Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng An - pdf 12

Download Luận văn Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng An miễn phí



MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Ngân hàng thương mại 5
1.1.1 Khái niệm. 5
1.1.2. Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Thương Mại 7
1.2. Tín dụng của Ngân hàng Thương Mại 9
1.2.1. Khái niệm 9
1.2.2. Các hình thức tín dụng của Ngân hàng Thương Mại 10
1.3. Chất lượng tín dụng ngân hàng 14
1.3.1. Quan niệm chất lượng tín dụng ngân hàng 14
1.3.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng 16
1.3.3- Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng 19
1.3.4- Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNO & PTNT QUẢNG AN
2.1. Khái quát chung về Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An 36
2.1.1- Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An 36
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An 37
2.1.3. Khái quát về kết quả hoạt động của Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An 39
2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng tại Chi nhánh NHNo & PTNT 46
2.2.1. Quy mô tín dụng 46
2.2.2. Cơ cấu tín dụng 47
2.2.3. Thu nhập từ hoạt động tín dụng 53
2.2.4. Tỷ lệ nợ quá hạn 54
2.2.5. Vòng quay vốn tín dụng 54
2.3. Đánh giá chất lượng tín dụng tại Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An 56
2.3.1. Những mặt đã đạt được 56
2.3.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân 57
CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CHI NHÁNH NHNO & PTNT QUẢNG AN
3.1. Định hướng hoạt động kinh doanh tại chi nhánh trong thời gian tới 63
3.1.1. Định hướng chung 63
3.1.2. Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng 65
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An 66
3.2.1- Thực hiện chính sách tín dụng phù hợp với tình hình thực tế 66
3.2.2- Nâng cao chất lượng công tác thẩm định 67
3.2.3- Xây dựng chiến lược khách hàng đúng đắn hiệu quả 68
3.2.4- Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ của chi nhánh 69
3.2.5- Một số giải pháp khác 70
3.3. Một số kiến nghị 71
3.3.1- Kiến nghị với cơ quan nhàn nước có thẩm quyền, Quốc hội, Chính phủ 71
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 72
3.3.3 . Kiến nghị với cơ quan các cấp 73
3.3.4 . Kiến nghị với NHNo & PTNT Việt Nam 74
KẾT LUẬN 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-29613/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ơn xin vay để quyết định cho vay hay không cho vay) rất quan trọng, là cơ sở để lượng định rủi ro trong quá trình cho vay. Trong bước này, chất lượng tín dụng tuỳ từng trường hợp vào chất lượng công tác thẩm định đối tượng được vay vốn cũng như những quy định về điều kiện và thủ tục cho vay của từng NHTM.
Kiểm tra quá trình cho vay giúp cho ngân hàng nắm được nguyên nhân diễn biến của khoản tín dụng đã cung cấp để có những hành động điều chỉnh hay can thiệp khi cần thiết, sớm ngăn ngừa những rủi ro có thể xẩy ra. Việc lựa chọn và áp dụng có hiệu quả các hình thức kiểm tra sẽ thiết lập được một hệ thống phòng ngừa hữu hiệu cho chất lượng tín dụng, góp phần cải thiện chất lượng tín dụng.
Thu nợ và thanh lý nợ là khâu quan trọng có tính quyết định đến sự tồn tại của ngân hàng do đó ngân hàng phải tích cực trong công tác thu nợ. Sự nhạy bén của ngân hàng trong việc phát hiện kịp thời những điều kiện bất lợi xảy ra đối với khách hàng cùng những biện pháp xử lý chính xác, đúng lúc sẽ giảm thiểu các khoản nợ quá hạn và điều đó sẽ có tác dụng tích cực đối với chất lượng tín dụng.
Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bước trong quy trình tín dụng sẽ tạo điều kiện cho vốn tín dụng được luân chuyển bình thường, theo đúng kế hoạch đã định, nhờ đó đảm bảo chất lượng tín dụng.
- Thông tin tín dụng: Thông tin tín dụng có vai trò quan trọng trong quản lý chất lượng tín dụng. Nhờ có thông tin tín dụng, người quản lý có thể đưa ra những quyết định cần thiết có liên quan đến cho vay, theo dõi và quản lý tài khoản cho vay. Thông tin tín dụng có thể thu được từ các nguồn sãn có ở ngân hàng (Hồ sơ vay vốn, thông tin giữa các tổ chức tín dụng, phân tích của cán bộ tín dụng …); từ khách hàng (theo chế độ báo cáo định kỳ hay phản ánh trực tiếp); từ các cơ quan chuyên về thông tin tín dụng ở trong và ngoài nước; từ các nguồn thông tin khác (các cơ quan thông tấn, báo chí, toà án). Số lượng, chất lượng của thông tin thu nhận được có liên quan đến mức độ chính xác trong việc phân tích, nhận định thị trường, khách hàng… để đưa ra những quyết định phù hợp. Thông tin càng đầy đủ, nhanh nhạy, chính xác và toàn diện thì khả năng phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng càng lớn, chất lượng tín dụng càng cao.
- Kiểm soát nội bộ: Đây là biện pháp giúp cho Ban lãnh đạo ngân hàng có được các thông tin về tình trạng kinh doanh nhằm duy trì có hiệu quả các hoạt động kinh doanh đang được xúc tiến, phù hợp với các chính sách, thực hiện được các mục tiêu đã định.
Trong lĩnh vực tín dụng, hoạt động kiểm soát bao gồm:
Kiểm soát chính sách tín dụng và các thủ tục có liên quan đến các khoản vay (thẩm quyền về điều hành, quản lý, giám sát các khoản tiền cho vay, hồ sơ, thủ tục cho vay…)
Kiểm tra định kỳ do kiểm toán viên nội bộ thực hiện, báo cáo các trường hợp ngoại lệ, những vi phạm chính sách, thủ tục, kiểm soát kế toán và các nghiệp vụ có liên quan đến cho vay.
Chất lượng tín dụng tuỳ từng trường hợp vào mức độ phát hiện kịp thời nguyên nhân các sai sót phát sinh trong quá trình thực hiện một khoản tín dụng của công tác kiểm soát nội bộ để có biện pháp khắc phục kịp thời.
Để kiểm soát nội bộ có hiệu quả, ngân hàng cần có cơ cấu tổ chức hợp lý, cán bộ kiểm tra phải giỏi nghiệp vụ, trung thực và có chính sách thưởng phạt vật chất nghiêm minh.
- Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tín dụng: Để có thể quản và theo dõi có hiệu quả hoạt động tín dụng, song song với việc nâng cao chất lượng công tác hoạch định chính sách, công tác tổ chức quản lý ngân hàng, công tác nhân sự, quản lý quá trình cho vay, công tác thông tin, kiểm soát nội bộ, cần chú ý tới các phương tiện cần thiết phục vụ cho quá trình quản lý hoạt động tín dụng. Trang bị đầy đủ trang thiết bị tiên tiến phù hợp với khả năng tài chính và phạm vi, quy mô hoạt động của ngân hàng sẽ giúp cho ngân hàng:
Phục vụ kịp thời yêu cầu của khách hàng về tất cả các mặt dịch vụ phục vụ (nhận tiền gửi, cho vay, thu nợ…) với chi phí mà cả hai bên cùng chấp nhận được.
Giúp cho các cấp quản lý của NHTM kịp thời nắm bắt tình hình hoạt động tín dụng để điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với tình hình thực tế nhằm thoả mãn ngày càng cao yêu cầu của khách hàng.
Như vậy, trang thiết bị cũng là một trong các nhân tố không thể thiếu được để không ngừng cải tiến chất lượng tín dụng.
Tóm lại: Qua nghiên cứu nội dung các loại nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng ta thấy: Tuỳ theo sự phát triển, điều kiện kinh tế xã hội và sự hoàn thiện môi trường pháp lý của từng nước cũng như khả năng quản lý, cơ sở vật chất kỹ thuật và trình độ cán bộ của từng NHTM mà các nhân tố này có ảnh hưởng khác nhau tới chất lượng hoạt động tín dụng. Vấn đề cơ bản đặt ra là chúng ta phải nắm vững các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng và biết vận dụng sáng tạo sự ảnh hưởng của các nhân tố này trong hoàn cảnh thực tế sẽ tạo điều kiện cho sự thành công của hoạt động tín dụng nói riêng cũng như toàn hệ thống ngân hàng nói chung.
Chương 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI
CHI NHÁNH NHNO & PTNT QUẢNG AN
2.1. Khái quát về Chi nhánh NHNNo & PTNT Quảng An
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An
Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An được thành lập theo quyết định số: 306/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 16/08/2004 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị – NHNo&PTNT Việt nam là Chi nhánh trực thuộc NHNo & PTNT Việt Nam, có trụ sở tại số 296 Nghi Tàm, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Đến tháng 01/2007 được sự chấp thuận của các cơ quan có thẩm quyền, Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An chuyển trụ sở làm việc và giao dịch từ số 296 Nghi Tàm, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội về làm việc tại số 164 Trần Quang Khải, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội với nhiệm vụ huy động vốn trong dân cư, các tổ chức và thực hiện những dịch vụ Ngân hàng nhằm mục đích thu lợi nhuận, ổn định và phát triển kinh tế trên địa bàn Thủ đô.
Với lợi thế nằm ngay trên quận trung tâm của Thủ đô, nơi tập trung cơ quan đầu não của các Bộ và các doanh nghiệp lớn… Nên mọi thông tin về đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước đối với Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An rất nhanh chóng và có điều kiện triển khai chiến lược kinh doanh rất kịp thời.
Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An có 01 Chi nhánh NHNo & PTNT Tây Hồ trực thuộc Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội được sát nhập thuộc Chi nhánh sau khi chi nhánh được thành lập và 05 phòng Giao dịch; Phòng Giao dịch Châu Long; Phòng Giao dịch Lạc Long Quân; Phòng Giao dịch Yên Phụ; Phòng giao dịch Phương Mai; Phòng giao dịch số 21; Phòng giao dịch số 22. Do vậy Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An tập trung được mọi điều kiện giao dịch thuận lợi nhất cho khách hàng.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An
Sơ đồ bộ máy tổ chức chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An (Biểu số 2.1)
- Giám đốc: Tại Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An giám ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status