Một số định hướng góp phần đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng sơ mi tại Công ty May Thăng Long - pdf 12

Download Chuyên đề Một số định hướng góp phần đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng sơ mi tại Công ty May Thăng Long miễn phí



MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
Bảng tóm tắt số liệu 3
Chương I: Tổng quan thực trạng ngành công nghiệp dệt may Việt Nam 4
I. Vị trí ngành công nghiệp dệt may Việt Nam trong nền kinh tế quốc dân. 4
II. Thực trạng mặt hàng may và phụ liệu may. 4
III. Thị trường hàng dệt may Việt Nam 6
1. Thị trường xuất khẩu 6
2. Thị trường dệt may trong nước. 7
IV. Đánh giá chung thực trạng ngành dệt - may Việt Nam. 7
V. Mục tiêu sản xuất - xuất khẩu ngành dệt - may đến năm 2010. 9
1. Mục tiêu tổng quát. 9
2. Mục tiêu cụ thể. 9
VI. Hoạt động sản xuất sản phẩm sơ mi tại Công ty May Thăng Long trong xu thế phát triển chung của ngành. 9
1. Những thuận lợi. 10
1.1. Ảnh hưởng của yếu tố chính phủ và chính trị. 10
1.2. Ảnh hưởng của yếu tố kinh tế . 10
1.3. Ảnh hưởng của yếu tố xã hội. 11
1.4 Ảnh hưởng của yếu tố công nghệ. 11
1.5. Nguồn cung ứng nguyên vật liệu. 12
2. Những khó khăn. 13
Chương II: Tình hình sản xuất kinh doanh sản phẩm sơ mi tại Công ty may Thăng Long và hướng phát triển trong thời gian tới. 17
I. Khái quát về công ty may Thăng Long. 17
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty may Thăng Long. 17
2. Đặc điểm chung. 18
3. Chiến lược chung của công ty may Thăng Long. 18
II. Những mặt mạnh và mặt yếu của công ty may Thăng Long trong hoạt động sản xuất mặt hàng sơ mi. 19
1. Những mặt mạnh. 19
2. Những mặt yếu của công ty may Thăng Long trong hoạt động sản xuất kinh doanh mặt hàng sơ mi. 27
III. Tổng hợp các yếu tố tác động đến hoạt động sản xuất sản phẩm sơ mi của công ty may Thăng Long. 28
1. Lập bản tổng hợp môi trường. 28
Chương III: Lựa chọn định hướng phát triển sản phẩm sơ mi cho công ty may Thăng Long trong thời gian tới. 38
I. Phân tích các định hướng chiến lược . 38
II. Các nhóm chiến lược đặt trong hoàn cảnh của Công ty May Thăng Long. 39
1. Chiến lược giảm chi phí. 39
2. Chiến lược khác biệt hoá. 44
3. Chiến lược trọng tâm hoá. 47
4. Các yêu cầu khác của những chiến lược trên. 49
5. Xác định chiến lược cho Công ty may Thăng Long . 50
Kết luận 51
Mục lục 52
Tài liệu tham khảo 54
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-30450/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ăm 1997 công ty sản xuất thực tế 734000 chiếc jacket và xuất khẩu trên 600000 chiếc.
Quần dài và quần soóc là mặt hàng có sản lượng thực hiện tương đối lớn. Số lượng xuất khẩu hàng năm cũng khá lớn, trong năm 1997 công ty đã xuất khẩu 564000 chiếc quần các loại, không kể quần áo trẻ em.
áo dệt kim là mặt hàng có kỹ thuật tương đối đơn giản nhưng đang được tiêu dùng rất ưa chuộng, đặc biệt là các bạn trẻ trong và ngoài nước. Hiện nay, công ty có hai xưởng may hàng dệt kim hợp tác với Hồng Kông. Công ty thường làm gia công mặt hàng này cho khách hàng với khối lượng lớn. Ngay sau khi Mỹ bỏ cấm vận đối với Việt nam, công ty đã xuất khẩu 300.000 áo dệt kim sang thị trường này. Chủ trương của công ty là triển khai tìm kiếm các loại nguyên liệu để chủ động sản xuất hàng dệt kim và chuyển sang bán đứt sản phẩm này nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn.
áo sơ mi nam là mặt hàng truyền thống của công ty may Thăng Long. Về mặt kĩ thuật, áo sơ mi không có yêu cầu cao, ít thay đổi về kiểu cách, kĩ thuật may đơn giản nên tay nghề công nhân ổn định. Nó có thể được sản xuất, gia công từ nhiều chất liệu vải khác nhau nhưng chủ yếu là các loại vải cotton, vải Jean, vải Viso, vải T/C (65% polyeste- 35% cotton). Trong mấy năm gần đây, sản phẩm sơ mi nam được công ty chú trọng đầu tư và phát triển, sản lượng sản xuất cũng như xuất khẩu tăng dần, thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 5: Kết quả sản xuất kinh doanh sản phẩm sơ mi qua một số năm.
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm1998
Năm 1999
Q 1/ 2000
1.Tổng sản phẩm sản xuất
Trong đó: Sơ mi
Tỉ lệ %
2.Tổng sản phẩm xuất khẩu
Trong đó: Sơ mi
Tỉ lệ %
Chiếc
,,
%
Chiếc
,,
%
1.589.848
141.184
8,8%
1383.506
98.260
7,1%
2566.790
654.771
25,5%
2.223.834
544.679
24,5%
666.347
175.233
26.3%
525.906
156.090
29,7%
(Nguồn: Công ty may Thăng Long)
Tỉ lệ tăng của sản phẩm sơ mi qua các năm thể hiện qua biểu đồ sau:
Hình1: Tốc độ tăng sản phẩm sơ mi
Điều đó cho thấy triển vọng của mặt hàng sơ mi rất lớn. Công ty cần có chiến lược tiêu thụ mặt hàng này một cách hợp lý để nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, phát huy hơn nữa thế mạnh về sản phẩm này.
Từ khi công ty được giao quyền chủ động tổ chức hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, công ty đã có cơ hội giao lưu với các bạn hàng quốc tế, chủ động trong công tác nghiên cứu thị trường và tìm kiếm nguồn tiêu thụ sản phẩm trên nhiều thị trường khác nhau. Cho đến nay công ty may Thăng Long đã có một thị trường ổn định, rộng lớn ở trên hơn 20 quốc gia như Cộng hoà liên bang Đức, Anh, Pháp, Thuỵ điển, Mỹ, Nhật bản, Hàn quốc, Đài loan...
Sản phẩm sơ mi xuất khẩu của công ty may Thăng Long năm 1998 qua một số thị trường chủ yếu được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 6: Giá trị xuất khẩu sản phẩm sơ mi trên một số thị trường.
Nước
nhập
Số lượng sản phẩm gia công
Số lượng sản phẩm bán FOB
Trị giá gia công (USD)
Trị giá bán FOB (USD)
EU
Nhật
Iraq
Algerie
26008
10185
50781
3000
38328
28493
13269
249250
7500
113.872
(Nguồn: Công ty may Thăng Long )
Thị trường EU là thị trường lớn, có sức mua cao. Việc số hạn ngạch mà công ty may Thăng Long được Nhà nước cấp và giá trị xuất khẩu của công ty vào thị trường EU mỗi năm một tăng khẳng định vị trí vững chắc của công ty trên thị trường này. Đây là lợi thế mà công ty cần tận dụng và khai thác triệt để.
Thị trường Mỹ là thị trường mới và đầy tiềm năng của công ty do sức tiêu thụ của thị trường lớn cộng thêm nhu cầu của thị trường hay thay đổi và đay là thị trường chủ yếu mua đứt sản phẩm nên lợi nhuận cao hơn các hình thức xuất khẩu sang thị trường khác. Các đơn đặt hàng từ thị trường Mỹ thường rất lớn, từ 20.000-50.000 sản phẩm/ 1 đơn đặt hàng. Tháng 3/2000, công ty đã xuất khẩu sang Mỹ 105990 sản phẩm sơ mi trong đó trị giá hàng gia công là 96.410 USD và trị giá hàng FOB là 306.132 USD, chiếm 76.05%. Như vậy khả năng xuất khẩu hàng sơ mi theo giá FOB sang thị trường này rất cao. Hơn nữa, đến năm 2005 Mỹ sẽ xoá bỏ hạn ngạch. đây là cơ hội tốt cho công ty tận dụng được hết Năng lực sản xuất để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm may mặc nói chung và sản phẩm sơ mi nói riêng sang thị trường này.
Song song với việc mở rộng thị trường xuất khẩu , ngay từ đầu năm 1998, công ty đã tập trung chiến dịch sản xuất hàng nội địa. Theo điều tra sơ bộ, khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường nội địa như sau:
Bảng 7: Khả năng cạnh tranh của sản phẩm sơ mi trên thị trường nội địa.
Tiêu chuẩn đánh giá
Công ty may Thăng Long
Công ty may 10
Ngoài quốc doanh
Hành ngoại nhập
1.Sự thích ứng của sản phẩm với tiêu dùng
2.Khả năng thay đổi theo thị hiếu tiêu dùng
3. Mức giá
4. Dịch vụ bán và sau bán
5. Sức mạnh phân phối
6. Thị phần
7. Tiềm năng
Tốt
Chưa cao
Cao
Chưa tốt
Chưa mạnh
4%
Khá cao
Tốt
Tạm được
Cao
Chưa tốt
Khá mạnh
11%
Khá cao
Khá
Cao
Rẻ
Tốt
Rất mạnh
15%
Cao trong thời gian ngắn
Khá
Cao
Rẻ,vừa,cao
Tốt
Rất mạnh
50%
Vừa phải
( Nguồn: Công ty may 10 )
Theo đánh giá này, sản phẩm của công ty một phần đã thích ứng được tại thị trường nội địa. Hơn nữa, sản lượng tiêu thụ mặt hàng sơ mi tăng dần qua các năm, thể hiện:
Bảng 8: Sản lượng sơ mi tiêu thụ nội địa qua các năm.
Năm 1997
Năm 1998
Năm 1999
Sản lượng (chiếc)
25000
40.000
80.000
(Nguồn: Công ty may Thăng Long)
Điều đó đã làm tăng giá trị tiêu thụ sản phẩm sơ mi qua các năm:
Bảng 9: Giá trị tiêu thụ nội địa của sản phẩm sơ mi qua các năm.
Năm 1997
Năm 1998
Năm 1999
Giá trị tiêu thụ (triệu đồng)
750
2500
5200
Chứng tỏ sản phẩm sơ mi đã dần đáp ứng được nhu cầu tại thị trường nội địa. Tận dụng tiềm năng này, công ty cần có một chiến lược tiêu thụ thích hợp để phát huy và nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh.
Nguồn nhân công có vai trò hết sức quan trọng đối với sự thành công của công ty. Con người cung cấp dữ liệu đầu vào để hoạch định mục tiêu, phân tích bối cảnh môi trường, lựa chọn, thực hiện và kiểm tra các chiến lược của công ty. Cho dù các quan điểm của hệ thống kế hoạch hoá tổng quát có đúng đắn đến đâu đi chăng nữa, nó cũng không mang lại hiệu quả nếu không có những con người làm việc có hiệu quả.
Do đặc điểm của ngành may mặc nên lao động nữ trong công ty chiếm tỉ lệ khá lớn, dao động trong khoảng 90 - 94% tổng số lao động trong toàn công ty. Công nhân của công ty có tuổi đời bình quân là 26, đại đa số họ đã tốt nghiệp phổ thông trung học hay các trường lớp đào tạo. Bậc thợ bình quân của họ là 4/7. Hàng năm công ty đều có tổ chức thi sát hạch tay nghề, những ai không đạt phải học lại. Điều đó đảm bảo cho công ty luôn có đội ngũ công nhân có đủ năng lực, đáp ứng được yêu cầu thực tế của công ty, giảm bớt những sai sót không đáng có và nâng cao chất lượng của sản phẩm.
Bảng 10: Số lượng, cơ cấu, chất lượng lao động
Năm
Số lao động
Trực tiếp
Gián tiếp
Trình độ
Tổng số
Trong đó nữ
Số lượng
%
Số lượng
%
Đại học
Trung cấp
Khác
1996
2013
1820
1791
89
222
11
67
340
1606
1...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status