Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại thành phố Hồ Chí Minh - pdf 12

Download Khóa luận Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại thành phố Hồ Chí Minh miễn phí



MỤC LỤC

Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ 4
1.1 Khái niệm thủ tục hải quan điện tử và một số khái niệm liên quan 4
1.2 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của thủ tục hải quan điện tử 5
1.3 So sánh giữa thủ tục hải quan truyền thống và thủ tục hải quan điện tử 8
1.4. Cơ sở pháp lý của vệc thực hiện thủ tục hải quan điện tử 11
1.4.1. Phạm vi áp dụng thủ tục hải quan điện tử 11
1.4.2. Đăng ký tham gia thủ tục hải quan điện tử 12
1.4.3. Hồ sơ hải quan 13
1.4.4. Thời gian khai và thủ tục hải quan điện tử 13
1.4.5. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tham gia thủ tục hải quan 14
1.5. Giới thiệu tờ khai hải quan và cách khai 15
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TTHQĐT ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XNK BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI TP. HCM 18
2.1. Tổng quan về tình hình khai báo HQĐT XNK tại TP. HCM 18
2.1.1. Tổng kim ngạch hàng hoá XNK khai báo HQĐT tại TP. HCM trong 3 năm gần đây 18
2.1.2. Dự báo khả năng xuất nhập khẩu tại TP. HCM đến năm 2020 32
2.2. Đánh giá thực trạng xuất nhập khẩu tại TP.HCM 35
2.3. Tình hình thực hiện XNK hàng hóa của các loại hình DN tại TP. HCM 36
2.4. Phạm vi đánh giá thực trạng quy trình TTHQĐT 42
CHƯƠNG 3: ĐIỀU TRA QUY TRÌNH TTHQĐT ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XNK BẰNG ĐƯỜNG BIỂN QUA ĐÁNH GIÁ Ở CÁC CÔNG TY CÓ HOẠT ĐỘNG XNK VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 43
3.1. Các hoạt động thực hiện quy trình TTHQĐT đối với hàng hóa XNK khẩu bằng đường biển tại TP. HCM 43
3.1.1. Các quy trình thực hiện 43
3.1.1.1. Chuẩn bị bộ chứng từ, kiểm tra bộ chứng từ 43
3.1.1.2. Truyền dữ liệu khai báo hải quan qua mạng 44
3.1.1.3. Làm thủ tục hải quan 48
3.1.2. Quá trình của hệ thống trong quản lý dữ liệu khai báo HQĐT 50
3.1.3. Áp dụng các phương pháp đánh giá hiệu quả quy trình TTHQĐT 51
3.2. Điều tra về thực trạng quy trình TTHQĐT đối với hàng hóa XNK bằng đường biển tại TP. HCM 53
3.2.1. Cách viết phiếu điều tra 53
3.2.2. Thiết kế bảng câu hỏi trong phiếu điều tra 55
3.2.3. Phương pháp tiến hành và cách tính kết quả 57
3.2.4. Xác định độ tin cậy của phiếu điều tra 58
3.2.5. Tính mức chất lượng của từng chỉ tiêu 59
3.2.6. Phân tích các yếu tố thuộc nhóm 1 60
3.2.7 Phân tích các yếu tố thuộc nhóm 2 61
3.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình TTHQĐT đối với hàng hóa XNK bằng đường biển tại TP. HCM 75
3.3.1 Một số giải pháp cấp công ty 75
3.3.2 Một số giải pháp cấp cơ quan, bộ, ngành 77
KẾT LUẬN 83
 
 
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-32194/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:


624.778
649.274
681.632
697.267
730.582
Hình 2.10. Biểu đồ dự báo sản lượng nhập khẩu TP. HCM đến năm 2015
NHẬN XÉT:
Trong giai đoạn 2001 – 2010 mức nhập siêu của Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đã tăng rất nhanh, vượt xa so với định hướng kế hoạch 2001 – 2010 của Chính phủ. Vì thế dự báo đến năm 2015 sẽ giảm tỷ lệ nhập siêu xuống còn 14% và những năm tiếp theo sẽ tiến tới cân bằng cán cân thương mại.
E Theo Bộ Công Thương, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt việc kiểm soát nhập siêu và cũng đã đưa ra các nhóm giải pháp lớn như ưu đãi thu hút đầu tư vào các ngành sản xuất nguyên liệu, gia công xuất khẩu để giảm dần và thay thế nguồn nguyên nhiên liệu vẫn phải nhập từ nước ngoài như xăng dầu, phân bón, nguyên phụ liệu dệt may, da... Tuy nhiên cho tới năm 2015, thành phố Hồ Chí Minh vẫn phải tăng nhập khẩu bột mì, nguyên phụ liệu tân dược, nguyên phụ liệu giàu dép và nguyên phụ liệu ngành may để đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất và tiêu thụ trong nước.
E Về chế biến dầu khí, Petrovietnam phấn đấu đến năm 2015, tổng công suất lọc dầu khoảng 16-17 triệu tấn/năm, đáp ứng 50-60% nhu cầu sản phẩm xăng dầu, 60 - 70% nhu cầu phân đạm, 50-60% nhu cầu nguyên liệu cho hóa dầu và các sản phẩm hóa dầu trong nước. Như vậy, sự phát triển của tập đoàn Dầu khí Việt Nam giúp dự báo xu hướng giảm nhập khẩu các mặt hàng như phân bón, xăng dầu trong thời gian tới.
2.2. Đánh giá thực trạng xuất nhập khẩu tại TP.HCM
Tuy nhập khẩu được đánh giá là cơ bản phục vụ tốt cho sản xuất hàng xuất khẩu phát triển sản xuất, đổi mới công nghệ và tiêu dùng trong nước, nhưng nhập siêu vẫn luôn duy trì trong cán cân thương mại như hiện nay ẩn chứa trong đó những nguy cơ ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế như gia tăng nợ công, gia tăng thất nghiệp, nhấn chìm thị trường chứng khoán trong nước,...
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhập siêu đạt ở mức cao trong giai đoạn 2007 - 2010, trước hết là do các giải pháp nhằm hạn chế nhập siêu chưa được triển khai quyết liệt và có hiệu quả ở các ngành và doanh nghiệp - chưa đẩy mạnh sản xuất trong nước nhóm hàng vật tư - thiết bị phục vụ xây dựng cơ bản, mở rộng sản xuất và phục vụ xuất khẩu hiện có nhu cầu lớn chưa tập trung năng lực các ngành sản xuất những mặt hàng có hàng rào thuế quan nhập khẩu, đã và sẽ giảm mạnh trong thời gian tới do cam kết hội nhập. . ., Thứ hai, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu vẫn là gia công chế biến và nguyên liệu thô. Điều này cũng cho thấy, một mặt, nền sản xuất trong nước còn phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu, vật liệu, thiết bị nhập khẩu, mặt khác, tính gia công của xuất khẩu còn rất lớn, tuy Việt Nam đã qua một chặng đường hơn 20 năm đổi mới. Bên cạnh đó nhiều dự án phục vụ cho việc sản xuất hàng tư liệu sản xuất như xăng dầu, máy móc thiết bị, bao gồm cả công nghiệp phụ trợ trong nước lại triển khai quá chậm chạp, càng làm cho nền kinh tế vốn đã phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu bên ngoài lại càng phụ thuộc thêm. Thứ ba, kể từ năm 2007 giá thế giới nhiều loại hàng hóa tăng nhanh làm cho giá trị nhập khẩu của Việt Nam tăng lên. Thêm vào đó do nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất và đầu tư chiều sâu tăng mạnh cùng với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài liên tục tăng đã dẫn đến lượng hàng hóa nhập khẩu tăng mạnh. Do vậy, trong thời gian tới cán cân thương mại của Việt Nam sẽ vẫn tình trạng nhập siêu. Điều quan trọng là phải kiềm chế mức độ nhập siêu một cách phù hợp và phải phấn đấu giảm dần nhập siêu bằng cách đẩy mạnh xuất khẩu làm cho tốc độ tăng xuất khẩu nhanh hơn tốc độ tăng nhập khẩu. Hơn nữa, là thành viên của WTO Việt Nam có nhiều cơ hội để mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa, các ngành và các doanh nghiệp cần tận dụng tốt cơ hội này.
2.3. Tình hình thực hiện xuất nhập khẩu hàng hóa của các loại hình doanh nghiệp tại TP. HCM
Đối với xuất – nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ, Việt Nam đã có những bước đổi mới ngay từ giai đoạn đầu cải cách với việc xoá bỏ chế độ độc quyền ngoại thương. Từ 1988 các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được phép hoạt động xuất nhập khẩu, tiếp theo các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân cũng được kinh doanh xuất nhập khẩu (theo Luật Công ty). Thủ tục xin giấy phép xuất nhập khẩu cũng được đơn giản hoá từng bước. Việc ban hành Nghị định 57/NĐ-CP năm 1988 có thể coi là bước ngoặt của quá trình tự do hoá ngoại thương ở Việt nam, bởi nó đã chính thức khẳng định quyền tự do kinh doanh trong lĩnh vực ngoại thương. Bên cạnh đó, Nhà nước còn thực hiện nhiều biện pháp nới lỏng về quản lý ngoại hối, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp trong quá trình thanh toán với đối tác nước ngoài. Những rào cản phi thuế quan như chế độ quota, quy định đầu mối xuất nhập khẩu cũng dần được gỡ bỏ, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt nam.
Hiện nay nền kinh tế thị trường định hướng XHCN cho phép tất cả các loại hình doanh nghiệp tham gia vào quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa với tư cách pháp nhân, quyền lợi và nghĩa vụ như nhau. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng mặc dù đã đạt được một số kết quả bước đầu đáng khích lệ, song xuất nhập khẩu của Việt Nam nói riêng và TP. HCM nói riêng vẫn đang phải đối mặt với không ít những khó khăn do thiếu vắng cơ sở lý luận và các tiền lệ lịch sử. Do vậy, nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện khung thể chế cho nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đang và sẽ tiếp tục được coi là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Chính phủ Việt Nam.
Hiện nay tại TP. HCM có các loại hình sau tham gia vào quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa: Công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp doanh, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài... Tính trên tổng số 200 doanh nghiệp được khảo sát, thống kê được cơ cấu như sau: công ty cổ phần chiếm 26%, công ty TNHH chiếm 42%, công ty hợp danh chiếm 6.5%, doanh nghiệp tư nhân chiếm 12.5% và doanh nghiệp nhà nước chiếm 13%.
Doanh nghiệp một khi đã làm công việc xuất nhập khẩu thì tất nhiên luôn gắn liền với hoạt động làm thủ tục hải quan. Kể từ ngày 01/01/2011, 100% các doanh nghiệp tại TP. HCM phải thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Thông tư 222/2009/TT-BTC được ban hành ngày 25/11/2009 quy định tất cả các DN được ưu tiên như nhau, có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau khi thực hiện quy trình này.
Một số ưu điểm của thủ tục hải quan điện tử hiện nay có thể kể ra như sau:
² Đối với doanh nghiệp:
ç Tiết kiệm thời gian:
Thời gian làm thủ tục trung bình cho một lô hàng theo thủ tục hải quan truyền thống là từ 4-8 giờ. Khi thực hiện thủ tục HQĐT, thời gian làm thủ tục cho một lô hàng đối với luồng xanh là từ 5 đến 10 phút, luồng vàng là từ 20 đến 30 phút, luồng đỏ là từ 1 đến 2 giờ. DN tiết kiệm được khoảng 2 đến 4 giờ cho một lô hàng. Việc thông quan hàng hóa nha...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status