Ảnh hưởng các nhân tố vĩ mô lên thị trường chứng khoán Việt Nam - pdf 12

Download Đề tài Ảnh hưởng các nhân tố vĩ mô lên thị trường chứng khoán Việt Nam miễn phí



Mục lục
Giới thiệu đề tài
Chương 1: Tổng quan về thị trường chứng khoán (TTCK)
1. Các khái niệm . . . . 4
1.1 Chứng khoán . . . 4
1.2 Thị trường chứng khoán . . . 4
2. Chức năng và nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán.
2.1 Chức năng của TTCK . . . 4
2.2 Nguyên tắc hoạt động . . . 6
2.3 Các thành phần tham gia TTCK . . 7
Chương 2: Các nhân tố vĩ mô và thị trường chứng khoán Việt Nam
1. Hệ thống chính sách . . . 9
2. Pháp luật . . . . 12
3. Lạm phát . . . . 14
4. Lãi suất . . . . 21
5. Tỷ giá hối đoái . . . 29
Chương 3: Nhìn lại thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2008 dưới tác động
của các nhân tố vĩ mô. . . 36
Chương 4: Kiểm định sự phù hợp của mô hình tuyến tính giữa Vnindex và các
nhân tố vĩ mô. . . . 38
Kết luận
Tài liệu tham khảo


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-31772/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:


sự phát triển kinh tế, xã hội. Những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của nền
kinh tế cũng ảnh hưởng đến TTCK. Do đó, những nguyên nhân gây ra lạm
phát cũng tương quan với những nguyên nhân gây suy giảm TTCK.
Hiện nay Việt Nam đang phải chịu đồng thời bốn dạng lạm phát do những
nguyên nhân sau:
Lạm phát do tiền tệ: là một lượng cung tiền lớn đã được đưa vào lưu thông.
Chẳng hạn do NHTW tung nội tệ ra để mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng
tiền ngoại tệ khỏi mất giá so với trong nước, hay do chỉnh phủ thục hiện
chính sách nới lỏng tiền tệ, lúc này tiền được bơm ra để giúp vốn cho các
Doanh nghiệp, hay chinh phủ in tiền để bù đắp khoản thâm hụt ngân sách
của mình....
Lạm phát do cầu kéo (demand - pull inflation ): xảy ra khi mức tổng cầu tăng
trong khi tổng cung không đổi hay nhanh hơn so với mức cung. Lúc đó một
lượng tiền lớn được dùng để mua một lượng hàng hóa không tương xứng
làm cho giá cả tăng lên. Chênh lệch giữa cung cầu càng lớn thì giá càng tăng
nhiều
17
Lạm phát do chi phí đẩy (Cost – push inflation): xảy ra do tăng chi phí và có
thể phát triển ngay cả khi thất nghiệp và việc sử dụng nguồn lực thấp. Vì tiền
lương (tiền công ) thường là chi phí sản xuất quan trọng nhất, sự gia tăng tiền
lương không phù hợp với tăng trưởng năng suất có thể khơi mào cho quá
trình lạm phát vì lúc này để bảo toàn mức lợi nhuận, các xí nghiệp tăng giá
thành sản phẩm làm cho mức giá chung của toàn thể nền kinh tế tăng lên.
Lạm phát “ngoại nhập”: do giá các sản phẩm trên thị trường thế giới tăng
ảnh hưởng đến giá sản phẩm trong nước.
Ngoài bốn nguyên nhân trên, còn có một nhân tố khác góp phần tăng áp lực
lên lạm phát, đó là đầu cơ, cố tình làm tăng giá để thu lợi.
Để thấy rõ mối tương quan giữa lạm phát và chứng khoán, ta sẽ đi sâu vào
phân tích sự tác động của lạm phát đến thị trường chứng khoán như thế nào.
3.4. Tác động của lạm phát đến thị trường chứng khoán:
Giá cả và lạm phát tăng cao ở nước ta thường do nhiều nguyên nhân khác
nhau và mỗi nguyên nhân lại chiếm ưu thế trong từng thời kỳ nhất định. Khi
lạm phát xảy ra, giá cả của nền kinh tế tăng lên (được biểu hiện qua CPI).
Như đã nói ở trên, các nước trên thế giới thường dùng chỉ số giá tiêu dùng
CPI để đo lường lạm phát. Thông thường, CPI ôn hòa ổn định ở mức khoảng
5% là điều kiện lí tưởng để TTCK hoạt động bình thường, tránh các đợt biến
động mạnh trong giả định các nhân tố khác liên quan đến TTCK không đổi.
Nhưng một khi CPI tăng sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đếnTTCK.
Trước hết chúng ta hãy nói đến lạm phát do cầu kéo, nó xảy ra khi tổng cầu
tăng trong khi tổng cung không tăng hay là tăng chậm hơn tổng cầu. Lúc
đó, để mua một lượng hàng hóa khan hiếm, người tiêu dùng phải chi ra một
lượng tiền lớn, dẫn đến giá cả tăng vọt lên. Điều này khiến nhà đầu tư phải
cân đối lại nguồn tiền để đầu tư và để đảm bảo nhu cầu sống của họ. Do đó
18
sẽ làm một lượng tiền trên TTCK giảm đi, số lượng giao dịch chứng khoán ít
hơn. Chưa kể đối với một số mặt hàng như xăng dầu, giá cả tăng cao sẽ ảnh
hưởng lớn đến người tiêu dùng, chính phủ buộc phải chi tiêu thêm tiền để hỗ
trợ giá cho các doanh nghiệp nhằm ổn định giá bởi xăng dầu ảnh hưởng hầu
hết đến quá trình sản xuất của các DN và người tiêu dùng, điều này làm cho
lượng tiền lưu thông hoạt động trên thị trường tăng lên khiến lạm phát có lý
do tiếp tục tăng. Tình trạng này càng làm nhà đầu tư thêm hoang mang, họ e
dè hơn trong việc đầu tư vào TTCK vì sợ rủi ro cao.
Việc lạm phát do chi phí đầu vào, nguyên vật liệu tăng lên là yếu tố khách
quan, làm cho chi phí sản xuất cũng như vốn đầu tư của nhiều dự án tăng.
Lúc này CPI tăng sẽ trực tiếp làm tăng khó khăn cho các doanh nghiệp gắn
với việc phải tăng lãi vay tín dụng, tăng lương, tăng chi phí đầu vào khác, từ
đó làm tăng chi phí sản xuất và giá bán đầu ra. Điều này làm giảm lợi nhuận
kinh doanh và lợi tức cổ phiếu, gây khó khăn cho các doanh nghiệp và có
nguy cơ đổ vỡ các kế hoạch, hợp đồng kinh doanh nhiều hơn… Bên cạnh đó,
các báo cáo tài chính của doanh nghiệp kém sáng sủa nên làm cho chứng
khoán của các doanh nghiệp kém hấp dẫn đi, đồng nghĩa với việc giảm sút
nhiệt tình đầu tư và sự sôi động của TTCK. Ngoài ra, chi phí đầu vào tăng
làm vốn đầu tư của nhiều dự án tăng, mà chất lượng của dự án không cao do
đầu tư kém hiệu quả dẫn đến tỷ suất sinh lợi của dự án thấp. Tất yếu làm
giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, có khi dẫn đến nguy cơ phá sản. Điều này
làm niềm tin của nhà đầu tư vào các doanh nghiệp thực hiện dự án và cả các
cơ quan quản lý giảm xuống đáng kể. Khi đó các nhà đầu tư sẽ có xu hướng
tháo chạy ra khỏi thị trường để bảo vệ vốn của mình, góp phần đẩy giá
chứng khoán của doanh nghiệp xuống thấp, làm cho thị trường chứng khoán
mất điểm mạnh.
19
Trong thời đại toàn cầu hóa, yếu tố ngoại nhập đóng vai trò rất lớn, ảnh
hưởng đến nền kinh tế. Việc giá cả các sản phẩm trên thị trường thế giới tăng
ảnh hưởng đến những mặt hàng có nguyên vật liệu phải nhập khẩu, dẫn đến
giá cả chung của nền kinh tế tăng, gây ra lạm phát “ngoại nhập”. Điển hình
là lạm phát những tháng cuối năm 2007, đầu năm 2008, giá xăng dầu thế giới
tăng…, giá các kim loại cũng tăng điển hình là thép. Khi đó chi phí đầu vào
của các DN tăng, tuy giá cả đầu ra tăng nhưng không kịp so với chi phí đầu
vào, khiến cho lợi nhuận của DN sụt giảm. Đối với một số DN lớn hay các
DN sản xuất các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, tuy họ có thể tăng tương ứng
giá bán để bù lại việc tăng giá của các nguyên liệu đầu vào vì không sợ sụt
giảm lượng cầu, tuy nhiên nếu điều này được các DN lạm dụng quá cao sẽ
khiến lạm phát càng trở nên trầm trọng thêm mà thôi.
Xét trên yếu tố lạm phát do lượng cung tiền lưu thông bên ngoài tăng quá
mức, nhìn trên lý thuyết thì chúng ta có thể tưởng như rằng thị trường chuẩn
bị đón nhận một lượng vốn nữa, tuy nhiên khi một lượng tiền tệ được tung ra
quá mức trong lưu thông, làm cho đồng tiền bị mất giá, người dân không
muốn giữ tiền mặt hay gửi tiền vào ngân hàng, cũng như họ không muốn đầu
tư vào chứng khoán mà chuyển sang nắm giữ vàng, bất động sản, ngoại tệ…
(tức họ chuyển sang một kênh đầu tư khác) khiến một lượng vốn nhàn rỗi
đáng kể của xã hội nằm im dưới dạng tài sản “chết”. Lúc này nhà đầu tư
không còn mặn mà với chứng khoán nữa khi mà chỉ số lạm phát cao hơn
mức sinh lợi khi mua cổ phiếu. Tình trạng này dẫn đến việc thiếu vốn đầu tư,
dòng tiền đổ vào TTCK giảm sút, ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng, mở
rộng sản xuất của các doanh nghiệp vốn xem nguồn vốn từ TTCK là một
nguồn quan trọng trong các dự án cũng như cho quá trình hoạt động sản xuấ
của mình, dẫn đến giá chứng khoán của doanh nghiệp niêm yết sụt giảm.
Thêm nữa việc các nhà đầu tư cũng không muốn bỏ tiền của mình vào việc
mu...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status