Hoàn thiện công tác tổ chức tại trung tâm truyền dẫn KV3 - pdf 12

Download Chuyên đề Hoàn thiện công tác tổ chức tại trung tâm truyền dẫn KV3 miễn phí



MỤC LỤC
 
LỜI NÓI ĐẦU
1. Cơ sở lý luận về chức năng tổ chức theo quan điểm hệ thống 1
1.1. Lý thuyết hệ thống về chức năng tổ chức 1
1.1.1. Khái niệm tổ chức trong quản trị 1
1.1.2. Nội dung tổ chức trong quản trị 1
1.2. Quan điểm nghiên cứu theo lý thuyết hệ thống 3
2. Thực trạng của công tác tổ chức tại Trung tâm Truyền dẫn KV3 3
2.1. Công tác tổ chức tại Trung tâm 3
2.2. Đánh giá công tác tổ chức tại Trung tâm 6
2.2.1. Ưu điểm 6
2.2.2. Nhược điểm 6
3. Một số giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức tại Trung tâm 8
3.1. Mục tiêu 8
3.2. Giải pháp và kiến nghị 9
3.2.1. Nhóm giải pháp về tổ chức 9
3.2.2. Nhóm giải pháp về sử dụng nguồn nhân lực 9
3.2.3. Nhóm giải pháp về đánh giá, động viên 10
3.2.4. Nhóm giải pháp hỗ trợ 10
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-30162/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

về quy mô và trình độ lao động, vấn đề huy động và sử dụng nguồn nhân lực một cách có hiệu quả đang trở thành vấn đề thiết yếu được tất cả các doanh nghiệp quan tâm. Vấn đề này trở thành một động lực quan trọng làm cho công tác tổ chức tại các doanh nghiệp ngày càng khó khăn và phức tạp.
Không nằm ngoài vòng quay của kinh tế thị trường, Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) cũng đang ngày càng nảy sinh những vấn đề trong công tác tổ chức. Trung tâm Truyền dẫn KV3 – Công ty Truyền dẫn Viettel cũng là một đơn vị phụ thuộc, trực thuộc Tổng Công ty Viễn thông Quân đội. Chính vì vậy vấn đề tổ chức hiệu quả cũng đang được Trung tâm Truyền dẫn KV3 tìm hiểu, xem xét, vận dụng và phát huy khả năng nội lực trong tổ chức để huy động, sử dụng và duy trì nguồn nhân lực nhằm phục vụ tốt nhất cho công tác kinh doanh và phát triển bền vững của Tổng Công ty nói chung và Trung tâm Truyền dẫn KV3 nói riêng.
Để thực hiện tốt nhất công tác tổ chức, doanh nghiệp cần áp dụng hiệu quả các nguyên tắc trong tổ chức và nắm vững chức năng này một cách hệ thống theo quan điểm của lý thuyết hệ thống nhằm có một cái nhìn tổng quát và cụ thể cho từng vấn đề. Chính vì những ý nghĩa quan trọng đó của công tác tổ chức trong quản trị doanh nghiệp, tui đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác tổ chức tại Trung tâm Truyền dẫn KV3” nhằm đánh giá, phân tích và tìm ra những giải pháp để hoàn thiện và góp phần củng cố công tác tổ chức tại Trung tâm.
Đề tài được thực hiện trong phạm vi xem xét các vấn đề tổ chức của Trung tâm từ trước đến nay để tìm ra giải pháp hoàn thiện cho công tác tổ chức từ năm 2008 trở đi. Do thời gian và năng lực có hạn, đề tài do tui thực hiện không thể tránh khỏi những sai xót ngoài ý muốn. tui rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn và có thể áp dụng vào thực tế không những của Trung tâm Truyền dẫn KV3 mà còn của các đơn vị khác trong Tổng Công ty nhằm nâng cao công tác tổ chức của doanh nghiệp.
Chân thành cảm ơn./.
- Người thực hiện -
š&›
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
š&›
1. Cơ sở lý luận về chức năng tổ chức theo quan điểm hệ thống
1.1. Lý thuyết hệ thống về chức năng tổ chức
1.1.1. Khái niệm tổ chức trong quản trị
Theo góc độ của khoa học quản trị, tổ chức là việc hệ thống, liên kết các bộ phận, các nguồn lực trong một thể thống nhất để thực hiện các kế hoạch, mục tiêu đã đề ra. Công tác tổ chức được xem xét trên 3 khía cạnh: tổ chức guồng máy, tổ chức công việc và tổ chức nhân sự.
Theo quan điểm này, chức năng tổ chức sẽ bao gồm:
Xây dựng và hoàn thiện guồng máy cùng cơ cấu quản trị;
Liên kết các bộ phận thành một thể thống nhất nhằm đạt mục tiêu quản trị đã đề ra;
Thiết kế và thực hiện công việc;
Xây dựng đội ngũ cán bộ quản trị giỏi về chuyên môn, nhiệt tình và trách nhiệm trong công tác, có tinh thần tập thể, đoàn kết nội bộ.
Công tác tổ chức phải đảm bảo được các yêu cầu về tính khoa học, hiệu quả, kết hợp quyền và lợi ích cùng trách nhiệm, cụ thể, sáng tạo, kết hợp lợi ích trước mắt và lâu dài...
Theo quan điểm của lý thuyết hệ thống, tổ chức là quá trình xác định những công việc cần làm, phân công cho các bộ phận và các cá nhân đảm nhận các công việc đó, thiết lập và tạo ra những mối quan hệ cần thiết trong nội bộ và bên ngoài nhằm thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp đặt ra với hiệu quả tối ưu.
Cơ cấu tổ chức quản lý là một tổng thể gồm những bộ phận quản lý với chức năng, quyền hạn nhất định, được phân bổ ở các cấp quản lý khác nhau, có mối quan hệ qua lại với nhau, có khả năng thực hiện mục tiêu của tổ chức đã vạch ra.
1.1.2. Nội dung tổ chức trong quản trị
Xác lập được cơ cấu tổ chức hợp lý trên cơ sở xuất phát từ những mục tiêu đã hoạch định. Để có thể xây dựng được một cơ cấu tổ chức hợp lý, nhà quả trị cần quan tâm đến các yếu tố như nhiệm vụ, mục tiêu chiến lược; môi trường hoạt động; lĩnh vực và quy mô hoạt động; năng lực và trình độ của nguồn nhân lực. Quá trình thiết kế cơ cấu tổ chức cần trả lời được các câu hỏi về tầm hạn quản lý, các cấp trung gian, phân chia bộ phận, khả năng thích nghi và phát huy tác dụng của cơ cấu tổ chức. Bên cạnh đó, để thiết kế cơ cấu tổ chức hợp lý và vận hành hiệu quả, quá trình này phải được thực hiện theo đúng quy trình gồm các bước:
Khảo sát và phân tích hệ thống quản lý hiện có.
Xác định mục tiêu và phương hướng.
Xác định các phần tử, chức năng cơ bản.
Xác định số cấp, số bộ phận từng cấp.
Xác định quyền hạn, trách nhiệm các cấp.
Xác định mối quan hệ giữa các cấp, các bộ phận.
Thiết lập mối quan hệ giữa các bộ phận trong cơ cấu tổ chức là một yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo các nhiệm vụ và mục tiêu của doanh nghiệp được thực hiện. Việc thiết lập các mối quan hệ thường có hai xu hương cơ bản là phân quyền và tập trung quyền lực.
Phân quyền là giao quyền quyết định cho cấp dưới. Việc phân quyền mang lại những lợi ích nhất định như tính phù hợp của các quyết định được nâng cao, công việc triển khai nhanh, tạo tính chủ động cho cấp dưới. Bên cạnh đó, tập trung quyền lực là quyền lực được tập trung vào một số bộ phận hay cá nhân nhất định. Việc xác định xu hướng nào trong quản trị phải đảm bảo sự tương xứng giữa quyền hạn và trách nhiệm của các bộ phận và cá nhân.
Xác định biên chế của các bộ phận trong cơ cấu tổ chức và trên cơ sở đó tuyển dụng, bố trí và sử dụng người cho phù hợp với yêu cầu của công việc.
Sơ đồ 1: Nội dung của công tác tổ chức dưới quan điểm hệ thống
1. Mục tiêu doanh nghiệp
Liên hệ ngược
2. Các mục tiêu chính sách kế hoạch hỗ trợ
3. Xác định và phân loại các hoạt động cần thiết để thực hiện mục tiêu
4. Nhóm các hoạt động theo nguồn lực và hoàn cảnh
5. Giao quyền hạn cho người đứng đầu mỗi nhóm
6. Ràng buộc các nhóm ngang dọc qua các mối liên hệ quyền hạn và thông tin
7. Biên chế
8. Chỉ đạo
9. Kiểm tra
Việc thực hiện định biên và bố trí cán bộ được sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống là một phương pháp quan trọng. Theo quan điểm hệ thống, việc định biên của một tổ chức theo phương pháp tiếp cận hệ thống được thực hiện thông qua nhiều bước, trong đó có các bước quan trọng như: kế hoạch của doanh nghiệp, kế hoạch của tổ chức, số lượng quản lý cần thiết, nguồn cán bộ, phân tích nhu cầu cán bộ quản lý, tuyển dụng và đào tạo. Còn việc lựa chọn cán bộ thì bao gồm các bước như: kế hoạch về nhu cầu cán bộ, yêu cầu đối với từng đơn vị, đặc điểm cá nhân, tuyển dụng, định hướng, thực hiện công tác quản lý và công việc của doanh nghiệp.
Theo phương pháp này, việc định biên có quan hệ chặt chẽ với hệ thống quản lý, đặc biệt là các kế hoạch của doanh nghiệp. Nó có thể được xem như là một quá trình hệ thống hóa và quản lý các ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status