Hoàn thiện công tác quản lý dự án tại công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thuỷ Cái lân - pdf 12

Download Chuyên đề Hoàn thiện công tác quản lý dự án tại công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thuỷ Cái lân miễn phí



MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ CÁI LÂN 7
I : LỊCH SỬ HÌNH THÀNH , PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY 7
1.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 7
1.1.Giai đoạn từ 2001 đến tháng 4/2003 7
1.2. Từ tháng 4/2003 đến tháng 5/2006 : 8
1.3. Từ tháng 5/2006 đến nay : công ty đổi tên thành công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thuỷ Cái lân 9
2.Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân 9
2.1.Mô hình tổ chức của công ty 9
2.2.Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban trực thuộc công ty 11
2.2.1.Chủ tịch công ty 11
2.2.2 . Tổng giám đốc 12
2.2.3.Phó tổng giám đốc kỹ thuật 12
2.2.4. Phó tổng giám đốc đầu tư 12
2.2.5. Phòng tài chính kế toán 13
2.2.6. Phòng kinh doanh 13
2.2.7. Văn phòng công ty 13
2.2.8. Phòng tổ chức cán bộ lao động – tiền lương 13
2.2.9. Phòng kế hoach - đầu tư 13
2.2.10 Phòng kỹ thuật sản xuất 14
2.2.11.Phòng giám định và kiểm tra chất lượng công trình 15
2.2.12.Các công ty con và các ban quản lý 16
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA 16
1.Tổng quan hoạt động đầu tư và các dự án của công ty 16
1.1.Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản 16
1.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh 17
2. Mô hình tổ chức quản lý dự án của công ty 18
3.Nội dung quản lý dự án tại công ty 19
3.1. Nội dung quản lý dự án xét theo lĩnh vực 19
3.1.1. Quản lý thời gian và tiến độ 19
3.1.2. Quản lý chi phí. 24
3.1.3. Quản lý chất lượng 32
3.1.4. Quản lý nguồn lực. 39
3.1.5. Quản lý rủi ro 41
3.1.6.Quản lý hợp đồng 42
3.1.7.Quản lý về thông tin 43
3.2. Nội dung quản lý dự án theo chu kỳ dự án 43
3.2.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư 43
3.2.2. Giai đoạn thực hiện đầu tư 44
III. VÍ DỤ VỀ DỰ ÁN XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG CỤM CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ CÁI LÂN 49
1. Tổng quan các hạng mục phải làm của dự án 49
2.Quản lý chi phí 50
2.1.Các văn bản sử dụng 50
2.2.Quản lý công tác huy động và sử dụng vốn 51
2.2.1. Vốn và nguồn vốn 51
2.2.2. Dự toán ngân sách 52
2.3. Chi phí của dự án 53
3. Quản lý thời gian và tiến độ 55
3.1. Thời gian huy động vốn. 55
3.2. Dự kiến thời gian, tiến độ thực hiện 55
4.Quản lý nhân lực 56
4.1. Quản lý xây dựng 56
4.2. Quản lý khai thác 57
IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN CỦA CÔNG TY 58
1. Thuận lợi và khó khăn của công ty trong thời gian qua 58
1.1.Thuân lợi 58
1.2.Khó khăn 59
2. Những kết quả đã đạt được : 59
3. Những tồn tại và nguyên nhân : 62
CHƯƠNG II: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI CÔNG TY 66
I. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI CÔNG TY 66
1. Phương hướng phát triển công ty 66
2. Quan điểm về hoàn thiện công tác quản lý dự án tại công ty 68
3.Phương hướng hoàn thiện công tác quản lý dự án của công ty: 69
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI CÔNG TY 70
1. Giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý 70
1.1. Tổ chức bộ máy quản lý 70
1.2.Kết hợp chặt chẽ mối quan hệ giữa công ty, tổ chức tư vấn và nhà thầu 72
2.Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án xét theo lĩnh vực 72
2.1. Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch tổng quan. 72
2.2. Giải pháp cho công tác quản lý tiến độ thời gian của dự án. 72
2.3 Giải pháp về quản lý chất lượng dự án 76
2.3.1. Công tác tư vấn 76
2.3.2. Công tác xây lắp: 79
2.3.3. Công tác giám sát và nghiệm thu: 80
2.4.Giải pháp cho công tác quản lý chi phí của dự án. 81
2.5. Giải pháp cho công tác quản lý nguồn lực: 83
2.6.Công tác quản lý hợp đồng 84
2.7. Công tác quản lý thông tin: 85
2.8. Công tác quản lý rủi ro 86
3.Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án xét theo chu kỳ dự án 82
3.1 Công tác lập dự án. 82
3.2. Về công tác đền bù giải phóng mặt bằng. 87
3.3. Quản lý hoạt động đấu thầu 88
III.NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC 89
KẾT LUẬN 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-29627/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

a không thể lường trước hết được nên công ty luôn nâng cao công tác quản lý rủi ro ở tất cả các giai đoạn của quá trình quản lý dự án:
-Giai đoạn nghiên cứu khả thi: ở giai đoạn này quản lý và phân tích rủi ro sẽ đưa ra các điều chỉnh, thay đổi để giảm rủi ro, đồng thời giảm chi phí cho dự án. Nó cũng góp phần quyết định chọn lựa các phương án khác nhau của dự án.
-Giai đoạn phê duyệt dự án: Quản lý và phân tích rủi ro giúp cho cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét tình trạng rủi ro liên quan đến dự án và kiểm tra các phương án phòng tránh rủi ro. Nếu đã tiến hành phân tích số lượng thì chủ đầu tư có thể biết được cơ hội đạt được mục tiêu của dự án.
-Giai đoạn thực hiện dự án: Quản lý rủi ro giúp cho nhà thầu xác định được các rủi ro, lập ra kế hoạch dự phòng hay kiểm tra tình trạng rủi ro của họ, từ đó có thể cân nhắc để chuyển giao rủi ro cho các công ty bảo hiểm hay cân nhắc để phân bố rủi ro trong các hợp đồng.
Ngoài ra, một yếu tố không kém phần quan trọng nữa là quản lý rủi ro sẽ giúp các nhà thầu lập được dự toán chi phí dự phòng rủi ro một cách chính xác, cả về tiền vốn (chi phí) thời gian, chấ lượng của dự án
3.1.6.Quản lý hợp đồng
Quản lý hợp đồng bao gồm công tác soạn thảo hợp đồng và đảm bảo buộc các bên tham gia phải thực hiện đúng theo hợp đồng đã ký kết
Một số hợp đồng mà công ty thường có là:
+Hợp đồng lập dự án khả thi
+Hợp đồng tư vấn thẩm định
+Hợp đồng giải phóng mặt bằng
+Hợp đồng vay tín dụng
+Hợp đồng cung ứng nguyên vật liệu đầu vào.
+Hợp đồng về các hạng mục với các nhà thầu
+Và một số hợp đồng khác…
Trong quá trình quản lý hợp đồng, cả hai bên đều thoả thuận để đi đến cam kết mà hai bên đều có thể chấp nhận được. Đồng thời, công ty sử dụng lực lượng tư vấn tiến hành giám sát, kiểm tra sự thực hiện của bên đối tác đảm bảo họ thực hiện đúng hợp đồng tạo ra sản phẩm đạt yêu cầu. Nếu bên kia vi phạm hợp đồng công ty có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng, ngược lại công ty tiến hành giao nhận và thanh toán hợp đồng theo như thoả thuận của hai bên.
Với các hợp đồng này, căn cứ vào từng đặc điểm riêng biệt và yêu cầu về đặc tính kỹ thuật mà chủ đầu tư đặt ra những điều kiện rằng buộc đối tác trên cơ sở pháp luật cho phép và có lợi cho chủ đầu tư. Nếu đối tác vi phạm thì sẽ phải phạt từ 2%-5% giá trị hợp đồng. Song trong thực tếđã xảy ra tình trạng đầu tư trong khu vực diễn biến nhanh nên các đối tác cung cấp nguyên vật liêụ chậm nhưng không áp dụng phạt (bởi vì nguyên nhân có mang tính khách quan) mà áp dụng hình thức chậm thanh toán với thời hạn không xác định nhằm thúc đẩy việc cung cấp được đầy đủ, kịp thời
3.1.7.Quản lý về thông tin
Thông tin đống vai trò rất quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty nói chung và đối với việc quản lý dự án nó càng trở lên cần thiết hơn lúc nào hết, có thể nói thông tin quyết định đến sự thành bại của dự án. Bởi một khi thông tin được truyền đi không chính xác và kịp thời sẽ dẫn đến các vấn đề phát sinh không được giải quyết ổn thoả gây lên tình trạng chậm trễ về tiến độ cũng như sản phẩm làm ra không đạt yêu cầu kỹ thuật đã được thiết kế phê duyệt
Đối với các dự án được thực hiện ở công ty, quản lý thông tin thường quan tâm đến các đầu mối chuyển thông tin đảm bảo cho thông tin chính xác và truyền đi kịp thời bằng cách: Một mặt, ban quản lý dự án của công ty trực tiếp theo dõi công tác thực hiện dự án của đơn vị thi công sau định kỳ hàng tuần sẽ thực hiện báo cáo tình hình thực hiện dự án cho phòng ban cấp trên (cụ thể là phòng kế hoạch đầu tư), mặt khác đơn vị thi công cũng có thể trực tiếp báo cáo phản ánh các sự cố phát sinh trong quá trình thi công cho ban quản lý dự án hay cho phòng có chức năng giải quyết để từ đó các cấp có thẩm quyền nắm được thông tin và có quyết định phản hồi.
3.2. Nội dung quản lý dự án theo chu kỳ dự án
Công ty chủ yếu chỉ quản lý ở giai đoạn thực hiện đầu tư, còn giai đoạn đầu khi lập dự án đầu tư công ty chỉ có trách nhiệm thẩm tra xem xét lại tính khả thi của dự án do tư vấn lập
3.2.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
Đây là giai đoạn chứa đựng những công việc phức tạp nhất của một dự án, nội dung của nó bao gồm những công việc sau:
-Thành lập nhóm dự án, xác định cấu trúc tổ chức của dự án
-Lập kế hoạch tổng quan
-Phân tích công việc của dự án
-Lập kế hoạch tiến độ thời gian
-Lập kế hoạch ngân sách
-Lập kế hoạch nguồn lực cần thiết
-Lập kế hoạch chi phí và dự báo nguồn thu
-Xin phê chuẩn thực hiện
Hầu hết các công việc trên công ty đều thuê tư vấn lập, nhưng do tính chất quan trọng của giai đoạn này đối với toàn bộ dự án đầu tư nên công ty luôn luôn quản lý sát sao công tác lập dự án của đơn vị tư vấn, bên cạnh đó phải quản lý chi phí trong giai đoạn này vì nếu dự án khả thi thì chi phí đó được tính vào tổng vốn đầu tư còn dự án không khả thi thì chi phí này công ty phải chịu. Chi phí trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư gồm:
+Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi đối với dự án nhóm A, B, báo cáo nghiên cứu khả thi đối với các dư án nói chung và dự án chỉ thực hiện lập báo cáo đầu tư.
+Chi phí tuyên truyền, quảng cáo cho dự án nếu có.
+Chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ có liên quan đến dự án (đối với dự án nhóm A và một số dự án đặc biệt).
3.2.2. Giai đoạn thực hiện đầu tư
Xin cấp đất, thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng và xin cấp giấy phép xây dựng:
Sau khi được Tập đoàn phê duyệt thực hiện dự án công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân bắt tay vào thực hiện các thủ tục về việc xin cấp đất xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng. Việc đền bù giải phóng mặt bằng của công ty thuận lợi hơn so với các dự án khác do các dự án cụm công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân nằm trong phần diện tích đất của khu công nghiệp Cái lân
Nội dung các thủ tục hành chính:
- Xin cấp giấy phép đầu tư.
- Thẩm định dự án.
- Xin cấp giấy phép xây dựng.
- Xin cấp đất.
- Phê duyệt giá bồi thường giả phóng mặt bằng.
- Phê duyệt giá bán và kinh doanh đất.
- Xin giảm thuế đất.
- Trình duyệt kế hoạch giải phóng mặt bằng: kế hoạch và phương án giải phòng mặt bằng,
Trình duyệt, phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán:
Các dự án của công ty đều theo hình thức tự thực hiện mà chủ đầu tư là Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam vì vậy Tập đoàn là tổ chức có thẩm quyền phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán
Quy trình trình duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán
VINASHIN
Công ty
Ban quản lý DA
Tư vấn
Phê duyệt Trình duyệt
-Công ty thuê tổ chức tư vấn lập thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán, sau khi thẩm định độ chính xác và tính khả thi công ty trình lên Tập đoàn
-Tập đoàn thẩm định lại một lần nữa thiết kế kỹ thuật và t
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status