Giải pháp khai thông nguồn vốn tín dụng đối với việc phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội - pdf 12

Download Chuyên đề Giải pháp khai thông nguồn vốn tín dụng đối với việc phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội miễn phí



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NHTM 4
1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NHTM: 4
1.1. Khái niệm: 4
1.2. Các hoạt động chủ yếu của NHTM: 4
2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ: 8
2.1. Khái niệm về DNVVN: 8
2.2 Đặc điểm của DNVVN: 9
2.3 Nguồn vốn của DNVVN: 14
3. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTM ĐỐI VỚI DNVVN: 16
3.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng đối với DNVVN: 16
3.2. Các hình thức tín dụng đối với DNVVN: 17
3.3. Chính sách tín dụng đối với DNVVN: 26
3.4. Rủi ro trong hoạt động tín dụng đối với DNVVN: 28
CHƯƠNG 2: 32
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI CỦA NHTM 32
CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI 32
1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHTMCP QUÂN ĐỘI - MB: 32
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển: 32
1.2. Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động. 33
1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của MB: 39
2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI TẠI NHTMCP QUÂN ĐỘI TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2008: 40
2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng tại MB: 40
2.2. Đánh giá về hoạt động tín dụng đối với các DNVVN tại MB: 45
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP KHAI THÔNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI TẠI MB 51
1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA MB TRONG THỜI GIAN TỚI: 51
2. GIẢI PHÁP KHAI THÔNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI MB: 55
2.1. Các giải pháp tăng trưởng tín dụng: 55
2.2. Các giải pháp phát triển chất lượng tín dụng: 58
3. KIẾN NGHỊ: 63
3.1. Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước: 63
KẾT LUẬN 70
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-30000/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

h tín dụng, tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng hằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời. Chính sách tín dụng cần xác định được quy mô, thời hạn cho vay, cách cho vay và lĩnh vực cho vay nào đang có xu hướng phát triển? Một chính sách tín dụng thích hợp sẽ giúp ngân hàng xác định phương hướn sử dụng các nguồn vốn hiện có, tạo ra một tài sản có chất lượng cao, ít rủi ro và đạt được mục tiêu kinh doanh chung.
Chính sách tín dụng là xương sống trong hoạt động tín dụng của NHTM, với ba mục tiêu là: Lợi nhuận, sự an toàn và sự lành mạnh.
Quy mô nguồn vốn của một NHTM quyết định quy mô tín dụng của ngân hàng đó. Nếu vốn chủ sở hữu lớn, ngân hàng có thể theo đuổi chính sách tín dụng mạo hiểm, nghiêng về tìm kiếm lợi nhuận. Chính sách tín dụng thường nhằm nâng cao tỷ suất sinh lời và rủi ro tiềm năng của khách hàng sẽ quyết định tính an toàn và sinh lời của hoạt động tín dụng. Nó thể hiện theo sự phân tán hay tập trung cảu tín dụng. Một chính sách tín dụng tập trung thường mang lại lợi nhuận cao, nhưng cũng có rủi ro cao và ngược lại.
Chính sác tín dụng quy định tỷ trọng tín dụng trong tài sản có của ngân hàng, thể hiện mức độ mạo hiểm của ban lãnh đạo ngân hàng trong kinh doanh. Nếu một NHTM đầu tư vào trái phiếu hơn là cho vay thì ngân hàng đó theo chính sách tín dụng thận trọng.
Đối với các tài sản có vấn đề bao gồm các khoản nợ xấu (đã quá hạn hay khó đòi, hay không đòi được) và các tài sản có biều hiện đáng ngờ. Chính sách tín dụng cần hoạch định mức rủi ro có thể chấp nhận được cho từng nhóm khách hàng, từng ngành, từng vùng.
Nói tóm lại, để tăng khả năng thu hút khách hàng thì các NHTM cần xây dựng chính sách tín dụng phù hợp với từng nhóm khách hàng mục tiêu của mình. Truocs kia chính sách tín dụng có phần thiên vị đối với các DNNN, khuôn khổ pháp lý chưa tỏ rõ sự công bằng với các loại hình doanh nghiệp khác nhau, còn phân biệt hình thức sở hữu. Hơn nữa thủ tục trình duyệt xin phép còn khá rườm rà, phức tạp, thời hạn giải quyết chưa nhanh gây ảnh hưởn không nhỏ đối với sự phát triển chung.
Đối với các DNVVN thì chính sách tín dụng khắt khe về tài sản đảm bảo đã gây nhiều vướng mắc làm cản trở việc tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng của những đối tượng còn hạn chế về tài chính. Chính sách tín dụng quyết định quy mô mở rộng tín dụng hay không, được thực hiện như thế nào để vừa mở rộng à vẫn đảm bảo an toàn tín dụng. Đây là một bài toán khó cho các nhà quản lý trong lĩnh vực ngân hàng khi mở rộng hoạt động kinh doanh.
3.4. Rủi ro trong hoạt động tín dụng đối với DNVVN:
Rủi ro là vấn đề đáng lo ngại nhất của mỗi ngân hàng khi cho vay. Mục đích của cho vay là để tạo ra lợi nhuận mà muốn tạo ra lợi nhuận thì đánh đổi chi phí.
DNVVN là loại hình hoạt động của DNVVN vẫn chưa được Nhà nước quan tâm thích đáng và chưa được các ngân hàng khai thác triệt để lượng khách hàng tiềm năng này. Hoạt động tín dụng đối với DNVVN luôn tiềm ẩn những rủi ro thường gặp khó khăn cho cả ngân hàng lẫn doanh nghiệp như:
- Rủi ro mất vốn: Rủi ro này xảy ra khi doanh nghiệp không có khả năng trả ngân hàng các khoản vay khi đáo hạn hay hết thời gian hạn nợ.
- Rủi ro chậm trả vốn: Là rủi ro xảy ra khi ngân hàng không thu hồi được vốn đúng thời hạn đã thỏa thuận. Rủi ro này có thể làm mất cơ hội kinh doanh khác làm giảm khả năng sinh lời của ngân hàng.
- Rủi ro không thể cho vay được: Rủi ro này có thể xảy ra khi ngân hàng quyết định không cho vay đối với những khaonr vay có chất lượng tốt, dẫn đến mất khách hàng tiềm năng. Điều này là do công tác thẩm định của cán bộ tín dụng còn hạn chế hay khách hàng không xây dựng được kế hoạch, dự án hoàn chỉnh có hiểu quả khi là hồ sơ vay vốn.
Đó là những rủi ro hay gặp trong hoạt động tín dụng. Theo số liệu thống kê, hoạt động tín dụng chiếm tới 60 – 70% tài sản có của các NHTM là phần tài sản sinh lời từ hoạt động cho vay, có nơi tỷ lệ này còn lên tới gần 90%. Tình trạng độc canh tín dụng là vấn đề sống còn trong quản trị rủi ro của giới kinh doanh ngân hàng.
Rủi ro tín dụng phát sinh khi một bên đối tác không thực hiện nghĩa vụ tài chính hay nghĩa vụ theo hợp đồng đối với ngân hàng, bao gồm cả việc không thực hiện thanh toán nợ, cho dù đó là nợ gốc hay nợ lãi khi khoản nợ đến hạn. Rủi ro tín dụng là không thể tranh khỏi, là khách quan.
Lịch sử hoạt động ngành ngân hàng từng chứng kiến trong những năm 1990, đã có không ít ngân hàng thương mại cổ phần bị rút giấy phép hoạt động hay phải sáp nhập với đơn vị khác vì không chịu nổi tổn thất từ những rủi ro trong hoạt động tín dụng.
Các NHTMQD đang đối mặt với nguy cơ rủi ro tín dụng rất lớn do các NHTMQD áp dụng rất phổ biến hình thức cho vay không bảo đảm bằng tài sản với các DNNN trong ngành mía đường trong thời gian gần đây là rất lớn, ngành này bị lỗ nặng nhưng hiện tại các NHTMQD vẫn chưa thu hồi được vốn vay, trong khi dư nợ tín chấp loại này chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng dự nợ của toàn hệ thống ngân hàng. Nghị định 178/1999/ NĐ – CP của Chính phủ ngày 29/12/1999 cho phép các tổ chức tín dụng được quyền tự chủ lụa chọn khách hàng để cho vay không có bảo đảm bằng tài sản. Điều này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
Có rất nhiều nguyên nhân gây rủi ro cho hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Thứ nhất, do chủ quan phía khách hàng làm ăn thua lỗ hay kém hiệu quả, cố tình chây ì hay lừa đảo… dẫn đến không trả nợ được. Nhiều người vay đã không tính toán kỹ hay không có khả năng tính toán kỹ lưỡng những bất trắc có thể xảy ra, không có khả năng thích ứng và khắc phục khó khăn trong kinh doanh.
Thứ hai, do trình độ quản lý, điều hành còn yếu kém: như quy trình chế độ trách nhiệm không rõ ràng, việc xác định đối tượng , cơ cấu khách hàng, cơ cấu đầu tư chưa phù hợp, xác định quy mô tín dụng năm ngoài khả năng quản lý, việc tuân thủ chế độ quy trình của các cấp ngành chưa triệt để, việc thiếu trách nhiệm, vi phạm đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng.
Thứ ba, do các thay đổi bất thường trên thị trường vượt quá khả năng phán đoán của ngân hangfnhuw thay đổi lãi suất và tỷ giá, khủng hoảng nợ dây chuyền, những thay đổi do quyết định của chính phủ.
Thứ tư, là do phía các DNVVN:
- Các DNVVN không hiểu về quy chế cho vay của ngân hàng: Các DNVVN có tâm lý sợ thủ tục vay vốn ngân hàng rườm rà, phức tạp, việc giải quyết cho vay của ngân hàng khó khăn. Phần lớn các DNVVN thiết lập thủ tục vay vốn của ngân hàng không đúng quy định mà ngân hàng yêu cầu.
- Phương án sản xuất kinh doanh thiếu khả thi.
- Nguồn tài chính của các DNVVN còn nhỏ, không đủ tài sản thế chấp: Nhiều DNVVN, nhất là các DNVVN ngoài quốc doanh có vốn chủ sở hữu nhỏ, ở khu vực nông thôn bình quân vốn sản xuất của doanh nghiệp công nghiệp khoảng 367 triệu đồng trong đó của doanh nghiệp sản xuất ngành nghề nông thôn chỉ có 25-35 triệu đồng. Năng lực tài chính nội tại của doanh nghiệp...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status