Đề án Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm cà phê Việt Nam - pdf 12

Download Đề án Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm cà phê Việt Nam miễn phí



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM 2
I - NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 2
1. Khái niệm cạnh tranh 2
2. Khái niệm năng lực cạnh tranh 3
2.1 - Năng lực cạnh tranh cấp quốc gia 3
2.2 Năng lực cạnh tranh cấp doanh nghiệp 4
2.3 Năng lực cạnh tranh của sản phẩm 5
3.Sản phẩm và các cấp độ của sản phẩm 7
3.1. Sản phẩm. 7
3.2Các cấp độ của sản phẩm. 8
3.3.Quyết định về loại sản phẩm 9
3.4. Quyết định nhãn hiệu 11
3.5. Quyết định về bao bì và cách gắn nhãn hiệu 16
3.6. Thiết kế và marketing sản phẩm mới 19
3.7.Chu kỳ sống của sản phẩm. 20
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÀ PHÊ VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ 26
1. Tổng quan về thị trường cà phê thế giới. 26
2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của sản phẩm cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới 27
2.1. Các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của sản phẩm cà phê. 27
2.1.1.Thị trường sản phẩm cà phê: 27
2.1.2. Kim ngạch xuất khẩu: 30
2.2.Các nhân tố ảnh hưởng năng lực cạnh tranh của sản phẩm cà phê Việt Nam. 30
2.2.1. Về chủng loại, chất lượng sản phẩm. 30
2.2.2. Về nguồn nguyên liệu. 31
2.2.3. Về chính sách giá. 34
2.2.4. Về công nghệ. 35
2.2.5. Về trình độ trồng và sơ chế cà phê 36
2.2.6. Về lao động. 37
3.Đánh giá năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam. 38
3.1.Thành tựu: 38
3.2.Hạn chế và nguyên nhân hạn chế về năng lực cạnh tranh của sản phẩm cà phê Việt Nam. 39
3.2.1. Thiếu vốn 39
3.2.2. Cơ cấu cây trồng thiếu hợp lý. 42
3.2.3. Chất lượng cà phê chưa cao. 42
3.2.4. Về công nghệ chế biến. 43
3.2.5.Tính bền vững của ngành cà phê Việt Nam chưa cao. 44
3.2.6. Thiếu tính đồng bộ giữa các khâu 45
3.2.7. Chưa trú trọng đến thị trường nội địa. 45
CHƯƠNG III - GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÀ PHÊ VIỆT NAM. 47
1. Phương hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam đến 2015 và định hướng 2020 47
2. Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam. 47
2.1. Tạo nguồn vốn đầu tư. 47
2.2. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng. 49
2.3. Nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm cà phê. 49
2.4. Đổi mới công nghệ chế biến. 51
2.5. Xây dựng hệ thống thu mua phân phối cà phê 52
2.6. Tổ chức hệ thống thu thập thông tin 53
2.7. Mở rộng thị trường nội địa và tăng cường hợp tác quốc tế. 54
KẾT LUẬN 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-33080/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

hiến lược Marketing khi tung hàng ra thị trường
Chiến lược hớt váng chớp nhoáng là tung sản phẩm mới ra thị trường với giá cao và mức khuyến mại cao. Công ty tính giá cao để đảm bảo lãi gộp trên đơn vị sản phẩm ở mức cao nhất. Công ty chi khá nhiều cho việc khuyến mại nhằm thuyết phục thị trường về ích lợi sản phẩm ngay cả với giá cao. Hoạt động khuyến mãi ở mức độ cao là nhằm tăng nhanh nhịp độ xâm nhập thị trường. Chiến lược này chỉ thích hợp với những giả thiết như sau: Phần lớn thị trường tiềm ẩn chưa biết đến sản phẩm; những người biết đến đều thiết tha với sản phẩm và có thể trả theo giá chào; công ty đứng trước sự cạnh tranh tiềm ẩn và muốn tạo ra sự ưa thích nhãn hiệu.
Chiến lược hớt váng từ từ: là tung sản phẩm mới ra thị trường cao và mức khuyến mãi thấp. Giá cao góp phần đạt mức lãi gộp trên đơn vị sản phẩm cao nhất, còn mức khuyến mại thấp thị giữ cho chi phí Marketing ở mức thấp. Cách kết hợp này có kỳ vọng là sẽ hớt được nhiều lợi nhuận trên thị trường. Chiến lược này chỉ thích hợp khi thị trường có quy mô hữu hạn; phần lớn thị trường điều biết đến sản phẩm đó; người mua sẵn sàng trả giá cao; và sự cạnh tranh tiềm ẩm không có dấu hiệu sắp xảy ra.
Chiến lược xâm nhập chớp nhoáng là tung sản phẩm ra thị trường với giá thấp và chi phí nhiều cho khuyến mãi. Chiến lược này hứa hẹn đem lại nhịp độ xâm nhập thị trường nhanh nhất và thị phần lớn nhất. Chiến lược này chỉ phù hợp khi thị trường lớn; thị trường chưa biết đến sản phẩm; hầu hết người mua đều nhạy cảm với giá, có tiềm ẩn khả năng cạnh tranh quyết liệt; chi phí sản xuất một đơn vị sản phẩm của công ty giảm dần khi quy mô sản xuất tăng và tích luỹ được kinh nghiệm sản xuất.
Chiến lược xâm nhập từ từ là tung sản phẩm mới ra thị trường với giá thấp và mức khuyến mãi thấp. Giá thấp sẽ khuyến khích chấp nhận sản phẩm nhanh chóng, còn công ty giữ chi phí khuyến mãi ở mức thấp là nhằm đạt được nhiều lãi ròng hơn. Công ty tin chắc rằng nhu cầu của thị trường co giãn mạnh theo giá, nhưng rất ít co giãn do khuyến mãi. Chiến lược này chỉ thích hợp khi thị trường lớn; thị trường đã biết rõ sản phẩm; thị trường nhạy cảm với giá; và có sự cạnh tranh tiềm ẩn.
- Giai đoạn phát triển:
Trong giai đoạn này mức tiêu thụ bắt đầu tăng mạnh, trên thị trường xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh mới, lợi nhuận công ty trong giai đoạn này tăng. Để khai thác và kéo dài tối đa cơ hội này, công ty có thể thực hiện các tư tưởng chiến lược sau:
+ Giữ nguyên giá hay giảm chút ít để thu hút khách hàng.
+ Giữ nguyên hay tăng chi phí kích thích tiêu thụ.
+ Tiếp tục thông tin mạnh mẽ về sản phẩm cho công chúng.
+ Nâng cao chất lượng sản phẩm tạo cho nó tính chất mới, sản xuất những mẫu mã mới.
+ Xâm nhập vào những phần thị trường mới.
+ Sử dụng kênh phân phối mới.
+ Thay đổi đôi chút về thông điệp quảng cáo để kích thích khách hàng.
- Giai đoạn bão hòa( chín muồi).
Khi nhịp độ tăng mức tiêu thụ bắt đầu chững lại, việc tiêu thụ sản phẩm bước vào giai đoạn chín muồi. Về thời gian, giai đoạn này thường dài hơn các giai đoạn trước và đặt ra những nhiệm vụ phức tạp trong lĩnh vực quản trị marketing.
Sản phẩm tiêu thụ chậm cũng có nghĩa là, chúng tràn đầy trên các kênh lưu thông, điều đó hàm chứa một cuộc cạnh tranh gay gắt. Để cạnh tranh các đối thủ dùng nhiều thủ thuật khác nhau như: bán hạ giá, bán theo giá thấp hơn giá niêm yết chính thức, tăng quảng cáo, kích thích các trung gian thương mại, tăng cường chi phí đầu tư cho việc nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm nhằm tạo ra các mẫu mã hàng mới…Tình hình đó dẫn đến sự giảm sút của lợi nhuận. Để tiếp tục tồn tại trên thị trường, các nhà quản trị marketing có thể có các phương án lựa chọn sau:
+ Cải biến thị trường, tức là tìm thị trường mới cho sản phẩm.
+ Cải biến sản phẩm, thay đổi một số yếu tố, đặc tính của sản phẩm.
+ Cải biến các công cụ Marketing- mix.
- Giai đoạn suy thoái.
Giai đoạn suy thoái xuất hiện khi mức tiêu thụ các loại sản phẩm hay nhãn hiệu sản phẩm giảm sút. Việc giảm sút có thể diễn ra nhanh chóng chậm chạp, thậm chí đến số không. Cũng có sản phẩm mức tiêu thụ chúng giảm xuống thấp rồi dừng lại ở đó trong nhiều năm.
Mức tiêu thụ giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau như: thành tựu về công nghệ làm xuất hiện sản phẩm mới thay thế thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi, cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ trong và ngoài nước.
Khi mức tiêu thụ giảm sút dẫn đến lợi nhuận giảm sút, một số công ty có thể rút khỏi thị trường, số còn lại có thể thu hẹp chủng loại sản phẩm chào bán, từ bỏ phần thị trường nhỏ, những kênh thương mại ít hiệu quả nhất, cắt giảm chi phí khuyến khích và hạ giá nhiều hơn. Nhưng việc giữ lại những sản phẩm đã suy thoái có thể gây nhiều khó khăn cho công ty, thậm chí làm giảm uy tín cho toàn công ty vì những sản phẩm đó. Vì vậy để hạn chế bớt ảnh hưởng xấu của hiện tượng này, công ty cần quan tâm các khía cạnh sau:
+ Luôn theo dõi để phát hiện những sản phẩm bước vào giai đoạn suy thoái.
+ Đối với từng mặt hàng phải nhanh chóng thông qua quyết định tiếp tục lưu giữ hay thải loại chúng ra khỏi danh mục sản phẩm của công ty. Việc lưu giữ mặt hàng đôi khi cũng đem lại mối lợi lớn cho công ty, nếu như các đối thủ cạnh tranh rút lui khỏi việc kinh doanh mặt hàng đó nhiều.
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÀ PHÊ VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ
1. Tổng quan về thị trường cà phê thế giới.
Nhìn lại sự phát triển thị trường tiêu thụ cà phê thế giới cho thấy sau thế chiến II, nhu cầu dùng cà phê ở nhiều quốc gia tăng lên nhanh chóng. Bắt đầu từ Mỹ ở thập niên 1950-1960 khi những cựu chiến binh mang sở thích uống cà phê về truyền bá trong quân đội và dân chúng, rồi dần dần phát triển sang Châu Âu ở những năm 1960-1970. Vào cuối thập niên 1970, khi thị trường Mỹ và Châu Âu gần như chững lại thì những thị trường mới lại mở ra ở vùng Viễn Đông như Nhật Bản và gần đây là thị trường Đông Âu, Trung Quốc có dấu hiệu tăng. Cùng với sự mở rộng thị trường ở khắp nơi, sản lượng cà phê thế giới không ngừng tăng lên, đáp ứng nhu cầu ngày cao của người tiêu dùng.
Tuy nhiên,ngày nay sự trượt dốc không ngừng của đồng USD và việc Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) đưa dự báo về sự sụt giảm sản lượng cà phê thể giới niên vụ 2009/10 đã đẩy giá cà phê Arabica, Robusta tăng trong tuần qua.
Cụ thể, giá cà phê Arabica tại thị trường New York tăng lên 137 Uscent/lb; tăng 2,5% so với cuối tuần trước. Còn trên thị trường London, giá cà phê Robusta giao kỳ hạn tháng 11/09 tăng lên 1.334 USD/tấn; tăng 1,6% so với cuối tuần trước.
+ ICO dự báo sản lượng cà phê thế giới niên vụ 2009/10 giảm 3%
Theo báo cáo mới nhất của (ICO), sản lượng cà phê thế giới niên vụ 2008/09 ước đạt 128,1 triệu bao. Tuy nhiên, ICO đoán sản lượng cà phê thế giới niên vụ 2009/10 sẽ chỉ đạt khoảng 123...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status