Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần sắt tráng men nhôm Hải Phòng - pdf 12

Download Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần sắt tráng men nhôm Hải Phòng miễn phí



Mục lục.
Lời nói đầu
Chương I: Cơ sở luận chung về phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
1. I. Khái niệm và vai trò của phân tích hoạt động kinh doanh
a. Khái niệm
b. ý nghĩa và vai trò.
c. Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh.
3. Xây dựng phương án kinh doanh căn cứ vào mục tiêu đã định.
II. Nội dung của việc phân tích hoạt động kinh doanh.
1. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của Công ty.
2. Phân tích tình hình tài chính của Công ty.
3. Phân tích tình hình cung ứng sản phẩm hàng hóa của Công ty.
Chương II: Tổng quan về Công ty cổ phần sắt tráng men nhôm Hải Phòng.
I. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần sắt tráng men nhôm Hải Phòng.
1. Chức năng nhiệm vụ của Công ty cổ phần sắt tráng men nhôm Hải Phòng.
2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần sắt tráng men nhôm HP.
3. Cơ cấu tổ chức quản trị của Công ty.
4. Một số đặc điểm về kinh tế kỹ thuật của Công ty.
Chương III: Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. I. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty qua các năm 2004, 2005, 2006.
II. Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.
III. Thị trường tiêu thụ của Công ty.
Chương IV:Một số biện pháp nâng cao hiêụ quả hoạt động sản xuất kinh doanh
I. Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới.
1. Những thuận lợi & khó khăn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
2. Định hướng phát triển Công ty trong thời gian tới.
II. Một số biện pháp nhằm tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần sắt tráng men nhôm Hải Phòng.
1. Các biện pháp marketing.
2. Các biện pháp hoàn thiện bộ máy tiêu thụ .
3. Một số biện pháp khác.
IV. Một số kiến nghị.
1. Đối với Công ty cổ phần sắt tráng men nhôm Hải Phòng.
2. Đối với các cơ quan cấp trên nhà nước.
Kết luận.
 
 
 
 
 
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-31284/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ng ty tương đối trẻ đáp ứng được nhu cầu về sức khỏe làm việc, đồng thời có khả năng tiếp thu được những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất. Tuy nhiên, do lực lượng lao động còn trẻ nên kinh nghiệm sản xuất còn hạn chế nên có thể ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.
Hiện nay Công ty có 49 công nhân cơ khí và 303 công nhân công nghệ, con số này là tương đối hợp lý vì tính chất công việc trong Công ty là chuyên về sản xuất trực tiếp. Trong đó công nhân cơ khí có trình độ tay nghề cao( bậc 6, bậc 7) là 27/49 người, công nhân công nghệ bậc giỏi(bậc 6) là 112/303 người.
3. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm được thể hiện ở bảng kết quả thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của Công ty năm 2004 - 2006.
(trang sau)
Nhận xét: Qua các số liệu ở bảng 4 ta thấy, tuy sản lượng tiêu thụ thực tế giảm nhưng việc thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm qua các năm 2004, 2005, 2006 cũng có sự biến động lớn.
+ Năm 2004 hầu hết các chỉ tiêu về sản lượng tiêu thụ của các chủng loại sản phẩm đều đạt kế hoạch đặt ra, tổng sản lượng 3 chủng loại sản phẩm sắt tráng men, nhôm, Inox tiêu thụ vượt kế hoạch 322.371 sản phẩm, tương ứng với tỷ lệ 11,72%. Cụ thể sản phẩm nhôm vượt 222.176 sản phẩm (=14,81%), sản phẩm sắt tráng men vượt 113.454 sản phẩm(=9,3%). Tuy sản lượng nhôm và sắt tráng men tiêu thụ đều vượt kế hoạch nhưng sản phẩm Inox lại không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ đặt ra, giảm 13.259 sản phẩm(= -44,2%) so với kế hoạch. Đặc biệt trong năm 2004 sản lượng men bán ra vượt đáng kể 23,3 tấn, ứng với tỷ lệ 116,5%.
+ Năm 2005 sản lượng tiêu thụ của Công ty đều không đạt được kế hoạch đặt ra ( đạt được 71,77% so kế hoạch) ở tất cả các chủng loại sản phẩm. Đặc biệt sản phẩm Inox tiêu thụ thực tế rất thấp, chỉ bằng 33,22% so với kế hoạch. Điều này có thể thấy được do năm 2005 Công ty bắt đầu hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần nên có nhiều biến động về cơ cấu tổ chức, các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra có phần chưa hợp lý với tình hình thực tế của Công ty.
+Năm 2006, tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ có bước tiến đáng kể. Sản lượng tiêu thụ đều đạt và vượt kế hoạch đặt ra ở tất cả các mặt hàng. Đạt được kết quả này có sự đóng góp rất lớn của cán bộ công nhân viên trong Công ty cũng như đội ngũ nhân viên tiêu thụ, đã không ngừng thúc đẩy hoạt động tiêu thụ của Công ty để đạt kế hoạch đặt ra. Cũng kết quả này cho thấy công tác lập kế hoạch về sản lượng tiêu thụ của Công ty đã có hiệu quả phù hợp với thực tế tại Công ty.
Bảng 4: Kết quả thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của Công ty năm 2004- 2006.
Số TT
Tên sản phẩm
Đơn vị
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
So sánh thực hiện/ kế hoạch
Kế hoạch
Thực hiện
Kế hoạch
Thực hiện
Kế hoạch
Thực hiện
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
+,-
%
+,-
%
+,-
%
1
Sp nhôm
Cái
1.500.000
1.722.176
2.280.000
1.594.169
1.223.750
1.223.953
+222.176
+14,81
-685.831
-30,08
+203
+0,02
2
SP STmen
Cái
1.220.000
1.333.454
1.420.000
870.036
869.800
870.036
+113.454
+9,3
-384.313
-27,06
+236
+0,03
3
SP Inox
Cái
30.000
16.741
45.000
9.000
8.950
9000
-13.259
-44,2
-30.053
-66,78
+50
+0,56
4
Nhôm khác
Tấn
75
70,6
80
65,3
85
86,6
-4,4
-5,87
-14,7
-18,38
+1,6
+0,02
5
Men bán ra
Tấn
20
43,3
100
31,8
19
19,2
+23,3
+116,5
-68,2
-68,2
+0,2
+0,01
Tổng
Cái
2.750.000
3.072.371
3.685.000
2.644.803
2.102.500
2.102.989
+322.371
+11,72
-1.040.197
-28,23
+489
4.Giá trị và sản lượng tiêu thụ của Công ty qua các năm 2004, 2005, 2006.được thể hiện ở bảng 5(trang sau).
Nhận xét: qua bảng tổng kết kết quả tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong những năm 2004, 2005, 2006 ta thấy: tuy sản lượng tiêu thụ qua các năm đều giảm và giảm ở tất cả các mặt hàng nhưng doanh thu tiêu thụ vẫn có xu hướng tăng. Điều này có thể giải thích là do sự biến động của thị trường, giá hàng tiêu dùng trong những năm vừa qua tăng liên tục và do giá của nguyên vật liệu đầu vào tăng cao nên giá bán sản phẩm của Công ty cũng tăng theo, kéo theo doanh thu tiêu thụ tăng mặc dù tiêu thụ được ít sản phẩm được ít sản phẩm hơn năm trước. Cụ thể:
+ Về sản lượng tiêu thụ: năm 2005 tiêu thụ được ít hơn năm 2004 là 427.568 cái, tương ứng với tỷ lệ 13,92%, trong dod mặt hàng nhôm giảm 128.007 cái, ứng với tỷ lệ 7,43%, mặt hàng sắt tráng men giảm 297.767 cái, ứng với tỷ lệ 22,33%, mặt hàng Inox giảm 1794 cái (= -7,43%), ngoài ra còn giảm ở các mặt hàng nhôm khác và men bán ra. Nguyên nhân là do sự chuyển biến hình thái sở hữu từ một Công ty Nhà nước sang Công ty cổ phần với 30% vốn Nhà nước nên những biện pháp hỗ trợ tiêu thụ của Nhà nước bị cắt giảm làm cho công tác tiêu thụ gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là mặt hàng Inox giảm mạnh chứng tỏ mặt hàng Inox chưa được thị trường ưa chuộng hay có thể nói Công ty chưa có thế mạnh về sản xuất mặt hàng này.
Năm 2006 sản lượng tiêu thụ vẫn tiếp tục giảm so với năm 2005 là 541.814 sản phẩm chiếm 20,49%. Sự giảm sút này là tương đối lớn. Trong đó giảm phát triển nhất là ở sản phẩm Inox giảm 5.917 sản phẩm tương ứng với 39,79% do Công ty không ký được hợp đồng sản xuất bình nóng lạnh Inox; sau đó là sản phẩm nhôm giảm 370.216 sản phẩm, tương ứng với tỷ lệ 23,22%.
Nguyên nhân chính của việc sản lượng tiêu thụ ở hầu hết các mặt hàng đều giảm là do năm 2006 thị trường trong nước và trên thế giới có nhiều biến động, việc Đông Âu đánh thuế cao các mặt hàng nhập khẩu đã làm cho việc xuất khẩu mặt hàng khay nướng của Công ty chậm lại và giảm so với năm 2005. Đồng thời việc Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại quốc tế đã khiến cho hoạt động tiêu thụ các sản phẩm của Công ty cũng gặp rất nhiều khó khăn.
+ Về doanh thu tiêu thụ: Tuy sản lượng tiêu thụ qua các năm đều giảm mạnh năm đều giảm mạnh nhưng doanh thu tiêu thụ đều tăng . Nhìn chung năm 2005, doanh thu tiêu thụ tăng so với năm 2004 là 2.170 tr.đ, tương ứng với tỷ lệ tăng 3,19% nhưng chỉ tăng ở mặt hàng nhôm là 4.880 tr.đ chiếm 10,09% còn các mặt hàng khác đều giảm. Đặc biệt là mặt hàng Inox giảm 1.278 tr.đ, ứng với tỷ lệ 60,86%. Nguyên nhân chính làm cho doanh thu sản phẩm nhôm tăng mạnh là trong năm 2005 Công ty đã ký kết được hợp đồng sản xuất ruột nồi cơm điện với Công ty Kinh Bắc.
Năm 2006 nhìn chung doanh thu tiêu thụ tăng so với năm 2005, từ 70.204 tr.đ vào năm 2005 lên đến 70.452 tr.đ vào năm 2006, số chênh lệch cho thấy tăng 248 tr.đ, tương ứng với tỷ lệ 0,35%. Xét từng mặt hàng cụ thể cho thấy, doanh thu tiêu thụ năm 2006 tăng chủ yếu là do tăng ở mặt hàng sắt tráng men 1.824 tr.đ (= 12,44%) dựa vào việc Công ty xuất khẩu được mặt hàng khay nướng sang Đông Âu ở những tháng đầu năm. Doanh thu các mặt hàng còn lại vẫn giảm so với năm 2005 và giảm mạnh ở mặt hàng Inox là 322 tr.đ( = -39,17%).
+ Về sản phẩm tồn kho cũng có những chuyển biến rõ rệt: năm 2005 mặt hàng tồn kho tương đối lớn 130.048 sản phẩm(= -20%) so với năm 2004 nhưng sang đến năm 2006 sản phẩm tồn kho lại tăng lên 87.948 sản phẩm(= 16,91%...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status