Nghiên cứu quy trình thư tín dụng nhập khẩu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Thái Nguyên - pdf 12

Download Đề tài Nghiên cứu quy trình thư tín dụng nhập khẩu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Thái Nguyên miễn phí



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: Giới thiệu tổng quan về ngân hàng TMCP Công thương Thái Nguyên 3
1. Quá trình hình thành và phát triển 3
1.1 Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 3
1.2 Ngân hàng TMCP Công thương Thái Nguyên 4
2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh 4
3. Chức năng và nhiệm vụ 5
4. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh năm 2009-2010 6
CHƯƠNG II: Thực trạng hoạt động thư tín dụng nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Công thương Thái Nguyên 2009-2010 7
1. Nội dung quy trình nghiệp vụ thư tín dụng nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Công thương Thái Nguyên 7
2. Thực trạng thư tín dụng nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Công thương Thái Nguyên 14
3. Đánh giá chất lượng việc thực hiện hoạt động thư tín dụng nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Công thương Thái Nguyên 16
3.1 Những mặt đã đạt được 16
3.2 Những tồn tại và nguyên nhân 16
CHƯƠNG III: Một số định hướng và ý kiến cá nhân nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thư tín dụng nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Công thương Thái Nguyên 19
1. Định hướng phát triển hoạt động thư tín dụng nhập khẩu trong thời gian tới của chi nhánh 19
2. Ý kiến của bản thân 19
2.1 Tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ 19
2.2 Thường xuyên tổ chức đào tạo nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ ngân hàng 20
2.3 Tăng cường mạnh mẽ công tác Marketing nhằm thu hút khách hàng 20
KẾT LUẬN 23
 
 
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-32027/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

g, có năng lực sản xuất kinh doanh đều được Ngân hàng TMCP Công thương Thái Nguyên tiếp cận và đáp ứng đầy đủ, kịp thời.
2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh:
Cơ cấu bộ máy chi nhánh NHTMCPCT Thái Nguyên bao gồm:
Ban điều hành:gồm 1 giám đốc phụ trách chung, 3 phó giám đốc phụ trách các nghiệp vụ do giám đốc phân công.
Các phòng ban bao gồm:
+ Phòng kế toán giao dịch: Thực hiện giao dịch trực tiếp với khách hàng, các công việc liên quan đến quản lí tài chính chi tiêu nội bộ tại chi nhánh, cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán xử lí hạch toán các giao dịch.
+ Phòng khách hàng doanh nghiệp: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với các khách hàng là doanh nghiệp, thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng theo đúng quy chế của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp, thực hiện nghiệp vụ tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế và mua bán ngoại tệ với khách hàng.
+ Phòng khách hàng cá nhân: Trực tiếp giao dịch với khách hàng là cá nhân, thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, quản lý sản phẩm tín dụng theo đúng quy định của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các cá nhân.
+ Phòng tiền tệ ngân quỹ: Là phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện nghiệp vụ thanh toán về xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh theo quy định của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
+ Phòng tổ chức hành chính: Là phòng tổ chức quản lý nhân sự và theo dõi tài sản cố định, công cụ lao động, kho ấn chỉ, chỉ tiêu nội bộ của chi nhánh.
+ Phòng quản lý rủi ro: Là phòng quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng, thẩm định hay tái thẩm định khách hàng, dự án đề nghị cấp tín dụng. Theo dõi thu hồi các khoản nợ xấu, nợ đã được xử lý, hàng tháng tiến hành phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro, thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ hoạt động ngân hàng.
Với cơ cấu tổ chức khá chặt chẽ và khoa học cho thấy quy mô hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Thái Nguyên khá hiệu quả.
3. Chức năng và nhiệm vụ:
Cũng như các ngân hàng khác, ngân hàng TMCP Công thương Thái Nguyên thực hiện các chức năng và nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ trên các lĩnh vực sau:
- Khai thác các nguồn vốn ngắn hạn, trung và dài hạn từ các định chế tài chính để hỗ trợ cho hoạt động thanh toán thương mại.
- Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kì hạn, có kì hạn; tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kì phiếu, trái phiếu ngân hàng.
- Kinh doanh ngoại tệ.
- Cung ứng các dịch vụ: Chi trả kiều hối, các dịch vụ chuyển tiền, thanh toán bảo lãnh, thẻ ATM, thư tín dụng, nhờ thu, chuyển nhượng các khoản thu, tái tài trợ…
- Tổ chức nghiên cứu phát triển các sản phẩm thanh toán thương mại mới, đa dạng, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Vietinbank và phục vụ tối đa mọi nhu cầu khách hàng.
Trong đó chi nhánh thực hiện nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ hoạt động đầu tư chủ yếu trên lĩnh vực công thương nghiệp và dịch vụ.
Tất cả vì mục tiêu: “ Nâng cao giá trị cuộc sống”
4. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh năm 2009-2010
Trong thời gian gần đây, tại chi nhánh sản phẩm tiền gửi ngày càng đa dạng, đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng, tổng tài sản, tổng nguồn vốn huy động của Vietinbank luôn tăng trưởng qua các năm. Điều đó được thể hiện rõ qua bảng số liệu sau:
Bảng 1: Kết quả kinh doanh từ năm 2009-2010 của Ngân hàng TMCP Công thương Thái Nguyên
Đơn vị: tỷ VNĐ
2009
2010
Tổng tài sản
1900
2500
Vốn huy động từ nền kinh tế
1500
1970
Dư nợ cho vay nền kinh tế
1600
2140
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THƯ TÍN DỤNG NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊN 2009-2010
1. Nội dung quy trình nghiệp vụ thư tín dụng nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Công thương Thái nguyên.
Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ L/C
Người thực hiện: cán bộ tín dụng phòng khách hàng
Nội dung công việc:
Hướng dẫn khách hàng lập và hoàn thiện hồ sơ
- Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ đề nghị mở L/C. Hồ sơ đề nghị mở L/C bao gồm các hồ sơ sau:
Hồ sơ pháp lý khách hàng: Tài liệu, báo cáo tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh, quan hệ tín dụng.
Hồ sơ L/C :
+ Giấy đề nghị mở L/C (theo mẫu) trong đó ghi rõ số Hợp đồng mua bán liên quan;
+ Hợp đồng hay các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương như đơn đặt hàng, chào hàng đã được xác nhận...; Hợp đồng ủy thác (trường hợp ủy thác)
+ Văn bản xác nhận của NHNN đăng ký vay, trả nợ nước ngoài (L/C trả chậm, trung, dài hạn)
+ Dự án/ phương án; Trường hợp L/C trả chậm, dự án/ phương án liên quan đến hàng hóa, dịch vụ trả chậm theo L/C phải có nội dung chi tiết, cụ thể về phương án sử dụng vốn trong thời gian chậm trả, kế hoạch trích khấu hao, kế hoạch chuyển tiền thanh toán.
Hồ sơ bảo đảm:
+ Cam kết thanh toán bằng vốn tự có (trường hợp thanh toán bằng vốn tự có)/ cam kết chuyển đủ tiền ký quỹ (trường hợp LC ký quỹ từng phần) của khách hàng;
+ Hợp đồng mua ngoại tệ kỳ hạn hay cam kết của khách hàng sẽ bổ sung ký quỹ, tài sản thế chấp/cầm cố nếu tỷ giá tăng (trường hợp khách hàng ký quỹ và/hay tài sản bảo đảm có tính thanh khoản cao bằng VNĐ)
+ Một bộ đầy đủ hợp đồng bảo hiểm hay giấy chứng nhận bảo hiểm bản chính (trường hợp giá mua chưa bao gồm phí bảo hiểm).
Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, sao gửi và hoàn chỉnh hồ sơ
Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ mở L/C, sao gửi hồ sơ cho phòng Quản lý rủi ro.
Sau khi kiểm tra đủ tính pháp lý của hồ sơ cán bộ tín dụng khách hàng lập Tờ trình thẩm định và trình lãnh đạo phê duyệt phát hành L/C.
Bước 2: Thẩm định/ tái thẩm định, trình duyệt kết quả thẩm định/ tái thẩm định
(i) Thẩm định/ tái thẩm định hồ sơ mở L/C, lập kết quả thẩm định/ tái thẩm định
Người thực hiện: cán bộ khách hàng
Nội dung thẩm định/ tái thẩm định:
Thẩm định năng lực pháp lý, tình hình SXKD, tài chính của khách hàng;
Thẩm định, đánh giá mức độ đáp ứng các điều kiện mở LC theo quy định; phân tích tính khả thi, hiệu quả của phương án, dự án liên quan tới nhu cầu mở LC; đánh giá mức độ rủi ro của ngân hàng trong việc kiểm soát luồng tiền chậm trả theo L/C;
Kiểm tra tính thống nhất giữa hợp đồng thương mại và giấy đề nghị mở L/C; thẩm định các nội dung liên quan tới tài trợ thương mại, đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế, tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối;
Đánh giá mức độ rủi ro của giao dịch mở L/C và đề xuất mức ký quỹ và/hay tài sản bảo đảm có tính thanh khoản cao;
Dự kiến lợi ích nếu hồ sơ mở L/C được phê duyệt: tính toán phí dự kiến thu được từ giao dịch mở L/C;
Đề xuất phương án ngân hàng mở L/C cùng khách hàng đi nhận hàng;
Lập/ ghi kết quả thẩm định, so...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status