Hoàn thiện hoạt động kinh doanh nhập khẩu thiết bị y tế ở Công ty cổ phần thiết bị y tế Medinsco - pdf 12

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ VÀ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NHẬP KHẨU THIẾT BỊ Y TẾ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ Y TẾ MEDINSCO 2
I. Lý luận chung về hoạt động kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp thương mại 2
1. Khái niệm. 2
2. Các hình thức nhập khẩu. 2
2.1 Nhập khẩu tự doanh (Nhập khẩu trực tiếp). 2
2.2 Nhập khẩu uỷ thác. 3
2.3 Nhập khẩu liên doanh. 3
2.4 Nhập khẩu hàng đổi hàng. 4
2.5 Nhập khẩu tái xuất. 5
3. Quy trình nhập khẩu hàng hoá của doanh nghiệp 6
3.1. Xác định mặt hàng nhập khẩu 6
3.2. Điều tra nghiên cứu thị trường nhập khẩu. 6
3.3. Đàm phán, ký kết hợp đồng nhập khẩu. 7
3.4. Thực hiện hợp đồng . 9
3.5 Tổ chức tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu. 13
4. Đặc điểm của sản phẩm thiết bị y tế: 14
5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu hàng hoá của công ty cổ phần thiết bị y tế Mendinsco. 14
5.1. Nhân tố về chính sách, luật pháp trong nước và quốc tế. 15
5.2. Sự thay đổi của thị trường trong nước và nước ngoài. 15
5.3 Chính sách quản lý vĩ mô và quan hệ kinh tế quốc tế của Nhà nước. 15
5.4 Các nhân tố khác. 16
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CUẢ CÔNG TY 18
CỔ PHẦN THIẾT BỊ Y TẾ MEDINSCO 18
I. Kết quả kinh doanh của công ty Medinsco. 18
1. Các chỉ tiêu kinh doanh của công ty Medinsco 18
2. Các sản phẩm chủ yếu của công ty Medinsco: 19
II. Tình hình kinh doanh nhập khẩu hàng hoá của công ty Medinsco 20
1. Kết quả kinh doanh hàng nhập khẩu 20
2. Hình thức nhập khẩu. 23
3. Thị trường của công ty Medinsco 24
4. Thị trường bán hàng nhập khẩu 26
III. Đánh giá hoạt động nhập khẩu thiết bị y tế của công ty Medinsco 28
1: Những thuận lợi và khó khăn trong kinh doanh nhập khẩu thiết bị y tế của công ty Medinsco khi Việt Nam gia nhập WTO: 28
1.1 Thuận lợi 28
1.2 khó khăn: 30
2. Đánh giá hoạt động nhập khẩu của Công ty Medinsco 32
2.1. Điểm mạnh 32
2.2. Điểm yếu. 34
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NHẬP HẨU THIẾT BỊ Y TẾ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ Y TẾ MEDINSCO 36
I. Phương hướng, mục tiêu nhập khẩu của Công ty Medinsco trong thời gian tới. 36
II. Các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty Medinsco. 37
1. Giải pháp về phía Công ty. 38
1.1. Giải pháp về vốn. 38
1.2. Về thị trường. 40
1.3. Hoàn thiện nghiệp vụ kinh doanh nhập khẩu. 43
1.4. Giải pháp về kinh doanh. 45
2. Đối với nhà nước 47
2.1. Biểu thuế nhập khẩu. 47
2.2. Thực hiện công việc quản lý ngoại tệ có hiệu quả. 48
III. Điều kiện thực hiện các giải pháp đề ra 51
KẾT LUẬN 55
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, chúng ta chứng kiến sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của lĩnh vực y tế trên thế giới. Hoà chung với xu thế đó nhiều cơ hội đã mở rộng với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam. Công ty cổ phần thiết bị y tế Medínsco là một trong số doanh nghiêp đó.Công ty chuyên nhập khẩu kinh doanh thiết bị y tế tại thị trường Việt Nam với thời gian hoạt động dài và có nhiều bứơc tiến triển. Nhập khẩu cho phép Medinsco khai thác các tiềm năng thế mạnh về trang thiết bị y tế của các nước trên thế giới, bổ sung các sản phẩm trong nước chưa sản xuất được hay sản xuất không đủ nhu cầu tiêu dùng, vật tư y tế trong nước.
Ta cũng biết rằng máy móc, thiết bị, vật tư y tế giữ một vai trò không nhỏ trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng sức khoẻ mỗi người dân, đồng thời tạo điều kiện cho quá trình phát triển các ngành khác và toàn bộ nền kinh tế. Đó là một mục tiêu lớn của Nhà nước nói chung cũng như của Ngành y tế nói riêng trong thời đại hội nhập phát triển.
Qua một thời gian thực tập tại công ty cổ phần thiết bị y tế được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong khoa thương mại và các cô chú trong công ty tui xin chọn đề tài: ‘’Hoàn thiện hoạt động kinh doanh nhập khẩu thiết bị y tế ở Công ty cổ phần thiết bị y tế Medinsco ’’
Đề tài được kết cấu gồm ba phần:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kinh doanh nhập khẩu hàng hoá và những nhân tố ảnh hưởng tới kinh doanh nhập khẩu thiết bị y tế của Công ty cổ phần thiết bị y tế Medinsco.
Chương 2: Thực trạng hoạt động nhập khẩu của Công ty cổ phần thiết bị y tế Medinsco.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động kinh doanh nhập khẩu thiết bị y tế ở Công ty cổ phần thiết bị y tế Medinsco
Kết luận.
Với thời gian thực tập còn ngắn nhiều hạn chế về kiến thức, cũng là lần đầu tiên thực tập nên em rất mong được sự giúp đỡ chỉ bảo của quý thầy cô.

CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ VÀ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NHẬP KHẨU THIẾT BỊ Y TẾ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ Y TẾ MEDINSCO

I. Lý luận chung về hoạt động kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp thương mại
1. Khái niệm.
Quá trình toàn cầu hoá của nền kinh tế thế giới đang diễn ra với tốc độ phát triển ngày càng nhanh và sâu sắc. Đó là xu thế tất yếu và là một quy luật mà mọi quốc gia trong khu vực và trên thế giới đều phải tuân theo. Biểu hiện rõ nét nhất của xu thế này là quá trình tự do hoá buôn bán trong khu vực, lãnh thổ và phạm vi trên toàn thế giới. Và mỗi người dân của một nước đã không ít lần sử dụng hàng loạt kết quả của các giao dịch quốc tế. Đó là chúng ta được đi xe ôtô TOYOTA của Nhật sản xuất, sử dụng máy tính IBM của Mỹ, quần áo của Trung Quốc….
Với ý nghĩa ấy, Nhập khẩu được hiểu là hoạt động mua hàng hoá của các doanh nghiệp trong nước từ nước ngoài nhằm mục tiêu thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cũng như sản xuất trong nước và là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng giữa các quốc gia với nhau. Nhập khẩu cũng là một trong những hoạt động cốt lõi của thương mại quốc tế.
2. Các hình thức nhập khẩu.
2.1 Nhập khẩu tự doanh (Nhập khẩu trực tiếp).
Là hoạt động nhập khẩu độc lập của một doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp. Doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, tính toán đầy đủ chi phí, đảm bảo kinh doanh nhập khẩu có lãi, đúng chính sách luật pháp quốc gia cũng như quốc tế.
Đặc điểm:
- Doanh nghiệp phải chịu mọi rủi ro, tổn thất cũng như lợi nhuận thu được. Do đó, để có hiệu quả cao đòi hỏi doanh nghiệp phải thận trọng trong từng bước từ việc nghiên cứu thị trường cho đến khi bán hàng và thu tiền.
- Doanh nghiệp chỉ cần lập một hợp đồng với đối tác nước ngoài, còn các hợp đồng liên quan đến khâu tiêu thụ thì có thể lập sau.
2.2 Nhập khẩu uỷ thác.
Trong giao dịch quốc tế, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tham gia một cách trực tiếp do nhiều yếu tố khác nhau, trong khi đó họ lại muốn được giao dịch. Từ nhu cầu đấy hình thành nên cách nhập khẩu uỷ thác. Đó là cách mà doanh nghiệp này uỷ thác cho doanh nghiệp có chức năng giao dịch trực tiếp tiến hành nhập khẩu theo yêu cầu của mình. Bên nhận uỷ thác sẽ tiến hành đàm phán với đối tác nước ngoài để làm thủ tục nhập khẩu theo yêu cầu của bên uỷ thác và được hưởng một khoản thù lao gọi là phí uỷ thác.
Đặc điểm:
- Doanh nghiệp nhập khẩu (doanh nghiệp nhận uỷ thác) không phải bỏ vốn, không phải nghiên cứu thị trường tiêu thụ hàng nhập khẩu mà chỉ đứng ra làm thay mặt cho bên uỷ thác giao dịch, ký kết hợp đồng, làm thủ tục nhập khẩu hàng cũng như thay mặt cho bên uỷ thác khiếu nại, bồi thường với bên nước ngoài khi có tổn thất.
- Doanh nghiệp được uỷ thác nhập khẩu chỉ được tính kim ngạch nhập khẩu chứ không được tính doanh số, doanh thu. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải lập hai hợp đồng:
a. Hợp đồng mua bán hàng hoá với người nước ngoài.
b. Hợp đồng uỷ thác với bên uỷ thác.
2.3 Nhập khẩu liên doanh.
Là hoạt động nhập khẩu hàng hoá trên cơ sở liên kết một cách tự nguyện giữa các doanh nghiệp (trong đó có ít nhất một doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp) nhằm phối hợp cùng nhau giao dịch và đề ra các chủ trương biện pháp có liên quan đến hoạt động nhập khẩu, thúc đẩy hoạt động này phát triển theo hướng có lợi cho các bên tham gia, lãi cùng hưởng rủi ro cùng chịu.
Đặc điểm:
- Các bên tham gia chỉ phải góp một phần vốn nhất định và tỷ lệ phân chia lãi lỗ phụ thuộc vào tỷ lệ vốn góp giữa các bên.
- Doanh nghiệp đứng ra nhập hàng sẽ được kim ngạch nhập khẩu, nhưng khi đưa hàng về tiêu thụ chỉ được tính doanh số bán hàng trên số hàng theo tỷ lệ vốn góp và chịu thuế trên doanh số đó. Doanh nghiệp đứng ra nhập khẩu phải lập hai hợp đồng:
a. Một hợp đồng với đối tác nước ngoài.
b. Một hợp đồng với đối tác liên doanh.
2.4 Nhập khẩu hàng đổi hàng.
Là hình thức nhập khẩu gắn liền với xuất khẩu, phương tiện thanh toán trong hợp đồng này không phải là tiền mà bằng hàng hoá. Mục đích nhập khẩu ở đây không phải chỉ thu lãi từ hoạt động nhập khẩu mà còn nhằm để xuất khẩu được hàng và thu lợi từ hoạt động xuất khẩu nữa.



C6RwgP6jORNTJ4w
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status