Thực trạng của ngành điện và những tác động của độc quyền điện tới nền kinh tế–xã hội - pdf 12

Download Tiểu luận miễn phí



Mục Lục
Nhận xét của giáo viên trang 2
Mở Đầu Trang 3
I. Cơ Sở Lý Thuyết Trang 4
1. Thế nào là độc quyền ? Trang 4
2. Các hình thức của độc quyền là gì ? Trang 4
a. Độc quyền thường Trang 4
b. Độc quyền tự nhiên Trang 4
3. Tổn thất khi có độc quyền? Trang 4
a. Đối với độc quyền thường Trang 4
b. Đối với độc quyền tự nhiên Trang 4
4. Liệu có cần sự can thiệp của chính phủ hay không? Trang 5
II. Thực trạng của ngành điện và những tác động của độc quyền điện tới nền kinh tế–xã hội Trang 6
1. Tổng quan về ngành điện Việt Nam Trang 6
2. Thực trạng hoạt động của ngành điện trong những năm qua Trang 6
3. Những tác động từ hành vi độc quyền ngành điện tới kinh tế xã hội Trang 10
a. Ảnh hưởng của việc tăng giá và cúp điện đối với người tiêu dùng Trang 10
b. Ảnh hưởng của việc tăng giá điện đối với các ngành sản xuất Trang 11
4. Một số giải pháp của chính phủ nhằm giảm bớt tác động của độc quyền ngành điện hiện nay Trang 14
5. Một số đề xuất của nhóm đối với ngành điện Việt Nam Trang 15
III. Kết Luận Trang 16
Tài liệu tham khảo Trang 17

Nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, chính vì vậy chúng ta cần có những thay đổi lớn trong công tác quản lý cũng như điều hành kinh tế. Tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp phát triển một cách thuận lợi hơn. Tuy nhiên hiện nay chúng ta vẫn ưu ái qua nhiều cho một số nghành đã dẫn tới việc độc quyền tạo ra những tổn thất không nhỏ cho xã hội. Chính sự độc quyền này góp phần không nhỏ trong việc làm chậm quá trình tăng trưởng cũng như phát triển của Việt Nam. Chúng không tạo ra động lực thúc đẩy cho sự phát triển của nghành đó điển hình ở Việt Nam chính là nghành điện, thay mặt cho nghành điện chính là tập đoàn điện lực việt nam EVN. Có thể nói EVN tuy đã một mình một chợ nhưng vẫn khóc. Trong thời gian gần đây, càng lúc lại càng nghe nhiều hơn về việc Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) không ngừng than thiếu vốn, bị lỗ và luân phiên cúp điện nhiều nơi như là giải pháp không thể tránh khỏi. Vậy tại sao lại có tình trạng này xảy ra ? và khi EVN luân phiên cúp điện như vậy thì có ảnh hưởng gì đến sinh hoạt và sản xuất? đâu là lối đi cho nghành điện Việt Nam? Trong phạm vi bài làm nhóm nghiên cứu mong muốn tìm ra được những nguyên nhân và ảnh hưởng của độc quyền ngành điện đối với kinh tế - xã hội cũng như có vài ý kiến đề xuất mong tìm ra hướng khắc phục cho nghành điện Việt Nam.








I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Thế nào là độc quyền?
Độc quyền là trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người bán và có nhiều người mua. Đồng thời xí nghiệp độc quyền sản xuất ra một loại sản phẩm riên biệt không có sản phẩm thay thế.
2. Các hình thức của độc quyền là gì?
Độc quyền bao gồm độc quyền thường và độc quyền tự nhiên.
a. Độc quyền thường:
Độc quyền thường là loại độc quyền mà nguyên nhân xuất hiện của nó là do nó độc quyền về tài nguyên chiến lược, do luật định hay độc quyền về bằng phát minh sáng chế.
b. Độc quyền tự nhiên:
Loại này xuất hiện khi có những nghành càng mở rộng qui mô càng có hiệu quả, chi phí trung bình càng giảm. Do đó chỉ có một xí nghiệp hoật động là có hiệu quả tạo ra độc quyền tự nhiên .
3. Tổn thất khi có độc quyền?
a. Đối với độc quyền thường:
Do tối đa hóa lợi nhuận nên doanh nghiệp độc quyền sẽ sản xuất hàng hoá ở mức sản lượng mà tại đó chi phí biên bằng với doanh thu biên thay vì sản xuất ở mức sản lượng mà ở đó giá sản phẩm bằng chi phí biên như trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo (cân bằng cung cầu).
Doanh nghiệp độc quyền sẽ sản xuất ở sản lượng thấp hơn và bán với giá cao hơn so với thị trường cạnh tranh. Tổn thất mà xã hội phải gánh chịu do sản lượng giảm sút trừ đi tổng chi phí biên để sản xuất ra phần sản lượng đáng lẽ nên được sản xuất ra thêm đó chính là tổn thất do độc quyền.
b. Đối với độc quyền tự nhiên:
Chi phí sản suất ra một đơn vị sản phẩm giảm dần theo quy mô nên chi phí biên của doanh nghiệp độc quyền tự nhiên có xu hướng giảm và luôn thấp hơn chi phí sản xuất trung bình. Mặt khác để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp độc quyền sẽ cung ứng sản phẩm sao cho doanh thu biên bằng chi phí biên. Khi đó sản lượng sẽ thấp hơn và giá cao hơn so với trạng thái cân bằng của thị trường cạnh tranh khi mà giá bán hay lợi ích biên bằng chi phí biên. Sự giảm sút sản lượng cũng gây ra tổn thất do độc quyền giống như độc quyền thường.
Nhưng điểm khác của nó so với độc quyền thường, đó là khi bị điều tiết để sản xuất ở mức sản xuất hiệu quả, doanh nghiệp độc quyền thường vẫn có lợi nhuận thì trong trường hợp độc quyền tự nhiên, nếu sản xuất ở mức sản lượng hiệu quả, doanh nghiệp độc quyền sẽ bị lỗ vì giá bán sản phẩm thấp hơn chi phí trung bình.
4. Liệu có cần sự can thiệp của chính phủ khi có độc quyền hay không?
Từ việc phân tích ảnh hưởng của độc quyền kể trên ta có thể thấy rằng sự dẫn dắt nền kinh tế đi đến hiệu quả của bàn tay vô hình trong điều kiện có độc quyền là không thể xảy ra. Chính vì vậy cần có sự can thiệp của chính phủ trong việc điều tiết các doanh nghiệp độc quyền.
Chính phủ có thể sử dụng các công cụ của mình như thuế hay các biện pháp hành chính để đưa thị trường về điểm hiệu quả hơn.



E92m65195TPD43X
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status