Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH sản xuất kinh doanh Minh Phượng - pdf 12

Download Luận văn Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH sản xuất kinh doanh Minh Phượng miễn phí



Với hoạt động chủ yếu là chế tạo và lắp dựng các thiết bị phi tiêu chuẩn, các sản phẩm cơ khí, hệ thống cầu trục, nhà thép nên công ty có cơ cấu tài sản cố định rất đặc trưng. Giá trị máy móc thiết bị chiếm 63,35% nguyên giá tài sản cố định. Bên cạnh đó công ty còn kinh doanh thép và dịch vụ cẩu hạ hàng hóa nên giá trị phương tiện vận tải năm 2007 cũng chiếm 9,63% nguyên giá TSCĐ. Thiết bị công cụ quản lý năm 2007 chiếm 3,94%; TSHH khác chiếm 3,03%. Sang năm 2008, do nhận thấy cần tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng cũng như tiến độ các công trình nên công ty đã tập trung mua sắm thêm một số máy móc thiết bị phục vụ sản xuất như: cần trục 8 tấn của Nhật, máy cắt plasma, máy hàn MIG, Do đó, giá trị máy móc thiết bị đã tăng thêm 1.748 triệu đồng (tương đương tăng 26,01%) so với năm trước, làm cho tỷ trọng của máy móc thiết bị tăng lên đến 68,72% (tăng 4,69%). Công ty cũng mua thêm máy tính xách tay, máy tính, điều hòa nhiệt độ cho các phòng ban nên làm cho giá trị thiết bị công cụ quản lý cũng tăng 76 triệu đồng, TSHH khác tăng 20 triệu đồng. Năm 2008, giá trị nhà cửa vật kiến trúc giảm từ 2.127 trđ xuống còn 2.047 trđ và phương tiện vận tải cũng giảm từ 1021 trđ xuống 970 trđ, điều này cho thấy công ty không đầu tư thêm cho 2 loại TSCĐ này. Việc đầu tư đổi mới máy móc thiết bị có thể chưa mang lại hiệu quả tức thì cho công ty vì phải bỏ ra một số vốn lớn để mua sắm mới nhưng ta có thể hy vọng trong tương lai sẽ đem lại hiệu quả bởi cải tiến công nghệ sẽ làm tăng năng suất lao động, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển dược uy tín và thương hiệu của công ty trên thị trường đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh với những công ty khác trong cùng ngành.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-31902/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

của công ty là 9.955 triệu đồng chiếm 39,82% tổng vốn. Nhưng sang năm 2008 vốn cố định là 11.370 triệu đồng, tăng 1.415 triệu (tương đương tăng 14,21%) so với năm trước. Sở dĩ có sự gia tăng này là do công ty đã tập trung vào đầu tư mua sắm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất như : cần trục 8 tấn của Nhật, máy cắt plasma, máy hàn MIG... Có thể nói, việc mua sắm máy móc thiết bị, cải tiến công nghệ để tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng cũng như tiến độ các công trình là điều rất cần thiết trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
Vốn lưu động của công ty cũng có những thay đổi đáng kể. Năm 2007, vốn lưu động của công ty là 15.043 triệu đồng, sang năm 2008 là 13.956 triệu đồng, giảm 1.087 triệu (tương đương giảm 7,23%) so với năm trước. Sự tăng lên của vốn cố định và sự giảm xuống của vốn lưu động đã làm thay đổi cơ cấu vốn của công ty. Tỷ trọng vốn cố định năm 2008 là 44,89%, còn tỷ trọng vốn lưu động là 55,11% (giảm 5,07%).
2.2.2 Tình hình quản lý và sử dụng vốn:
Tình hình quản lý và sử dụng tổng vốn:
Theo hướng quản trị doanh nghiệp hiện đại, mọi việc đều có tương quan dây chuyền và mọi hoạt động của doanh nghiệp phải được nhìn nhận một cách tổng thể. Để xem xét tình hình quản lý và sử dụng vốn của công ty, trước hết ta đi phân tích tình hình nguồn vốn của công ty.
Phân tích tình hình nguồn vốn:
Phân tích tình hình nguồn vốn là đánh giá sự biến động các loại nguồn vốn của công ty nhằm thấy được tình hình huy động vốn và sử dụng các loại vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó còn cho thấy thực trạng tài chính của công ty.
Tình hình nguồn vốn của công ty được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.6: Phân tích tình hình nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2006-2008
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
So sánh 08/07
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
%
A.NỢ PHẢI TRẢ
12.506
50,03
10.006
39,51
-2.500
-19,99
I.Nợ ngắn hạn
12.506
50,03
10.006
39,51
-2.500
-19,99
1.Vay và nợ ngắn hạn
3.158
12,63
1.758
6,94
-1.400
-44,33
2.Phải trả cho người bán
4.047
16,19
4.035
15,93
-12
-0,29
3.Người mua trả tiền trước
5.301
21,21
4.213
16,64
-1.088
-20,52
B.NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
12.492
49,97
15.320
60,49
+2.828
+22,64
I.Nguồn vốn quỹ
12.370
49,48
15.111
59,66
+2.741
+22,16
1.Vốn đầu tư của chủ sở hữu
11.232
44,93
13.732
54,22
+2.500
+22,16
2.Quỹ đầu tư phát triển
94
0,37
214
0,84
+120
+127
3.Lợi nhuận chưa phân phối
1.044
4,18
1.165
4,6
+121
+11,59
II.Nguồn kinh phí
122
0,49
209
0,83
+87
+71,31
1.Quỹ khen thưởng phúc lợi
122
0,49
209
0,83
+87
+71,31
TỔNG NGUỒN VỐN
24.998
100
25.326
100
+328
+1,31
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán từ năm 2006 đến 2008)
Năm 2008, tổng nguồn vốn kinh doanh năm 2008 tăng 364 triệu (tương đương tăng 1,31%) so với năm 2007. Nguyên nhân là do:
Nợ phải trả năm 2008 giảm 2.500 triệu đồng (tương đương giảm 19,99%) so với năm trước. Điều này là do công ty đã trả nợ ngân hàng 1.400 triệu đồng làm cho khoản vay ngắn hạn giảm 44,33%. Trong năm 2008, đặc biệt là đầu năm, các ngân hàng liên tục tăng lãi suất cho vay do khủng hoảng kinh tế nên công ty đã trả ngân hàng một phần nợ là nhằm giảm chi phí lãi vay. Việc công ty trả nợ được một phần khoản vay ngân hàng là điều rất tốt trong tình hình kinh tế suy thoái như hiện nay. Thêm vào đó, khoản phải trả người bán cũng đã giảm 12 triệu (tương đương giảm 0,29%). Con số này không nhiều nhưng nó cũng góp phần làm cho Nợ phải trả của công ty giảm. Ngoài ra, người mua trả tiền trước giảm 1.088 triệu đồng (tương đương giảm 20,52%) so với năm 2007, điều này chứng tỏ trong năm 2008 số lượng đơn đặt hàng của công ty giảm nên khoản ứng trước của khách hàng giảm.
Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2008 đã tăng 2.828 triệu (tương đương tăng 22,64%) so với năm 2007. Điều này là do công ty đã đầu tư thêm vốn chủ sở hữu, làm vốn chủ sở hữu năm 2008 tăng 2.500 triệu đồng (tương đương tăng 22,16%). Việc tăng vốn chủ sở hữu là bởi công ty muốn đầu tư mua sắm máy móc thiết bị mới, đổi mới quy trình công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Ngoài ra, quỹ đầu tư phát triển của công ty tăng thêm 120 triệu, quỹ khen thưởng phúc lợi tăng 87 triệu đồng (tương đương tăng 71,31%) so với năm 2007. Điều này chứng tỏ công ty đã chú trọng đến chính sách đãi ngộ đối với cán bộ công nhân viên, giúp họ phát huy được hết khả năng của mình đem lại lợi nhuận cao cho công ty và cải thiện đời sống của người lao động. Bên cạnh đó, lợi nhuận chưa phân phối tăng 121 triệu đồng (tương đương tăng 11,59%), chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tương đối khả quan trong tình hình thị trường cạnh tranh gay gắt và ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế.
Nhìn vào bảng trên ta nhận thấy rõ tỷ trọng của nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong năm 2008 đã có sự thay đổi đáng kể. Năm 2007, tỷ trọng của vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 49,97 %, còn nợ phải trả chiếm 50,03 %. Mặc dù chênh lệch không cao nhưng điều này chứng tỏ năm 2007, công ty đã sử dụng vốn vay và vốn chiếm dụng nhiều hơn. Sang năm 2008 công ty đã đầu tư thêm vốn chủ sở hữu làm tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu tăng 10,52% (nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 60,49%), và giảm được nợ phải trả xuống còn 39,51%. Việc công ty giảm được nợ cả về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng là điều rất khả quan trong tình hình khó khăn như hiện nay khi có cuộc khủng hoảng kinh tế và sự biến động xấu của giá thép và nhu cầu thép trên thị trường.Qua đây, ta có thể đánh giá được thực lực tài chính của công ty TNHH sản xuất kinh doanh Minh Phượng là khá mạnh, khả năng tự đảm bảo về tài chính cũng như mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với các chủ nợ là cao, công ty không bị ràng buộc và chịu sức ép từ các chủ nợ. Với nguồn vốn chủ sở hữu chiếm chủ yếu, công ty đã tự mình đứng vững trên thị trường, chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tình hình quản lý và sử dụng vốn của công ty:
Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn của công ty là xem việc phân bổ vốn của toàn công ty cho từng khoản mục vốn cố định và vốn lưu động như thế nào.
Bảng 2.7: Cơ cấu vốn của công ty qua 2 năm từ 2007 - 2008
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
So sánh 08/07
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
%
I.VỐN LƯU ĐỘNG
15.043
60,18
13.956
55,11
-1.087
-7,23
1.Vốn bằng tiền
682
2,73
428
1,69
-254
-37,24
2.Các khoản phải thu
5.485
21,94
4.895
19,33
-590
-10,76
3.Hàng tồn kho
8.682
34,73
8.737
34,5
+55
+0,63
4.Tài sản ngắn hạn khác
194
0,78
-104
-0,41
-298
-154
II.VỐN CỐ ĐỊNH
9.955
39,82
11.370
44,89
+1.415
+14,21
1.Tài sản cố định
9.955
39,82
11.370
44,89
+1.415
+14,21
TỔNG VỐN
24.998
100
25.326
100
+328
+1,31
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty từ năm 2007 đến 2008)
Qua bảng trên ta thấy, tổng vốn của công ty có xu hướng tăng, năm 2008 đã tăng lên 328 triệu đồng (tương đương tăng 1,31%) so với năm 2007, trong đó:
+ Vốn lưu động giảm 1.087 triệu đồng (tương đương giảm 7,23%) so với năm trước, tỷ trọng năm 2008 l
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status