Chính sách tỷ giá phục vụ phát triển kinh tế Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế thế giới - pdf 12

Download Đề tài Chính sách tỷ giá phục vụ phát triển kinh tế Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế thế giới miễn phí



 
 
 
 
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH DANH MỤC PHỤ LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
 
MỤC LỤC
 
CH ƯƠNG 1: ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ THEO CÁC LÝ THUYẾT HIỆN ĐẠI
1.1.VẤN ĐỀ ĐIỀU CHỈNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI.1
 
1.1.1.Phá giá đồng tiền.1
 
1.1.2.Kinh nghiệm quốc tế về phá giá đồng tiền .2
 
1.2.MÔ HÌNH CÂN BẰNG TRONG NỀN KINH TẾ .3
 
1.3.KHÁI QUÁT TỶ GIÁ THỰC HIỆU LỰC (REER) .6
 
1.4.PHƯƠNG PHÁP TÍNH TỶ GIÁ THỰC HIỆU LỰC .6
 
 
 
CHƯƠNG 2: HOẠCH ĐỊNH VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CHO MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẠI VIỆT NAM
2.1.THỰC TIỄN ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM TRONG NĂM 2008 .8
 
2.1.1.Tình hình điều hành tỷ giá năm 2008: .8
 
2.1.2.Tại sao Ngân hàng Nhà nước lại phải nới lỏng biên độ của tỷ giá hối đoái? .10
 
2.2.PHÂN TÍCH, DỰ BÁO TỶ GIÁ THỰC HIỆU LỰC (REER) Ở VIỆT NAM .12
 
2.2.1.Cách tiếp cận tỷ giá mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước .12
 
2.2.2.Nghiên cứu tỷ giá thực hiệu lực từ năm 1999 đến 2008.12
 
2.2.3.Tính tỷ giá thực hiệu lực (REER) bằng Microsoft Excel .13
 
2.2.4.Phân tích số liệu đã tính được :.15
 
2.2.5.Dự báo tỷ giá thực hiệu lực đến cuối năm 2009 .18
 
2.2.6.Kiểm định quan hệ giữa tỷ giá và xuất nhập khẩu 1999-2008 .20
 
2.2.7.Kiểm định tác động của tỷ giá đối với cán cân thương mại tại Việt Nam trong giai
 
đoạn 1999-2008 dựa trên điều kiện Marshall- Lerner: .21
 
2.3. PHÂN TÍCH TRẠNG THÁI CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM QUA BIỂU ĐỒ
 
SWAN:.26
 
 
2.3.1.Phân tích cán cân kinh tế vĩ mô đối nội:.27
 
2.3.2.Phân tích cán cân kinh tế vĩ mô đối ngoại (cán cân vãng lai).32
 
 
 
CHƯƠNG 3: ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ VIỆT NAM ĐỂ ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ GIÚP VIỆT NAM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2009-2015
3. 1. TRIỂN VỌNG KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM NĂM 2009-2010 .38
 
3.1.1.Triển vọng kinh tế thế giới năm 2009:.38
 
3.1.2.Triển vọng đồng USD năm 2009 .39
 
3.1.3.Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2009-2010 .40
 
3.2.ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ NĂM 2009-2010 . 41
 
3.2.1.Khuyến nghị chính sách cân bằng kinh tế vĩ mô theo đồ thị Swan .41
 
3.2.2.Khuyến nghị tỷ giá VND/USD năm 2009 giao động với biên độ 5%-9% .44
 
3.3.VIỆT NAM CÓ PHÁ GIÁ MẠNH VND KHÔNG? .45
 
3.4.PHÁ GIÁ NHỎ, GIẢI PHÁP TỐI ƯU ĐỂ TÀI TRỢ XUẤT KHẨU VÀ THÂM HỤT THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM .47
3.4.1.Phá giá nhỏ hỗ trợ gói kích cầu nền kinh tế Việt Nam: .47
 
3.4.2.Phá giá nhỏ và hiện tượng Đolla hoá nền kinh tế .48
 
3.4.3.Phá giá nhỏ và khuynh hướng tiêu dùng .48
 
3.4.4.Phá giá nhỏ và phân phối lại thu nhập, vốn, lao động .49
 
3.5.PHỐI HỢP CÁC CHÍNH SÁCH ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC MỤC TIÊU CÂN BẰNG KHI PHÁ GIÁ NHỎ:.49
KẾT LUẬN PHẦN PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 
 
 
 
 
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-28487/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ặc biệt là thâm hụt cán cân vãng lai, là một chỉ số vĩ mô quan trọng của các nền kinh tế chuyển đổi. Theo kinh nghiệm quốc tế cũng như lý thuyết kinh tế, khi thâm hụt tài khoản vãng lai lớn và kéo dài mà không có biện pháp cần thiết (như tăng lãi suất, hạ/phá giá (devaluate) đồng tiền, cắt giảm chi tiêu chính phủ) thì nền kinh tế có thể sẽ gặp phải nguy cơ khủng hoảng tiền tệ. Một trường hợp hay được lấy ra làm ví dụ đó là cuộc khủng hoảng tiền tệ của Thái Lan năm
1997, khi nước này do thâm hụt tài khoản vãng lai quá lớn, cùng với các khoản vay nợ ngắn hạn không có khả năng thanh toán đã không thể giữ được đồng tiền, và dự trữ ngoại hối bị cạn kiệt
Hình 2.11: Nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai, tính theo % GDP 1999-2009
(Nguồn : IMF, ADB, TCTK) Khi một quốc gia có thâm hụt thương mại và thâm hụt tài khoản vãng lai, thì để có
tiền (ngoại tệ) trả cho các khoản nhập khẩu và thâm hụt này, cần có dòng vốn chảy vào
(FDI, đầu tư gián tiếp, vay ngắn hạn, dài hạn, kiều hối, ODA).
Nên thông thường, thông hụt thương mại (tài khoản vãng lai) thường đi cùng với thặng dự trên tài khoản vốn. Nếu không có thặng dư trên tài khoản vốn, thì nước nhập siêu buộc phải sử dụng đến dự trữ ngoại hối để đáp ứng cho nhu cầu nhập khẩu của mình. Nếu dự trữ không đủ đáp ứng, thì chắc chắn sẽ dẫn tới việc đồng tiền buộc phải mất giá.
Theo Bernanke (2007) Chủ tịch Quỹ dự trữ liên bang Hoa Kỳ thì thâm hụt tài khoản vãng lai chính bằng sự chênh lệch giữa đầu tư trong nước và tiết kiệm trong nước. Theo lý thuyết kinh tế, thâm hụt tài khoản vãng lai là do sự mất cân đối giữa đầu tư và tiết kiệm. Mối quan hệ giữa mức tiết kiệm và đầu tư được đưa ra trong kinh tế học như sau: CA = S – I.
Trong đó: CA (current account) là mức thâm hụt/thặng dư của tài khoản vãng lai, S (domestic savings) là mức tiết kiệm trong nền kinh tế và I (investment) là đầu tư. Đẳng thức này cho biết, vấn đề thâm hụt tài khoản vãng lai không nằm ở chính sách thương mại, mà có nguồn gốc ở các vấn đề kinh tế vĩ mô.
Nguyên nhân dẫn đến thâm hụt cán cân vãng lai Việt Nam:
Thứ nhất, đầu tư tăng cao: Một trong những nguyên nhân gây ra thâm hụt tài khoản vãng lai là do nhu cầu đầu tư của khu vực tư nhân tăng cao hơn mức tiết kiệm trong nền kinh tế. Nếu thâm hụt là do nhu cầu đầu tư tăng cao thì thâm hụt không phải là vấn đề nghiêm trọng, vì khi đầu tư nhiều vào nhà máy, thiết bị, công cụ sản xuất,…thì trong tương lai năng suất sẽ cao hơn và sẽ sản xuất ra nhiều hàng hoá để có thể tăng xuất khẩu nhằm cân bằng cán cân thương mại và giảm thâm hụt tài khoản vãng lai. Tuy nhiên, nếu nhu cầu đầu tư tăng cao là vào khu vực bất động sản, là một đáng lo vì khu vực này không làm tăng năng suất, cũng như không tạo ra các sản phẩm có thể được dùng để trả nợ.
Thứ hai, mức tiết kiệm giảm: Ta phân tích mức tiết kiệm trong nước thành tiết kiệm của khu vực tư nhân và khu vực nhà nước.
CA = Sp + Sg – I
Trong đó: Sp là tiết kiệm của khu vực tư nhân (thu nhập trừ đi tiêu dùng và nộp thuế cho chính phủ); Sg là tiết kiệm của khu vực chính phủ. Theo công thức, nếu như yếu tố I không thay đổi, thì tài khoản vãng lai sẽ thâm hụt nếu như mức tiết kiệm của khu vực tư nhân Sp giảm và tiết kiệm chính phủ Sg giảm
Bảng 2.10: Tiết kiệm tư nhân và chính phủ so với GDP từ 2002-2009
(Nguồn: IMF, Vietnam: Statistiacl Appendix 2007,IMF Executive Board Concludes 2008
Article IV Consultation with Vietnam)
Các nước đang phát triển thường có mức tiết kiệm khá thấp so với nhu cầu đầu tư trong nước (thu nhập thấp nên tiết kiệm thấp). Việt Nam là một trong những trường hợp như thế. Với mức tiết kiệm đã thấp rồi, bên cạnh đó trong thời gian 2006-2007, mức tiêu dùng tăng cao đột biến (consumption boom). Theo hình ta thấy tiết kiệm khu vực tư nhân và chính phủ giảm khoảng 2% từ 2006-2007 xuống còn 26,1% và 5,6% năm 2007. Theo đề tài có 2 nguyên nhân làm cho mức tiêu dùng trong 2006-2007 tăng cao là do hiệu ứng tăng tài sản (wealth effects) và sự tăng trưởng “nóng” của thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản. Khi thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản tăng sẽ làm cho nhiều người đầu tư vào thị trường này và trở nên giàu có nên xu hướng tiết kiệm sẽ giảm đi vì lượng tiện ngắn hạn và dài hạn đã đổ vào thị trường.
Nhưng trong năm 2008 với sự sụt giảm của thị trường chứng khoán và sự đóng băng của thị trường bất động sản, do đó mức tiêu dùng sẽ giảm xuống, ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế. Vì thế, trong gói kích cầu Chính phủ có đưa ra biện pháp kích cầu tiêu dùng để cho người dân có điều kiện mua hàng hoá với giá rẻ để kích thích thị trường hàng hoá. Hình 2.12: Tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư Việt Nam 2002-2009
(Nguồn: IMF, IMF Executive Board Concludes 2008 Article IV Consultation with Viet
Nam, International Financial Statistics (IFS), ADB, GSO) Theo hình vẽ, ta có thể nhận xét rằng nhu cầu tiết kiệm trong giai đoạn 2006-2009,
có xu hướng giảm đáng kể đó là do tiết kiệm của hộ gia đình và doanh nghiệp có xu hướng giảm bởi khủng hoảng kinh tế, nên lượng tiền mặt họ nắm giữ rất ít do hoạt động kinh doanh không khả quan năm 2008 và dự báo năm 2009 họ sẽ đối diện với nhiều khó khăn hơn. Nhu cầu đầu tư cũng có xu hướng giảm trong giai đoạn 2006-2009. Đây là một vấn đề quan trọng mà Chính phủ cần nghiên cứu kỹ và đưa ra chính sách giúp tăng đầu tư và tiêu dùng để cho nền kinh tế tăng trưởng bền vững.
Thứ ba, thâm hụt ngân sách nhà nước: Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai thể hiện qua đẳng thức sau:
CA = Sp + Sg – I
= (Y – T – C) + (T – G) - I
Trong đó, Sp là tiết kiệm của khu vực tư nhân, Sg là chênh lệch giữa thu ngân sách (T) và chi tiêu của Chính phủ (G). Chênh lệch giữa thu và chi ngân sách chính là thâm hụt ngân sách. Từ đẳng thức này, ta thấy việc tăng tiết kiệm của khu vực tư nhân sẽ cải thiện tài khoản vãng lai. Việc tăng thâm hụt ngân sách sẽ dẫn đến thâm hụt tài khoản vãng lai. Do đó, nếu các yếu tố khác không thay đổi, thì chính thâm hụt ngân sáchsẽ dẫn đến thâm
hụt tài khoản vãng lai. Một trong những nguy cơ gây ra khủng hoảng kinh tế, đó là vấn đề thâm hụt kép: Vừa thâm hụt tài khoản vãng lai lớn, lại vừa thậm hụt ngân sách chính phủ cũng lớn. Hiện nay, theo các báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), dường như Việt Nam đang gặp phải vấn đề thâm hụt kép.
Hình 2.13: Thâm hụt ngân sách Việt Nam và một số nước 2001-2007
(Nguồn: ADB) Thâm hụt ngân sách ở Việt Nam hiện nay đã tới mức đáng báo động. Theo số liệu
chính thức, thâm hụt ngân sách của nước ta hiện đang ở mức 5%GDP (bao gồm cả tiền trả nợ gốc và không bao gồm các khoản chi ngoài dự toán). Thế nhưng theo ước tính của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) thì thâm hụt ngân sách của Việt Nam – theo cách tính quốc tế, lên tới 7%GDP. Không những thế thâm hụt ngân sách Việt Nam trong mấy năm gần đây tăng cao và đặc biệt là tăng mạnh năm 2007
Việc gia tăng thâm hụt ngân sách có thể dẫn đến giảm tiết kiệm nội địa, giảm đầu tư tư nhân, hay gia tăn...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status