Hoạt động nhượng quyền tại công ty cổ phần Trung Nguyên - pdf 12

Download Tiểu luận Hoạt động nhượng quyền tại công ty cổ phần Trung Nguyên miễn phí

1. Nhượng quyền thương hiệu
1.1. Khái quát về nhượng quyền thương hiệu
Theo điều 284/ Luật Thương mại: Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
- Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền.
- Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
Theo Điều 285/ Luật thương mại: Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hay bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
1.2. Lợi ích của nhượng quyền thương hiệu
1.2.1. Lợi ích của nhượng quyền đối với Doanh nghiệp nhượng quyền
- Họat động nhượng quyền giúp cho công ty nhượng quyền thu được nhiều lợi ích đặc biệt là khả năng phát triển mạng lưới mà không phải trực tiếp quản lý hoạt động của cửa hàng.
- Trong hệ thống nhượng quyền, người bỏ vốn ra để mở rộng hoạt động kinh doanh lại chính là bên nhận quyền. Điều này giúp cho bên nhượng quyền có thể mở rộng hoạt động kinh doanh bằng chính đồng vốn của người khác và giảm chi phí cho việc thâm nhập thị trường. Đồng thời việc phải bỏ vốn kinh doanh là động lực thúc đẩy bên nhận quyền phải co gắng hoạt động có hiệu quả, mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho bên nhượng quyền.
- Thúc đẩy việc quảng bá thương hiệu. Khi sử dụng hình thức nhượng quyền, bên nhượng quyền sẽ tạo được những lợi thế trong việc quảng cáo, quảng bá thương hiệu của mình. Mở rộng kinh doanh và sự xuất hiện ở khắp nơi của chuỗi cửa hàng sẽ đưa hình ảnh về sản phẩm đi sâu vào tâm trí khách hàng một cách dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, vì chi phí quảng cáo sẽ được trải rộng cho rất nhiều cửa hàng cho nên chi phí quảng cáo cho một đơn vị kinh doanh là rất nhỏ.
- Tối đa hoá thu nhập. Khi nhượng quyền, bên nhận quyền phải trả tiền bản quyền thuê thương hiệu và tiền phí để được kinh doanh với tên và hệ thống của bên nhượng quyền. Đồng thời bên nhận quyền phải mua sản phẩm, nguyên liệu của bên nhượng quyền nhờ đó mà bên nhượng quyền có thể tối đa hoá thu nhập của mình.
- Tận dụng nguồn nhân lực. Bên nhận quyền sẽ là người bỏ vốn ra kinh doanh và đây là động lực để thúc đẩy họ làm việc tốt hơn. Vì người nhận quyền là chủ nên họ có trách nhiệm hơn. Nhờ vậy, bên nhượng quyền tận dụng được nguồn nhân lực từ phía nhận quyền.
1.2.2. Lợi ích của nhượng quyền đối với Doanh nghiệp nhận quyền
- Giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh. Khi tham gia vào hệ thống nhượng quyền, bên nhận quyền sẽ được huấn luyện, đào tạo và truyền đạt các kinh nghiệm quản lý, bí quyết thành công của các loại hình kinh doanh đặc thù mà bên nhượng quyền đã tích luỹ được từ những lần trải nghiệm trên thị trường. Bên nhận quyền không phải trải qua giai đoạn xây dựng và phát triển ban đầu. Bên nhượng quyền sẽ hướng dẫn bên nhận quyền các nguyên tắc chung.
- Doanh nghiệp nhận quyền được sử dụng thương hiệu của bên nhượng quyền. Ngày nay, trên thị trường có hàng ngàn sản phẩm và dịch vụ có cùng giá trị sử dụng nhưng được cung cấp bởi các nhà sản xuất khác nhau. Do đó, việc cố gắng tạo dựng một thương hiệu nổi tiếng, được khách hàng tin cậy và nhớ đến là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp nhận quyền có thể tận dụng được hết các nguồn lực. Bên nhận quyền chỉ tập trung vào việc điều hành hoạt động kinh doanh, phần còn lại như xây dựng chiến lược tiếp thị, quy trình vận hành, chiến lược kinh doanh sẽ do bên nhượng quyền đảm trách và chuyển giao.
- Doanh nghiệp nhận quyền được mua nguyên liệu, sản phẩm với giá ưu đãi: bên nhượng quyền luôn có những ưu đãi đặc biệt về cung cấp sản phẩm, nguyên liệu cho bên nhận quyền. Do đó, bên nhận quyền được mua sản phẩm hay nguyên liệu với khối lượng lớn theo một tỷ lệ khấu hao đầy hấp dẫn. Giá của các sản phẩm, nguyên liệu đầu vào thấp sẽ là một trong những lợi thế cạnh tranh lớn. Nếu trên thị trường có những biến động lớn như việc khan hiếm nguồn hàng thì bên nhượng quyền sẽ ưu tiên phân phối cho bên nhận quyền trước. Điều này giúp cho bên nhận quyền ổn định đầu vào, tránh được những tổn thất từ biến động thị trường.
1.3. Một số nhận định chung về hoạt động nhượng quyền tại Việt Nam
Khi một người Việt Nam có thể thưởng thức cùng một loại bánh McDonald’s, loại gà rán KFC, loại trà Dilmahs... như hầu hết mọi người ở Âu, Mỹ, Nhật... mà chất lượng, mùi vị không có sự khác biệt, thì chứng tỏ sự hiện diện của “công nghệ” nhượng quyền thương hiệu đã có ở Việt Nam. Theo đánh giá của Hội đồng nhượng quyền quốc tế (WFC), hiện nay ở Việt Nam có khoảng 70 hệ thống nhượng quyền hoạt động do cả doanh nghiệp trong và ngoài nước tiến hành với các tên tuổi đã trở nên quen thuộc như Caphe Trung Nguyên, Phở 24, Kinh Do Bakery, Kentucky Fried Chicken (KFC), Dilmahs,... Về cơ bản, với thị trường tiềm năng hơn 80 triệu dân, hạ tầng dịch vụ ngày càng hoàn thiện, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt trên 7%, số lượng doanh nghiệp tăng đáng kể....là những tiền đề để hình thức kinh doanh nhượng quyền “bùng nổ” ở Việt Nam, sau khi gia nhập WTO, nhượng quyền thương hiệu ở nước ta có cơ hội phát triển nhanh do sự đầu tư của các công ty và tập đoàn lớn chuyên về nhượng quyền thương hiệu.


E334Y1J6Bb4qRnZ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status