Biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng và xây lắp số 5 trong giai đoạn từ 2010- 2015 - pdf 12

Download Khóa luận Biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng và xây lắp số 5 trong giai đoạn từ 2010- 2015 miễn phí



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẨN VẬT LIỆU XÂY DỰNG VÀ XÂY LẮP SỐ 5 4
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần vật liệu xây dựng và xây lắp số 5 4
1.1.1. Lịch sử hình thành của công ty 4
1.1.2 Các giai đoạn phát triển của Công ty 5
1.2 Tổ chức sản xuất và quản lý của công ty CP VLXD và xây lắp số 5 7
1.2.1. Tổ chức sản xuất 7
1.2.2 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 10
1.2.3 Công nghệ và kỹ thuật sản xuất của Công ty 11
1.3. Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh trong những năm gần đây của công ty CP VLXD và XL số 5 15
1.3.1 Quy mô và sự mở rộng quy mô của Công ty 15
1.3.2 Các chỉ tiêu chủ yếu về kinh doanh chủ yếu của công ty 18
1.3.3 Những thuận lợi và khó khăn mà công ty phải đối mặt 25
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CP VLXD VÀ XÂY LẮP SỐ 5 26
2.1 Các đặc điểm kinh tế - kỹ thuật cơ bản ảnh hưởng tới tiêu thụ sản phẩm của công ty 26
2.1.1 Đặc điểm về sản phẩm 26
2.1.2 Đặc điểm về công nghệ và quy trình sản xuất 28
2.1.2.1 Đặc điểm về quy trình công nghệ 28
2.1.2.2 Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật 29
2.1.3 Đặc điểm về nguồn nhân lực và cơ cấu tổ chức của công ty 30
2.1.4 Đặc điểm về tài chính của công ty 31
2.1.5Tác động của các yếu tố bên ngoài tới hoạt động tiêu thụ của Công ty 32
2.1.5.1 Khách hàng 32
2.1.5.2 Bối cảnh cạnh tranh 34
2.1.5.3 Yếu tố đầu vào 36
2.1.5.4 Chính sách của nhà nước 39
2.2 Thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần vật liệu xây dựng và xây lắp số 5 41
2.2.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty 41
2.2.1.1 Tình hình số lượng tiêu thụ sản phẩm của công ty 41
2.2.1.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty theo doanh thu 44
2.2.2 Thực trạng các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ tại công ty CP VLXD và xây lắp số 5 46
2.2.2.1 Chính sách và các hoạt động nghiên cứu thị trường và dự báo của công ty 46
2.2.2.2 Chính sách và việc thực hiện chính sách giá cả, sản phẩm của Công ty 49
2.2.2.3 Các hoạt động bán hàng và cách bán hàng 53
2.2.2.4 Hệ thống kênh phân phối của công ty và hiệu quả của nó 56
2.2.2.5 Công tác lập kế hoạch tiêu thụ 58
2.2.2.6 Các hoạt động marketing, quảng cáo và hiệu quả của chúng 60
2.3 Đánh giá chung về tình hình tiêu thụ của công ty 62
2.3.1 Ưu điểm trong việc tiêu thụ sản phẩm của công ty 62
2.3.2 Những tồn tại và hạn chế cần khắc phục của hệ thống tiêu thụ 63
2.3.3 Những nguyên nhân chủ yếu của các nhược điểm và hạn chế trong công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty CP VLXD và xây lắp số 5 64
CHƯƠNG III: BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CP VLXD VÀ XÂY LẮP SỐ 5 TRONG GIAI ĐOẠN 2010-2015 67
3.1 Mục tiêu phát triển của công ty trong giai đoạn tới 2010-2015 67
3.1.1 Mục tiêu sản xuất kinh doanh 67
3.1.2 Mục tiêu tiêu thụ trong giai đoạn tới 68
3.2 Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty CP VLXD và xây lắp số 5 trong giai đoạn 2010-2015 69
3.2.1 Nhóm giải pháp về sản phẩm 69
3.2.1.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm hiện tại thông qua việc đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại 69
3.2.1.2 Xây dựng thương hiệu của các nhà máy 73
3.2.2 Nhóm giải pháp về tổ chức tiêu thụ 77
3.2.2.1 Xây dựng công tác điều tra nghiên cứu thị trường và dự báo, thông qua việc thành lập phòng kinh doanh của công ty. 77
3.2.2.2 Hoàn thiện các chính sách tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động tiêu thụ. 82
3.2.2.3 Phát triển và củng cố hệ thống kênh phân phối, mạng lưới tiêu thụ sản phẩm hợp lý góp phần mở rộng thị trường 85
3.2.2.4 Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên, tăng cường đào tạo kỹ năng cho đội ngũ bán hàng. 88
3.3 Một vài kiến nghị khác 91
LỜI KẾT LUẬN 93
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
PHỤ LỤC 2: Bảng số liệu sản lượng tiêu thụ của các tháng của công ty trong giai đoạn năm 2005-2008
PHỤ LỤC 3: Báo cáo sử dụng định mức bình quân đất sét, than, điện năm 2008 của công ty CP VLXD và xây lắp số 5
PHỤ LỤC 4: Cách thức và hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.
PHỤ LỤC 5: Danh sách các tổ chức dịch vụ thay mặt sở hữu công nghệ được phép hành nghề
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
 
DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH VẼ
Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức sản xuất các nhà máy gạch tuynel 8
Hình 1.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 10
Hình 1.3: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất gạch tuynel. 12
Hình 1.4: Biều đồ theo dõi vốn kinh doanh và vốn CSH của công ty CP VLXD và xây lắp số 5 trong giai đoạn 2004-2008 .18
Hình 1.5: Biểu đồ doanh thu của công ty trong giai đoạn 2004-2008 19
Hình 1.6: Biểu đồ lợi nhuận và doanh thu của công ty trong giai đoạn 2004-2008 20
Hình 1.7 : Biểu đồ theo dõi về số lượng lao động và thu nhập lao động của công ty trong giai đoạn năm 2004-2008 21
Hình 1.8: Biểu đồ theo dõi về số lượng lao động và thu nhập lao động của công ty trong giai đoạn năm 2004-2008 23
Hình 2.1: Biểu đồ số lượng tiêu thụ theo tháng của công ty trong giai đoạn 2005-2008 27
Hình 2.2: Biểu đồ hình ảnh cạnh tranh đối với công ty CPVLXD và xây lắp 35
Hình 2.3: Doanh thu trong các tháng của công ty giai đoạn 2004-2008 45
Hình 2.4: Sơ đồ hệ thống kênh phân phối của công ty 56
Hình 3.1. Quy trình xây dựng và phát triển thương hiệu 73
Hình 3.2: Cơ cấu tổ chức phòng kinh doanh của công ty 78
 
Bảng 1.1: Bảng tổng hợp tài sản cố định và trang bị tài sản cố định của công ty CP VLXD và xây lắp số 5 giai đoạn 2004-2008 14
Bảng 1.2: Doanh thu của một số mặt hàng của công ty trong giai đoạn từ 2005-2008 15
Bảng 1.3: Cơ cấu sản phẩm gạch của công ty CP VLXD và xây lắp số 5 16
Bảng 1.4: Trình độ lao động của công ty trong giai đoạn 2004-2008 17
Bảng 1.5: Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong kỳ 2004-2008 19
Bảng 2.1: Bảng số lượng danh sách máy móc thiết bị nhà xưởng đang sở hữu của công ty vật liệu xây dựng và xây lắp số 5 theo thống kê năm 2008 29
Bảng 2.3: Bảng theo dõi giá bán gạch của công ty CP VLXD và xây lắp số 5 và một số đối thủ cạnh tranh. 34
Bảng 2.2: Tỷ lệ các loại hình thanh toán của công ty trong giai đoạn 2004-2008 32
Bảng 2.4: Bảng số liệu về tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty trong giai đoạn từ năm 2004-2008 41
Bảng 2.5: Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm các năm của các nhà máy trực thuộc công ty từ năm 2006-2008 42
Bảng 2.6: Bảng số liệu và biểu đồ về doanh thu qua của công ty qua trong giai đoạn 2004-2008 44
Bảng 2.7: Bảng số liệu về giá cả của các nhà máy trong giai đoạn 2006 – 2008 52
Bảng 2.8: Mức chiết khấu giá cho các đại lý bán hàng của công ty 53
Bảng 2.9: Bảng số liệu về tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ của công ty trong giai đoạn 2004-2008 59
Bảng 2.10: Bảng số liệu chi phí quảng cáo của công ty trong giai đoạn 2006-2008 61
Bảng 3.1: Kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đọan 2009-2014 69
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-31444/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ủ yếu là sản phẩm sản xuất công nghiệp mà chủ yếu là gạch tuynel. Doanh thu của công ty có biến động theo chu kỳ trong năm. Do đặc điểm của việc kinh doanh các mặt hàng xây dựng nên doanh thu cũng tăng giảm phụ thuộc vào tình hình tiêu thụ của các mặt hàng nay. Trong năm, tình hình tiêu thụ các sản phẩm gạch và sản phẩm xây dựng chủ yếu tăng mạnh vào các tháng 3,4,5 và tháng 10,11 âm lịch. Do đó doanh thu cũng tăng lên theo xu thế đó.(hình 2.3)
Hình 2.3: Doanh thu trong các tháng của công ty giai đoạn 2004-2008
Nguồn: Thống kê theo số liệu của phòng kế hoạch kỹ thuật vật tư
Thực trạng các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ tại công ty CP VLXD và xây lắp số 5
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay,hoạt động hỗ trợ cho tiêu thụ đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mọi hoạt động của công ty đều phải thay đồi để thích ứng với quy luật của thị trường: quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật giá cả…Muốn đạt được điều đó công ty phải luôn tiếp cận và bám sát thị trường để điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Trong điều kiện đó, công ty cổ phần VLXD và xây lắp số 5 cũng có những hướng đổi mới và chuyển biến trong hoạt động hỗ trợ và thúc đẩy tiêu thụ của mình. Tuy nhiên hoạt động này còn khá mới mẻ với công ty nhìn chung hoạt động này còn nhiều yếu kém và chưa thực sự được quan tâm và phát triển. Sau đây là một số những phân tích về tình hình thực hiện các chính sách hỗ trợ cho tiêu thụ của công ty trong giai đoạn từ 2004-2008.
Chính sách và các hoạt động nghiên cứu thị trường và dự báo của công ty
Nghiên cứu thị trường được hiểu là quá trình thu thập xử lý và phân tích số liệu về thị trường một cách hệ thống làm cơ sở cho các quyết định quản trị. Mục tiêu của nghiên cứu thị trường là xác định thực trạng của thị trường theo các tiêu thức có thể lượng hoá được. Mặt khác, nghiên cứu thị trường phải giải thích các ý kiến về cầu sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp cũng như những lý do người tiêu dùng mua(không mua) sản phẩm, lý do về tính vượt trội hơn của việc cung cấp sản phẩm trong cạnh tranh. Đây là cơ sở để ra các quyết định về sản xuất và tiêu thụ. Nghiên cứu thị trường không giới hạn ở thị trường hiện tại mà phải chú ý tới thị trường tương lai của doanh nghiệp mà trước hết là thị trường doanh nghiệp đang muốn chinh phục.
Phương pháp nghiên cứu thị trường của công ty hiện nay còn rất đơn giản. Công ty chỉ nghiên cứu gián tiếp mà chưa có một phương pháp nghiên cứu trực tiếp cụ thế nào. Việc nghiên cứu thị trường đơn thuần là đánh giá về cầu sản phẩm trong thời gian ngắn, đánh giá về cung sản phẩm cũng được thực hiện hết sức đơn giản. Việc nghiên cứu thị trường do phòng kế hoạch, kỹ thuật vật tư thực hiện. Phòng gồm có 8 người trong đó có 5 người làm về bên kỹ thuật, không có đội ngũ chuyên môn thực hiện việc nghiên cứu thị trường. Công ty chủ yếu nghiên cứu chung về thị trường theo dõi những diến biến của thị trường nói chung và thị trường các loại sản phẩm nói riêng.
Nghiên cứu cầu sản phẩm: Cầu sản phẩm vật liệu xây dựng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Mùa vụ, khu vực, địa chất, sự phát triển của nền kinh tế, quy hoạch của nhà nước.. Do đó việc nghiên cứu về cầu sản phẩm tương đối phức tạp. Là một doanh nghiệp mới được cổ phần hoá trong mấy năm trở lại đây nên hoạt động này còn trì trệ. Hiện nay, tốc độ phát triển kinh tế cao, tốc độ xây dựng lớn và tốc độ xây dựng hạ tầng cơ sở cao vì vậy nhu cầu xây dựng lớn. Xác định chính xác nhu cầu giúp doanh nghiệp không bỏ lỡ nhu cầu giúp giảm chi phí bán hàng, chi phí tồn kho, chi phí nhân công. Việc đầu tư cho nghiên cứu cầu của sản phẩm chưa được chú trọng. Các cán bộ công nhân viên trong phòng kế hoạch, kỹ thuật vật tư đảm nhận nhiệm vụ ngiên cứu cầu. Việc nghiên cứu cầu thường được làm vào thời gian cuối năm nhằm phục vụ cho ban giám đốc đặt ra kế hoạch sản xuất trong năm tới. Công việc chủ yếu của việc nghiên cứu này là tham khảo số liệu gián tiếp qua hai nguồn: Nguồn số liệu bên trong và nguồn số liệu bên ngoài doanh nghiệp.
Nguồn số liệu bên trong doanh nghiệp bao gồm số liệu từ phòng kế toán, kỹ thuật vật tư, phòng tổ chức hành chính lao động tiền lương như: Báo cáo tổng kết năm, báo cáo kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty, báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh,báo cáo về chi phí kinh doanh, thống kê về tiêu thụ sản phẩm, thống kê về các mặt hàng sản xuất…
Nguồn số liệu bên ngoài bao gồm các số liệu của tổng cục thống kê, các số liệu đã được thông báo của cơ quan thống kê khác, số liệu của sở kế hoạch và đầu tư, các trang web và tạp chí xây dựng khác.
Nghiên cứu cung sản phẩm: Công ty cần xác định xem trên thị trường có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh và mức ảnh hưởng của các đối thủ cạnh tranh đối với công ty như thế nào, qua số liệu tổng hợp về tình hình cạnh tranh, về cầu của thị trường và sức sản xuất của công ty mà đưa ra lượng cung của sản phẩm. Đây là một giai đoạn hết sức khó khăn. Nghiên cứu cung của thị trường hiện nay cũng chỉ dựa vào những số liệu bên ngoài như số danh sách các công ty xây dựng hoạt động trong tỉnh, đánh giá về tình hình phát triển công nghiệp và xây dựng của tỉnh Ninh Bình, các dự án đã và đang thực hiên của sở Kế Hoạch và đầu tư tỉnh ninh bình…Về phía công ty, công ty không có số liệu tự thống kê về các đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp của công ty, những đối thủ tiềm ẩn, những đối thủ hiện tại của công ty, ảnh hưởng của các doanh nghiệp này đến tình hình sản xuất và kinh doanh của công ty.
Dựa vào các số liệu của Tỉnh Ninh Bình, và tình hình nghiên cứu cầu của sản phẩm, công ty đã đưa ra được kế hoạch sản xuất và kinh doanh của mình. Tuy nhiên việc đưa ra kế hoạch này chỉ tập trung vào số lượng của năm trước đã sản xuất và công suất của máy móc thiết bị của công ty. Do công tác nghiên cứu thị trường còn chưa phát huy được ưu thế của nó do đó việc xây dựng kế hoạch còn chưa xem xét nhiều tới những biến động của thị trường.
Hiện nay tình hình nghiên cứu thị trường và dự báo của công ty chưa có được một sự đầu tư đầy đủ và chưa mang lại một hiệu quả như mong muốn. Công ty hiện nay chưa có một sự đầu tư đầy đủ cho hoạt động nghiên cứu thị trường. Do công ty chưa đầu tư nhiều cho hoạt động nghiên cứu thị trường nên việc đầu tư vốn cho hoạt động này hầu như là không có. Công ty chỉ đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu thị trường đối với những dự án lớn như: dự án xây dựng nhà máy gạch Cầu Rào, nghiên cứu xây dựng cửa hàng xăng dầu tại Hà Bắc,…Tuy nhiên các hoạt động nghiên cứu thị trường cũng chỉ dựa trên những báo cáo đã có sẵn mà chưa sử dụng nhiều các phương pháp nghiên cứu thị trường như điều tra tại chỗ, phỏng vẫn, phiếu điều tra gửi cho khách hàng, hội nghị khách hàng…
Công ty hiện nay ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status