâm va, hỏng máy, hỏng neo và chân vịt.
BẢNG 2: NGUYÊN NHÂN TỔN THẤT THÂN TÀU
Đơn vị: %
Nguyên nhân
Năm
Mắc cạn
Chìm đắm
Đâm va
Hỏng máy
Hỏng neo và chân vịt
Khác
2004
46.0
4.9
5.9
7.1
4.0
32.2
2005
7.1
25.3
24.2
18.2
2.0
23.2
2006
0.1
81.0
0.3
1.3
5.3
11.7
2007
0
58.6
21.9
5.5
0.1
13.9
( Nguồn: Phòng tái bảo hiểm Hàng hải – VINARE )
BẢNG 3: DANH SÁCH TỔN THẤT LỚN – THÂN TÀU
Tên tàu
Ngày
Nguyên nhân
Đã trả
( $ )
Ước
( $ )
Tràng An
07.08.00
Đâm va và chìm tại Nam Trung Quốc
1.200.000
Lục Nam
07.10.01
Chìm tại Haldia,Ấn Độ
1.024.207
Phú Xuân
13.09.02
Cháy buồng máy chính tại Malaysia
2.997.943
Văn Phong
09.12.03
C/w với 4 tàu cá tại Hàn Quốc
879.839
Vihan 05
30.08.04
Mắc cạn tại Nhật Bản
2.606.144
Hà Tiên
29.12.04
C/w “Nature of Princees”
577.709
Sea Bee
01.05.05
Chìm tại Thượng Hải
1.700.000
300.000
Mỹ Đình
20.12.04
Mắc cạn tại Quảng Ninh
4.712.414
Mimosa
12.05.05
C/w “Trinity” và chìm
2.004.650
Long Xuyên
06.09.05
Mắc cạn tại Hàn Quốc
639.028
Florence
07.04.06
Sự cố khi hạ thủy
2.000.000
2.750.000
F. Dock
14.07.06
Chìm tàu do bão Billis
8.400.000
Hoàng Đạt 36
15.05.07
Đâm va và chìm tại cảng Lotus
1.200.000
Hoàng Anh star
04.09.07
Chìm tại Vũng Tàu ( số tiền bảo hiểm )
22tỷ VND
Hoàng Đạt 126
03.10.07
Chìm tàu do bão số 5 ở Quảng Bình
1.200.000
( Nguồn: Phòng tái bảo hiểm Hàng hải - VINARE )
Như vậy chỉ tính riêng những tổn thất lớn đã được thông báo rộng rãi trên thị trường bảo hiểm thì các công ty bảo hiểm cũng đã phải bồi thường trên 20 triệu $. Ngoài ra còn nhiều tổn thất bộ phận vẫn đang trong quá trình giải quyết.
Thị trường bảo hiểm quốc tế đang có xu hướng xem xét kỹ lưỡng hơn khi nhận tái bảo hiểm các dịch vụ bảo hiểm hàng hải Việt Nam, trong đó có bảo hiểm thân tàu do kết quả kinh doanh không tốt. Nếu việc giảm phí vẫn tiếp tục diễn ra và tình hình tổn thất không được cải thiện thêm ở một vài năm tới, khi đó các công ty bảo hiếm sẽ khó có thể mua tái bảo hiểm bảo vệ ở thị trường tiềm năng có uy tín.
Trước tình hình trên, đòi hỏi các doanh nghiệp khai thác bảo hiểm gốc cần bắt tay với nhau nhiều hơn để tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh khi kết quả kinh doanh nghiệp vụ này đã quá xấu trong nhiều năm nhằm mục đích nâng cao hiệu quả kinh doanh.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ TÁI BẢO HIỂM VẬT CHẤT THÂN TÀU TẠI VINARE ( 2000-2006 )
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VINARE
1. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VINARE
Ra đời ngay sau nghị định 100/CP, Công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam là doanh nghiệp bảo hiểm đầu tiên được thành lập theo quyết định số 920TC/QĐ/TCCB của Bộ Tài Chính và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 01/01/1995.
Sau hơn 10 năm hoạt động với những thành tích xuất sắc đáng tự hào và vinh dự được nhận huy chương lao động hàng nhì, công ty đã hoàn thành hoạt động dưới mô hình công ty nhà nước và chính thức chuyển đổi hoạt động theo mô hình cổ phần hóa với tên gọi mới tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển mới của công ty trong giai đoạn mới.
Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam được chuyển đổi theo quyết định số 2288/QD-BTC, 2299/QD-BTC và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 01-01-2005 với mức vốn điều lệ là 500 tỷ trong đó nhà nước giữ vai trò chi phối cùng với sự tham gia góp vốn chủ yếu từ các doanh nghiệp bảo hiểm gốc đang có mặt trên thị trường.
2. CƠ CẤU TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ
2.1. Sơ đò bộ máy tổ chức tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam
2.2. Chức năng: Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam được thành lập với những chức năng,nhiệm vụ chính sau:
- Kinh doanh nhận và nhượng tái bảo hiểm thị trường trong và ngoài nước.
- Điều tiết thị trường bảo hiểm trong nước, hạn chế chuyển dịch vụ và ngoại tệ ra nước ngoài.
- Đầu mối cung cấp thông tin thị trường bảo hiểm và tái bảo hiểm ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status