Báo cáo Thực trạng công tác quản trị hành chính văn phòng tại trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Bình Dương - pdf 12

Download Báo cáo Thực trạng công tác quản trị hành chính văn phòng tại trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Bình Dương miễn phí



Việc quản lý và sử dụng con dấu trong công tác văn thư được thực hiện theo Nghị định số: 58/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24 tháng 8 năm 2001 về quản lý và sử dụng con dấu.
Con dấu của cơ quan được giao cho cán bộ văn thư trực tiếp quản lý và đóng dấu tại cơ quan. Cán bộ văn thư được giao giữ dấu và Lãnh đạo cơ quan trực tiếp chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng con dấu.
Không giao con dấu cho người khác khi chưa được phép của người có thẩm quyền. Phải tự tay đóng dấu vào các văn bản, giấy tờ của các cơ quan. Chỉ được đóng dấu vào các văn bản, giấy tờ sau khi đã có chữ ký của người có thẩm quyền. Không được đóng dấu khống chỉ hay đóng dấu trước khi ký.
Không mang dấu ra khỏi cơ quan. Trong trường hợp thật cần thiết do yêu cầu phải giải quyết công việc ở nơi xa trụ sở cơ quan khi được phép bằng văn bản của Lãnh đạo Trung tâm. Cán bộ có nhiệm vụ mang dấu ra ngoài và Lãnh đạo cơ quan trực tiếp phải chịu trách nhiệm về việc sử dụng con dấu trong thời gian mang ra khỏi cơ quan.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-32514/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ghị quyết mới, họp tổng kết, đánh giá tình hình hoạt động của năm qua, và đề ra phuơng hứơng năm tới.
Ngoài các cuộc họp định kỳ, họp giao ban thông thuờng thì cơ quan còn tổ chức cuộc họp đột xuất khi có một công việc đột xuất xảy ra, họp chi bô…….
Khi đã tìm hiểu mục đích của cuộc họp, chuyên viên hành chính phải thấy được tầm quan trọng cũng như vị trí của từng cuộc họp, để từ đó có kế hoạch và biện pháp tổ chức cho phù hợp.
Chuyên viên hành chính, căn cứ vào mục đích của cuộc họp, mà lập kế hoạch tổ chức, bố trí thời gian, địa điểm, chuẩn bị các thiết bị cho phù hợp, xác định thành phần tham dự, nội dung của cuộc họp, lên kế hoạch tổ chức thiết kế giấy mời, chuẩn bị văn bản, tài liệu phục vụ cho cuộc họp, phối hợp với các bộ phận khác, chuẩn bị cơ sở vật chất cho cuộc họp và cuối cùng là chuẩn bị kinh phí.
Ngoài ra còn có những vấn đề khác cần quan tâm như: chuẩn bị thư ký để ghi biên bản cho cuộc họp. Trong cuộc họp phải có nhân viên lễ tân để giải đáp những vấn đề, hướng dẫn đại biểu tham gia cuộc họp, kiểm tra sỉ số đối chiếu với danh sách đã được đề ra, giử đúng giờ giải lao. Sau cuộc họp, thông qua quyết định, nghị quyết văn bản cuộc họp theo yêu cầu của lãnh đạo. Hoàn thành văn kiện, cảm ơn, quà tặng, chiêu đãi, tiễn khách và thanh toán kinh phí với bộ phận tài chính. Liên hệ với các bộ phận chức năng để trao trả thiết bị phục vụ cho cuộc họp. Thu dọn hội trường, biên tập, soạn thảo một số thư từ, văn bản tài liệu theo yêu cầu của lãnh đạo trên tinh thần những nội dung đã được trao đổi thảo luận và nhất trí trong cuộc họp.
d) Xây dựng và tổ chức thực hiện các quy chế làm việc của cơ quan:
Lãnh đạo Trung tâm là người đúng đầu Trung tâm, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước Sở Khoa học và Công nghệ về toàn bộ công việc thuộc chức năng, thẩm quyền của mình, kể cả khi đã phân công hay ủy quyền cho các trưởng phòng giải quyết.
Trong chỉ đạo điều hành công việc, Lãnh đạo Trung tâm và trưởng phòng thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ thủ trưởng, đảm bảo tuân thủ trinh tự, thủ tục và thời hạn giải quyết công việc theo quy định của pháp luật, đồng thời phát huy tinh thần
chủ động, tính sáng tạo, phát huy năng lực và sở trường, ý thức trách nhiệm cá nhân của từng cán bộ, viên chức; bảo đảm trật tự, kỹ cương của cơ quan.
Lãnh đạo, nhân viên Trung tâm giải quyết công việc căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật và phải có chương trình, kế hoạch, lịch làm việc. Không tùy tiện thay đổi chương trình, kế hoạch, lịch làm việc trừ trường hợp đặc biệt.
Lãnh đạo, nhân viên Trung tâm phải đảm bảo sự thống nhất trong công tác chỉ đạo, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý; thực hiện chủ trưởng cải cách hành chánh không gây phiền hà đối với tổ chức, cá nhân có quan hệ công tác.
Các phòng có chức năng tham mưu, sản phẩm của công tác tham mưu là dự thảo các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, kiến nghị, đề xuất về giải pháp quản lý trình Lãnh đạo Trung tâm.
Trưởng phòng có trách nhiệm tổ chức, điều hành phòng thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Trung tâm về mọi công việc của phòng và những công việc được ủy quyền giải quyết.
e) Tổ chức, sắp xếp trang thiết bị máy móc, phương tiện làm việc trong phòng Kế hoạch – Tài chính:
Phòng Kế hoạch – Tài chính được trang bị đầy đủ các loại máy móc phương tiện làm việc gồm: Máy vi tính, máy fax, máy in, máy photocoppy, máy
điện thoại…. Tạo sự thuận lợi cho việc trao đổi giao tiếp và cập nhật thông tin hàng ngày, để hoàn thành công việc một cách nhanh chóng và gọn nhẹ.
Quy định khai thác, sử dụng các thiết bị không được dùng cho việc riêng tư như: dùng máy vi tính để đánh game, online….dùng điện thoại để trò chuyện tán ngẫu với bạ bè… mà chỉ được sử dụng để truy cập thông tin liên quan đến công việc, soạn thảo, in ấn giấy tờ, công văn và chỉ dùng điện thoại cho công việc chung của cơ quan.
Bố trí sắp xếp: Theo trình tự đặt kế bàn làm việc của Phó trưởng phòng một máy vi tính, một máy điên thoại và một máy in. bàn làm việc của phụ trách kế toán một máy vi tính và một máy in. bàn làm việc của kế toán tài chính – thủ quỹ một vi tính. bên cạnh bàn làm việc của bộ phận hành chính là máy vi tính, máy điện thoại - máy fax, máy photo coppy, để tiện lợi cho việc nghe điện thoại, in ấn giấy tờ, đánh máy trong cơ quan được nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi công việc trong phòng.
* Sơ đồ làm việc của phòng Kế hoạch – Tài chính:
Máy vi tính
Tủ hồ sơ
Máy vi tính
Tủ hồ sơ
Tủ hồ sơ
Máy in
Kế toán
Kế toán
Cửa
Máy photo
Máy fax -Điện thoại
Máy vi tính
Văn thư
Điện thoại
Máy vi tính
Máy in
Máy vi tính
Phó Trưởng phòng
Tủ hồ sơ
Tủ hồ sơ
Tủ hồ sơ
Tủ hồ sơ
II. CÔNG TÁC VĂN THƯ:
Công tác văn thư là hoạt động đảm bảo thông tin bằng văn bản phục vụ cho công tác quản lý , bao gồm toàn bộ các công việc về xây dựng và quản lý, giải quyết văn bản, hình thành trong văn bản cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các đơn vị lực lượng vũ trang (gọi chung là cơ quan).
1. Tổ chức- cán bộ văn thư của cơ quan:
Trong Trung tâm chỉ có 1 người chuyên về công tác văn thư.
Trình độ Cao Đẳng Cử nhân Thư ký văn phòng.
Có đầy đủ năng lực chuyên môn của một cán bộ văn thư.
2. Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác văn thư đã được ban hành:
a) Thông Tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của tổ chức Văn thư, Lưu trữ Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp, ngày 28/4/2010.
b) Quyết định về việc ban hành quy chế văn thư ngày 07 tháng 10 năm 2006.
3. Tình hình thực hiện các nghiệp vụ sau đây của công tác văn thư:
a) Soạn thảo, ban hành văn bản:
* Việc soạn thảo văn bản được quy định như sau:
Căn cứ vào công văn yêu cầu của cấp trên, các đơn vị trong và ngoài tỉnh yêu cầu của công việc của đơn vị mà người đứng đầu cơ quan giao cho đơn vị hay cá nhân soạn thảo hay chủ trì soạn thảo.
Trưởng, phó phòng chỉ định trực tiếp soạn thảo văn bản hay phân công cho cán bộ, nhân viên trong phòng mình trực tiếp soạn thảo văn bản theo yêu cầu.
Khi soạn thảo văn bản người soạn thảo văn bản phải có trách nhiệm kiểm tra hình thức, nội dung độ mật, độ khẩn của văn bản cần soạn thảo và tuân thủ theo đúng quy định, kỹ thuật trình bày văn bản.
* Thu thập và xử lý thông tin có liên quan:
Tiếp thu ý kiến và thu thập thông tin từ Lãnh đạo và tất cả các tài liệu có liên quan, sau đó tiến hành xử lý cho phù hợp với yêu cầu nội dung soạn thảo.
* Soạn thảo văn bản:
Sau khi đã thu thập đầy đủ thông tin cần thiết người soạn thảo tiến hành thực hiện công tác soạn thảo.
Việc soạn thảo văn bản phải đúng nội dung cấp trên yêu cầu và phải đúng thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản đã được quy định tại T...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status