Hoàn thiện công tác quản trị tại Doanh nghiệp tư nhân Minh Châu - pdf 12

Download Luận văn Hoàn thiện công tác quản trị tại Doanh nghiệp tư nhân Minh Châu miễn phí



 
MỤC LỤC

 
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Sự cần thiết của đề tài 1
II. Mục tiêu nghiên cứu 2
1. Mục tiêu tổng quát 2
2. Mục tiêu cụ thể 2
III. Phương pháp nghiên cứu 3
IV. Phạm vi nghiên cứu 3
V. Mô hình nghiên cứu 3
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
I. Những vấn đề chung về quản trị 4
1. Khái niệm doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp và tầm quan trọng của
quản trị 4
2. Các chức năng của quản trị 6
II. Yếu tố quản trị trong loại hình kinh doanh thương mại- dịch vụ 8
1. Vai trò của loại hình kinh doanh thương mại- dịch vụ 8
2. Mục tiêu của kinh doanh thương mại- dịch vụ 8
3. Quản trị hoạt động kinh doanh thương mại- dịch vụ 10
III. Quản trị cửa hàng mua bán vật liệu xây dựng 11
1. Khái niệm 11
2. Ý nghĩa của cửa hàng vật liệu xây dựng 11
3. Quản trị theo chức năng trong doanh nghiệp 12
IV. Phân tích môi trường kinh doanh 15
1. Khách hàng 15
2. Quan hệ cung cầu trên thị trường 15
3. Các loại hàng hóa có liên quan 15
4. Chính sách của chính phủ 16
5. Tiến bộ khoa học và công nghệ 16
6. Tình trạng cạnh tranh trên thị trường 16
CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ DNTN MINH CHÂU 18
I. Lịch sử hình thành của doanh nghiệp 18
II. Cơ sở vật chất và sản phẩm của DNTN Minh Châu 19
1. Cơ sở vật chất 19
2. Sản phẩm mua bán hiện tại của doanh nghiệp 22
3. Mục tiêu tổ chức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 23
III. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ 2003- 2005
IV. Thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp 24
1. Thuận lợi 26
2. Khó khăn 26
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRị TẠI DNTN MINH CHÂU 28
I. Đánh giá hoạt động quản trị nhân sự 28
1. Tổ chức quản trị nhân sự tại DNTN Minh Châu 28
2. Đánh giá tình hình quản trị nhân sự tại DNTN Minh Châu 33
II. Phân tích hoạt động quản trị mua, nhập và bán hàng tại doanh nghiệp 38
III. Phân tích tình hình quản trị tài chính của doanh nghiệp từ 2003- 2005 51
IV. Phân tích môi trường kinh doanh 57
1. Khách hàng 57
2. Quan hệ cung cầu 59
3. Các loại hàng hoá có liên quan 59
4. Tiến bộ khoa học và công nghệ 60
5. Tình trạng cạnh tranh trên thị trường 61
6. Các chính sách của Nhà nước 63
V. Phân tích SWOT. 63
VI. Nhận xét chung về công tác quản trị tại DNTN Minh Châu 68
CHƯƠNG 4. BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRị 71
I. Biện pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch 71
1. Lập kế hoạch bán hàng 71
2. Lập kế hoạch mua hàng 73
II. Biện pháp hoàn thiện công tác tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp 74
1. Quản trị nhân sự 74
2. Quản trị hoạt động mua và nhập hàng 77
3. Quản trị hoạt động bán hàng 79
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận 82
II. Kiến nghị 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-30229/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

tăng của lương (lần)
1,36
1,28
6. So sánh NSLĐ và lương
NSLĐ>lương
NSLĐ<lương
(Nguồn: Tổng quỹ lương và thưởng lấy từ bộ phận kế toán, doanh thu và lợi nhuận trích từ bảng 2)
Chú thích: xem công thức tính kết quả trên ở phần cơ sở lý luận trang 14.
Theo bảng trên ta có năng suất lao động năm của năm 2003 thấp nhất là 1.300.000.000 đồng, đến năm 2004 thì năng suất lao động là 1.879.000.000 đồng cao hơn năm 2003 là 579.000.000 đồng, tuy nhiên đến năm 2005 năng suất lao động là 1.855.000.000 đồng, đã giảm so với năm 2004 là 24.000.000 đồng.
Năng suất lao động năm chỉ là thước đo chung về mức đóng góp của toàn bộ nhân viên trong cửa hàng, nó chưa thể hiện được sự đóng góp của từng cá nhân. Do đó, để biết được mức đóng góp của từng cá nhân ta phải tính được năng
suất lao động giờ. Tuy nhiên, cửa hàng không theo dõi số ngày làm việc của nhân viên nên không thể tính được năng suất lao động giờ của từng nhân viên.
Chỉ tiêu mức sinh lời/người của các thành viên trong doanh nghiệp cũng có sự biến thiên. Năm 2004 chỉ tiêu mức sinh lời/ người là cao nhất, mỗi lao động tạo ra được giá trị lợi nhuận là 12.000.000 đồng, cao hơn năm 2003 là 3.000.000 đồng cho thấy trong năm 2004 mỗi lao động của doanh nghiệp đều cố gắng tạo ra lợi nhuận cao hơn năm trước. Tuy nhiên, đến năm 2005 chỉ tiêu này đã sụt giảm hẳn, mỗi người lao động chỉ còn tạo được 6.000.000 đồng lợi nhuận.
Chỉ tiêu hiệu suất tiền lương cho biết rằng:
- Năm 2003 và 2004, với 1 đồng tiền lương đã đem lại 1 đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Năm 2005, với 1 đồng tiền lương đã không đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng đòn bẩy tiền lương của doanh nghiệp còn hạn chế mặc dù doanh nghiệp đã cố gắng tăng quỹ lương của nhân viên vào mỗi năm.
Nguyên nhân của sự sụt giảm về chỉ tiêu mức sinh lời/người cũng như hiệu suất tiền lương là do thu nhập của doanh nghiệp đã giảm hơn so với năm 2003 và năm 2004, trong khi quỹ lương và thưởng của nhân viên vẫn tăng đều qua mỗi năm, cho thấy mặc dù giảm về lợi nhuận nhưng doanh nghiệp vẫn chăm lo tốt đời sống của người lao động tại doanh nghiệp. Như vậy, chỉ tiêu mức sinh lời/người và chỉ tiêu hiệu suất tiền lương của năm 2005 giảm so với các năm trước là do điều kiện kinh doanh thay đổi đã làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Theo bảng trên, năm 2004 là năm hiệu quả nhất về mặt sử dụng năng suất lao động và lương của doanh nghiệp vì tốc độ tăng năng suất lao động cao hơn tốc độ tăng của lương. Tuy nhiên, năm 2005 tốc độ tăng năng suất lao động đã chậm lại và có phần giảm so với năm 2004, lúc này tốc độ tăng của lương đã cao hơn tốc độ tăng của năng suất lao động. Điều này cho thấy mặc dù điều kiện kinh doanh thay đổi nhưng doanh nghiệp vẫn không ngừng tăng lương cho công nhân, do vậy doanh nghiệp không chỉ kinh doanh vì lợi nhuận mà còn vì mục tiêu xã hội.
II PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ MUA, NHẬP VÀ BÁN HÀNG TẠI DOANH NGHIỆP.
Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại- dịch vụ mua bán lẻ vật liệu xây dựng, hoạt động mua là hoạt động quan trọng nhất vì để bán tốt cần bắt đầu từ mua tốt. Do đó nó ảnh hưởng đến kết quả lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp. Khi đi vào kinh doanh ngoài giá vốn hàng bán, cửa hàng còn phải trả thêm cho các chi phí mới phát sinh như: chi phí vận chuyển cho việc mua hàng, chi phí vận chuyển cho việc bán hàng (chi phí bán hàng), chi phí quản lý. Trong các loại này có loại thuộc chi phí bất biến, có loại thuộc chi phí khả biến nên cần quản trị các loại chi phí này thật tốt. Muốn vậy việc tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra kinh doanh phải tốt.
Loại hình kinh doanh của doanh nghiệp là thương mại và dịch vụ mua bán lẻ vật liệu xây dựng, do đó việc quản trị hoạt động mua hàng và bán hàng là quan trọng nhất, là đầu ra đem lại thu nhập cho doanh nghiệp, khâu quyết định hiệu quả kinh doanh thực tế. Việc mua hàng hoá đúng thời điểm sẽ giúp doanh nghiệp kiếm được lợi nhuận nhiều hơn.
Theo những số liệu kết quả kinh doanh từ 2003 – 2005 đã được giới thiệu ở phần khái quát, ta tiến hành đánh giá công tác quản trị mua, nhập và bán hàng như sau:
Quy trình vận động bán hàng tại cửa hàng gồm 3 khâu: khâu mua hàng, khâu nhập hàng và khâu bán hàng
Ø Đánh giá khâu quản trị hoạt động mua hàng:
Mục tiêu của công tác quản trị này là tìm nguồn cung ứng bảo đảm hàng hoá về mặt số lượng, chất lượng và giá cả. Công tác quản trị mua hàng có ảnh hưởng lớn đến kết quả doanh thu của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp mua với giá cao sẽ không bán được hàng do phải cạnh tranh với các cửa hàng khác, doanh nghiệp đã mất đi cơ hội tăng thêm doanh thu cũng như mất đi khách hàng thân thuộc trong tương lai. Do đó, mua hàng là khâu quan trọng nhất cần quản trị tốt sao cho chi phí thấp nhất. Trong khâu mua hàng, chủ doanh nghiệp là người toàn quyền quyết định. Quá trình mua hàng hoá bao gồm nhiều công việc khác nhau có quan hệ chặt chẽ với nhau. Các công việc ấy tạo thành một quy trình thể hiện như sau:
Thỏa mãn
Nhu cầu mua
Tìm và chọn người bán
Thương lượng và đặt hàng
Thực hiện đơn hàng
Đánh giá kết quả mua
Không thỏa mãn
Sơ đồ 10. Quy trình mua hàng hoá của doanh nghiệp.
Theo sơ đồ trên thì chủ doanh nghiệp sẽ tiến hành:
é Hoạch định nhu cầu mua: bước hoạch định nhu cầu mua này chủ doanh nghiệp sẽ dựa vào chủng loại hàng hoá còn lại trong kho, nhu cầu trên thị trường và căn cứ vào đơn đặt hàng của khách để xác định số lượng cần mua của loại hàng hoá đó. Tuy nhiên việc hoạch định nhu cầu mua chỉ dựa theo cảm tính và kinh nghiệm để đoán số lượng mua chứ không có tính toán cụ thể nào.
é Tìm và chọn người bán: sau khi đã xác định lượng cần mua, chủ doanh nghiệp sẽ giao dịch bằng điện thoại với nhà cung cấp về chủng loại, giá cả, thời gian thanh toán tiền hàng, thời gian và địa điểm giao hàng. Nếu giao dịch được thoả mãn thì tiến hành đặt hàng. Có thể trong quá trình tìm nhà cung cấp doanh nghiệp sẽ phải hỏi nhiều người bán để tìm ra mức giá hợp lý nên việc phát sinh thêm chi phí quản lý (chi phí giao dịch là không tránh khỏi).
é Thực hiện đơn hàng.
Sau khi hàng được chở về doanh nghiệp sẽ tiến hành đánh giá kết quả mua theo các chỉ tiêu như: số lượng, chủng loại, chất lượng, đúng thời điểm, chi phí thấp nhất.
Chi phí mua hàng của doanh nghiệp bao gồm 2 chi phí chính đó là chi phí hàng hóa (giá trị của hàng hoá) và chi phí vận chuyển. Doanh nghiệp vận chuyển hàng từ nhà cung cấp về đến cửa hàng bằng xe thuê ngoài và cước phí vận chuyển tỷ lệ thuận với khối lượng của hàng hoá được chở về. Giá cước vận chuyển là 130.000 đồng/tấn kể từ năm 2004. Những tính toán cụ thể về chi phí mua hàng dưới đây sẽ cho thấy rõ tầm quan trọng của công tác quản trị mua hàng tại DNTN Minh Châu:
Từ bảng số liệu trên ta có chênh lệch về khối lượng và thành tiền như sau:
BẢNG 7. CHÊNH LỆCH CHI PHÍ CHO MUA HÀNG
ĐVT: Triệu đồng
Sản phẩm
2004/2003
2005/2004
Khối lượng
(...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status