Xây dựng chiến lược kinh doanh ngành hàng nông sản tại công ty cổ phần Tam Phong giai đoạn 2011–2013 - pdf 12

Download Chuyên đề Xây dựng chiến lược kinh doanh ngành hàng nông sản tại công ty cổ phần Tam Phong giai đoạn 2011–2013 miễn phí



 
  Mục lục
 
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Cơ sở hình thành đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1
1.3 Phạm vi nghiên cứu 1
1.4 Phương pháp nghiên cứu 2
1.5 Ý nghĩa nghiên cứu 2
1.6 Kết cấu bài báo cáo 2
CHƯƠNG 2: SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TAM PHONG 3
2.1 Sơ lược về công ty cổ phần Tam Phong 3
2.2 Giới thiệu về ngành hàng nông sản của công ty 3
2.3 Sơ đồ tổ chức công ty 5
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 6
3.1 Khái niệm chiến lược kinh doanh 6
3.2 Quản trị chiến lược 6
3.3 Phân tích các yếu tố môi trường kinh doanh 6
3.3.1 Phân tích sự ảnh hưởng của môi trường vĩ mô 7
 Ảnh hưởng về kinh tế: 8
 Ảnh hưởng văn hóa – xã hội: 8
 Ảnh hưởng chính trị - pháp luật: 8
 Ảnh hưởng nhân khẩu học: 8
Ảnh hưởng tự nhiên: 8
 Ảnh hưởng công nghệ: 8
3.3.2 Phân tích môi trường tác nghiệp 8
 Đối thủ cạnh tranh. 9
 Khách hàng 10
 Nhà cung cấp 10
 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: 11
 Sản phẩm thay thế. 11
 Xây dựng Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài. 11
3.3.3 Phân tích môi trường nội bộ 12
3.3.3.1 Các hoạt động chủ yếu: 12
3.3.3.2 Các hoạt động hỗ trợ 12
3.4 Các ma trận xây dựng chiến lược 13
3.4.1 Ma trận SPACE (Strategic Position & Action Evaluation) 13
3.4.2 Ma trận Swot 13
3.4.3 Ma trận chiến lược chính ( Grand strategy matrix) 14
3.4.3 Ma trận QSPhần mềm (Ma trận hoạch định chiến lược định lượng) 14
3.5 Mô hình nghiên cứu 15
CHƯƠNG 4: PHUƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
4.1 Thiết kế nghiên cứu 17
4.2 Quy trình nghiên cứu 17
CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH 19
5.1 Phân tích môi trường bên ngoài 19
5.1.1 Phân tích sự ảnh hưởng của môi trường vĩ mô 19
5.1.1.1 Ảnh hưởng về kinh tế 19
5.1.1.2 Ảnh hưởng văn hóa – xã hội 20
5.1.1.3 Ảnh hưởng nhân khẩu học 20
5.1.1.4 Ảnh hưởng chính trị - pháp luật 20
5.1.1.5 Ảnh hưởng tự nhiên 21
5.1.1.6 Ảnh hưởng công nghệ 21
5.1.2 Phân tích sự ảnh hưởng của môi trường vi mô 21
5.1.2.1 Đối thủ cạnh tranh 21
5.1.2.2 Khách hàng 25
5.1.2.3 Nhà cung cấp 25
5.1.2.4 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn 25
5.1.2.5 Sản phẩm thay thế 25
5.1.3 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài 26
5.2 Phân tích môi trường bên trong 27
5.2.1 Các hoạt động chủ yếu: 27
5.2.1.1 Hậu cần đầu vào 27
5.2.1.2 Vận hành 27
5.2.1.3 Hậu cần đầu ra 28
5.2.1.4 Marketing và bán hàng 28
5.2.1.5 Dịch vụ 28
5.2.2 Các hoạt động hỗ trợ 29
5.2.2.1 Thu mua 29
5.2.2.2 Nghiên cứu và phát triển công nghệ 29
5.2.2.3 Quản trị nguồn nhân lực 29
5.2.2.4 Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp 29
5.3.3 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) của công ty 31
CHƯƠNG 6: XÂY DỰNG CÁC CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 32
6.1 Tầm nhìn Sứ mệnh công ty: 32
6.2 Mục tiêu 32
6.3 Các phương án xây dựng chiến lược 32
6.3.1 Ma trận Space 32
6.3.2 Ma trận chiến lược chính 33
6.3.3 Ma trận Swot 34
6.3.4 Ma trận QSPhần mềm 37
6.4 Các giải pháp thực hiện chiến lược 40
CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42
7.1 Kết luận 42
7.2 Hạn chế của đề tài 42
7.3 Kiến nghị 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-30853/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

iệt các mối đe dọa quan trọng bên ngoài công ty
Bước 3: Liệt các điểm mạnh bên trong công ty
Bước 4: Liệt các điểm yếu bên trong công ty
Bước 5: Kết hợp điểm mạnh với cơ hội để hình thành chiến lược S + O
Bước 6: Kết hợp điểm yếu với cơ hội để hình thành chiến lược W + O
Bước 7: Kết hợp điểm mạnh với đe dọa để hình thành chiến lược S + T
Bước 8: Kết hợp điểm yếu với đe dọa để hình thành chiến lược W + T Huỳnh Phú Thịnh.2009. Tài liệu giảng dạy Chiến Lược Kinh Doanh. Khoa kinh tế- Quản trị Kinh doanh. Trường đại học An Giang
3.4.3 Ma trận chiến lược chính ( Grand strategy matrix)
Ma trận được xây dựng dựa trên hai khía cạnh:
- Vị thế cạnh tranh
- Tốc độ trăng trưởng của thị trường/ ngành. Huỳnh Phú Thịnh.2009. Tài liệu giảng dạy Chiến Lược Kinh Doanh. Khoa kinh tế- Quản trị Kinh doanh. Trường đại học An Giang
3.4.3 Ma trận QSPhần mềm (Ma trận hoạch định chiến lược định lượng)
Ma trận QSPhần mềm (Quantitative Strategic Planning Matrix) dùng để đánh giá và xếp hạng các phương án chiến lược khả thi, để từ đó có căn cứ lựa chọn các chiến lược tốt nhất. Ma trận này sử dụng các thông tin đầu vào từ tất cả các ma trận đã xây dựng (EFE, IFE, ma trận hình ảnh cạnh tranh, Swot, chiến lược chính, SPACE).
Để xây dựng được ma trận QSPM, ta cần trải qua 6 bước:
Bước 1: Liệt kê cơ hội/ đe dọa quan trọng bên ngoài và các điểm mạnh/điểm yếu bên trong công ty. Ma trận bao gồm 10 nhân tố thành công quan trọng bên trong và 10 nhân tố thành công quan trọng bên ngoài.
Bước 2: Phân loại tầm quan trọng cho mỗi nhân tố thành công quan trọng.
Bước 3: Liệt kê các phương án chiến lược mà công ty nên xem xét thực hiện. Tập hợp các chiến lược thành các nhóm riêng nếu có thể.
Bước 4: Xác định số điểm hấp dẫn (AS: attractive Score) của mỗi chiến lược. Ta chỉ so sánh những chiến lược trong cùng một nhóm với nhau. Số điểm hấp dẫn được phân như sau: 1 = hoàn toàn không hấp dẫn, 2 = ít hấp dẫn, 3 = tương đối hấp dẫn, 4 = rất hấp dẫn.
Bước 5: Tính tổng số điển hấp dẫn, là kết quả của việc nhân với số điểm phân loại (bước 2) với số điểm hấp dẫn (bước 4) trong mỗi hàng.
Bước 6: Tính tổng cộng điểm hấp dẫn cho từng chiến lược. Đó là phép tính cộng của tổng số điểm hấp dẫn trong cột chiến lược. Số điểm càng cao biểu thị chiến lược càng hấp dẫnHuỳnh Phú Thịnh.2009. Tài liệu giảng dạy Chiến Lược Kinh Doanh. Khoa kinh tế- Quản trị Kinh doanh. Trường đại học An Giang
.
3.5 Mô hình nghiên cứu
Xác định tầm nhìn, sứ mệnh
và nhiệm vụ của công ty
Xác định mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược
Phân tích môi trường kinh doanh
và nhận dạng: Cơ hội/ đe dọa
và điểm mạnh/ điểm yếu
Kiểm tra, đánh giá , và điều chỉnh chiến lược
Hoạch định các giải pháp thực hiện chiến lược
Lựa chọn các chiến lược phù hợp
Hình 3.5 Mô hình nghiên cứu
Để xây dựng một chiến lược kinh doanh cho công ty. Trước tiên phải xác định tầm nhìn, sứ mệnh và nhiệm vụ để biết được hướng tới của công ty. Sau đó tiến hành phân tích môi trường bên ngoài để nhận ra các cơ hội cũng như đe dọa mà doanh nghiệp phải ứng phó và phân tích môi trường nội tại để biết được đâu là điểm mạnh để tận và đâu là điểm yếu cần khắc phục. Sau khi xác định các cơ hội/ đe dọa và điểm mạnh/ điểm yếu quan trọng sẽ dùng chúng làm căn cứ cho việc xây dựng chiến lược kinh doanh. Công việc tiếp theo là phải xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược rồi mới sử dụng các ma trận hoạch định để chọn lựa chiến lược phù hợp và đưa ra các giải pháp để có thể thực hiện chiến lược. Công việc cuối cùng là triển khai, kiểm tra và điều chỉnh chiến lược.
CHƯƠNG 4: PHUƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu sẽ trải qua 3 giai đoạn chính đó là: thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu và hoạch định chiến lược.Được tiến hành thông qua 3 bước chính: nghiên cứu thứ cấp, nghiên cứu sơ cấp và nghiên cứu hoạch định. Được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.1 Các bước nghiên cứu
Bước
Kiểu nghiên cứu
Cách tiến hành
1
Thứ cấp
Thu thập và chọn lọc những thông tin chủ yếu từ sách, báo, tạp chí, internet, báo cáo của công ty.
2
Sơ cấp
Quan sát thực tế kết hợp với phỏng vấn nhân viên của công ty.
3
Hoạch định
Phân tích dữ liệu có được và hoạch đinh chiến lược cho công ty.
- Nghiên cứu thứ cấp: nghiên cứu này sẽ được tiến hành bằng cách tìm hiểu các thông tin chủ yếu từ sách, báo, internet, báo cáo của công ty để thu về các dữ liệu thứ cấp.
- Nghiên cứu sơ cấp: tiến hành quan sát thực tế và phỏng vấn ban quản lý, nhân viên trong công ty để có được dữ liệu sơ cấp nhằm hoàn thiện nguồn dữ liệu có được.
- Nghiên cứu hoạch định: tiến hành phân tích các dữ liệu thu về. Lấy kết quả của việc phân tích dữ liệu làm căn cứ để tiến hành hoạch định chiến lược.
4.2 Quy trình nghiên cứu
Nghiên cứu được bắt đầu sau khi tìm hiểu những cơ sở lý thuyết về xây dựng chiến lược kinh doanh và tầm quan trọng của công tác quản trị chiến lược đối với công ty. Sau đó tiến hành thu thập những dữ liệu thứ cấp rồi sơ cấp cần thiết cho việc phân tích môi trường kinh doanh của công ty. Sau khi phân tích xong môi trường kinh doanh sẽ lấy đó làm căn cứ để hoạch định các chiến lược phú hợp và viết báo cáo hoàn thành việc xây dựng chiến lược.
Quy trình được thể hiện qua sơ đồ bên dưới
Nhận dạng vấn đề nghiên cứu
Tìm kiếm cơ sở lý luận
Thu thập dữ liệu thứ cấp
Phân tích môi trường kinh doanh
Xây dựng chiến lược
Thu thập dữ liệu sơ cấp
Viết báo cáo
Hình 4.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu
CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
5.1 Phân tích môi trường bên ngoài
5.1.1 Phân tích sự ảnh hưởng của môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô gây tác động đến nhiều ngành nghề kinh doanh. Do đó sự biến động của môi trường này sẽ có thể mang lại cho ngành nhiều cơ hội hay thách thức. Chính vì thế cần tiến hành phân tích môi trường vĩ mô để có thể có định hướng kinh doanh cho phù hợp. Môi trường vĩ mô bao gồm nhiều yếu tố tác động với mức độ khác nhau bao gồm:
5.1.1.1 Ảnh hưởng về kinh tế
Sự biến đổi của nền kinh tế vĩ mô sẽ tác động nhiều đến ngành kinh doanh trong có ngành hàng nông sản. Tình hình trong nước từ những năm vừa qua chịu nhiều ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nên cũng có nhiều biến động, thương mại có sự suy giảm nghiêm trọng tuy nhiên nông sản dù trải qua bao thăng trầm nhưng nhìn chung vẫn có sự tăng trưởng mạnh. Qua đó cho thấy vai trò của xuất khẩu được đánh giá cao.
Đầu năm 2011 lại có nhiều dấu hiệu khởi sắc cho nông sản Việt Nam xuất khẩu. Hiện nay giá một số mặt hàng nông sản đã tăng cao như cà phê nhân đã tăng lên mức 45.000đ/kg tăng cao gấp đôi so với năm 2010 do thế giới mất mùa cà phê nghiêm trọng. Ngoài ra theo dự báo của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn thì ngoài cà phê còn có hồ tiêu, cao su, chè, rau quả cũng sẽ tiếp tục được giá trong niên vụ 2011. Nguyên nhân chính của sự khởi sắc này là ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status