Sự ra đời và phát triển của hoạch định chiến lược - pdf 12

Download Đề tài Sự ra đời và phát triển của hoạch định chiến lược miễn phí



MỤC LỤC
SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC. 4
1. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA HOẠCH ĐỊNH. 4
1.1. Khái niệm hoạch định: 4
1.2. Ý nghĩa hoạch định: 5
2. TIẾN TRÌNH HOẠCH ĐỊNH: 5
3. CÁC CÔNG CỤ HOẠCH ĐỊNH: 10
3.1. Ma trận SWOT: 10
3.1.1 Nguồn gốc của mô hình SWOT: 10
3.1.2. Các yếu tố môi trường: cơ hội và đe dọa: 11
3.1.3. Yếu tố bên trong: điểm mạnh và điểm yếu: 12
3.1.4. Liên kết các yếu tố bên trong và các điều kiện bên ngoài: 14
3.1.5. Ưu, nhược điểm của việc phân tích ma trận SWOT: 19
3.2. Ma trận BCG (Boston Consulting Group): 20
3.2.1 Giới thiệu tổng quát: 20
3.2.2 Lựa chọn chiến lược: 23
3.2.3 Ứng dụng ma trận BCG vào thực tế 24
3.2.4 Ưu, nhược điểm của phương pháp tổ hợp kinh doanh BCG 25
KẾT LUẬN: 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-32567/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

oàn bộ hệ thống hoàn thành các mục tiêu chiến lược, kiểm tra đánh giá khâu tác nghiệp nhằm xác định thành tích của các cá nhân, bộ phận trong tổ chức.
Đặt ra những tiêu chuẩn để đánh giá
Đo lường kết quả thực hiện
So sánh kết quả thực hiện với tiêu chuẩn/ mục tiêu đã đề ra
Xác định nguyên nhân dẫn đến sự sai lệch
Tìm biện pháp khắc phục
3. CÁC CÔNG CỤ HOẠCH ĐỊNH:
3.1. Ma trận SWOT:
Mô hình phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào. Viết tắt của 4 chữ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ), SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một công ty hay của một đề án kinh doanh. SWOT không chỉ có ý nghĩa đối với doanh nghiệp trong việc hình thành chiến lược kinh doanh nội địa mà còn có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành chiến lược kinh doanh quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp. Một khi doanh nghiệp muốn phát triển, từng bước tạo lập uy tín, thương hiệu cho mình một cách chắc chắn và bền vững thì phân tích SWOT là một khâu không thể thiếu trong quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
3.1.1 Nguồn gốc của mô hình SWOT:
Vào những năm 1960 đến năm 1970, Viện Nghiên cứu Standford, Menlo Park, California đã tiến hành một cuộc khảo sát tại hơn 500 công ty có doanh thu cao nhất do Tạp chí Fortune bình chọn, nhằm mục đích tìm ra nguyên nhân vì sao nhiều công ty thất bại trong việc thực hiện kế hoạch. Nhóm nghiên cứu gồm các nhà kinh tế học Marion Dosher, Ts. Otis Benepe, Albert Humphrey, Robert F. Stewart và Birger Lie đã đưa ra "Mô hình phân tích SWOT" nhằm mục đích tìm hiểu quá trình lập kế hoạch của doanh nghiệp, tìm ra giải pháp giúp các nhà lãnh đạo đồng thuận và tiếp tục thực hiện việc hoạch định, thay đổi cung cách quản lý.
Nội dung phân tích SWOT là phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài mà doanh nghiệp phải đối mặt (các cơ hội-O và nguy cơ-T) cũng như các yếu tố thuộc môi trường nội bộ doanh nghiệp (các mặt mạnh-S và mặt yếu-W). Đây là một việc làm khó đòi hỏi nhiều thời gian, công sức, chi phí, khả năng thu nhập, phân tích và xử lý thông tin sao cho hiệu quả nhất.
3.1.2. Các yếu tố môi trường: cơ hội và đe dọa:
Doanh nghiệp xác định các cơ hội và nguy cơ thông qua phân tích dữ liệu về thay đổi trong các môi trường: vĩ mô, vi mô và môi trường ngành, bao gồm: kinh tế, tài chính, chính trị, pháp lý, xã hội và cạnh tranh ở các thị trường nơi doanh nghiệp đang hoạt động hay dự tính thâm nhập. Các cơ hội có thể bao gồm tiềm năng phát triển thị trường, khoảng trống thị trường, gần nguồn nguyên liệu hay nguồn nhân công rẻ và có tay nghề phù hợp. Các đe dọa đối với doanh nghiệp có thể là thị trường bị thu hẹp, cạnh tranh ngày càng khốc liệt, những thay đổi về chính sách có thể xảy ra, bất ổn về chính trị ở các thị trường chủ chốt hay sự phát triển công nghệ mới làm cho các phương tiện và dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp có nguy cơ trở nên lạc hậu.
Các cơ hội và nguy cơ được rút ra khi khảo sát môi trường bên ngoài có thể xảy ra trường hợp là có quá nhiều yếu tố cơ hội hay đe dọa được rút ra từ đây, chính điều này làm cho các nhà quản trị bị nhiễu trong quá trình phân tích và lựa chọn chiến lược. Vì vậy, các nhà quản trị cần xác định cho được đâu là các cơ hội và nguy cơ chủ yếu mà doanh nghiệp cần quan tâm trong quá trình hình thành chiến lược.
Cơ hội chủ yếu: là những cơ hội mà tích số giữa mức độ tác động đối với doanh nghiệp khi nó được tận dụng và xác suất mà doanh nghiệp có thể tranh thủ được cơ hội đó, đạt giá trị lớn nhất.
Nguy cơ chủ yếu: là những nguy cơ mà tích số giữa mức tác động khi nguy cơ xảy ra đối với doanh nghiệp và xác suất xảy ra của nguy cơ đó, đạt giá trị lớn nhất.
Ở đây cần lưu ý mấy vấn đề:
Cùng một sự kiện nhưng sự tác động ảnh hưởng của nó đến từng doanh nghiệp thì rất có thể khác nhau, điều này do đặc tính của từng ngành nghề kinh doanh và những mục tiêu chiến lược của từng doanh nghiệp quy định.
Có những biến cố mặc dù xác suất xảy ra rất nhỏ, những vì sự tác động của nó hết sức lớn khi xảy ra, thậm chí có thể làm doanh nghiệp phá sản. Ví dụ, vấn đề hỏa hoạn ở tổng kho xăng dầu, hay vấn đề bất ổn trong chính trị hay nguy cơ chiến tranh xảy ra. Trong những trường hợp này, vấn đề dự phòng cần được quan tâm trong chiến lược.
Cơ hội và nguy cơ là hai khái niệm khác nhau song nó thể chuyển hóa lẫn nhau. Điều đó có nghĩa là cơ hội có thể biến thành nguy cơ khi cơ hội đó không được công ty khai thác mà lại rơi vào tay của đối thủ cạnh tranh của công ty. Ví dụ, khi hãng có cơ hội mở quầy bán hàng tại một trung tâm bán hàng mới. Nếu hãng quyết định không theo đuổi cơ hội này mà đối thủ cạnh tranh lại mở được quầy bán hàng tại đây, thì như vậy cơ hội đã biến thành nguy cơ. Trường hợp ngược lại do hãng có những cố gắng trong việc giảm thiểu những nguy cơ để quyết định xâm nhập vào thị trường mới mà hãng đã tạo ra một cơ hội mở rộng sản xuất.
3.1.3. Yếu tố bên trong: điểm mạnh và điểm yếu:
Với việc phân tích môi trường nội bộ của doanh nghiệp, các mặt mạnh về tổ chức doanh nghiệp có thể là các kĩ năng, nguồn lực và những lợi thế mà doanh nghiệp có được trước các đối thủ cạnh tranh (năng lực chủ chốt của doanh nghiệp) như có nhiều nhà quản trị tài năng, có công nghệ vượt trội, thương hiệu nổi tiếng, có sẵn tiền mặt, doanh nghiệp có hình ảnh tốt trong mắt công chúng hay chiếm thị phần lớn trong các thị trường chủ chốt. Những mặt yếu của doanh nghiệp thể hiện ở những thiếu sót hay nhược điểm về kỹ năng, nguồn lực hay các yếu tố hạn chế năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Đó có thể là mạng lưới phân phối kém hiệu quả, quan hệ lao động không tốt, thiếu các nhà quản trị có kinh nghiệm quốc tế hay sản phẩm lạc hậu so với các đối thủ cạnh tranh…
Để góp phần phân biệt các yếu tố trong ma trận SWOT, sau đây là một số liệt kê minh họa các yếu tố liên quan đến từng nhóm trên:
Bảng 1:
Các điểm mạnh_S
Các điểm yếu_W
Sản phẩm có chi phí thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh
Hiệu suất của các hoạt động tồn kho thấp
Thiết kế độc đáo
Hiệu suất của việc bố trí mặt bằng sản xuất và thiết kế các bước công việc còn thấp
Tổ chức các hoạt động dịch vụ có hiệu quả.
Vấn đề nghiên cứu thị trường trong việc nhận dạng các nhu cầu và phân khúc khách hàng chưa quan tâm đúng mức.
Tiếp cận được các nguồn nguyên liệu giá rẻ, đảm bảo chất lượng.
Chất lượng của mối quan hệ làm việc giữa cán bộ của phòng nghiên cứu phát triển và cán bộ khác chưa tốt.
Hệ thống phân phối và bán hàng mạnh.
Môi trường làm việc chưa khuyến khích được sự sáng tạo và đổi mới.
Thực hiện tốt các quan hệ về chính trị và pháp lý.
Thủ tục mua sắm nhà xưởng, máy móc và nhà xưởng còn c...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status