Tư tưởng Đức Trị của Khổng Tử và vận dụng trong quản lý doanh nghiệp hiện nay - pdf 12

Link tải miễn phí luận văn

MỤC LỤC
Lời nói đầu. Trang
Chương I: Tư tưởng “Đức trịcủa Khổng tử
I. Tư tưởng “Đức trị” của Khổng Tử
1. Khổng Tử - Nhà quản lý xuất sắc
2. Khổng Tử - Nhà tư tưởng quản lý thuyết Đức trị.
2.1. Đạo nhân về quản lý
2.2. Khổng Tử với tầng lớp quản lý chuyên nghiệp
Chương II: Vận dụng trong quản lý doanh nghiệp hiện đại
I. Vận dụng trong thực tiễn
II. Những điểm lợi và hại của “Đức trị” trong quản lý.
III. Nhận xét



LỜI MỞ ĐẦU

Bước vào nền kinh tế thị trường một nền kinh tế nhiều thành phần đã tạo ra cho doanh nghiệp một vị thế mới, đem lại cho các doanh nghiệp rất nhiều cơ hội tốt song cũng không Ýt khó khăn nhất là trong quản lý doanh nghiệp. Việc quản lý tốt hay không luôn là vấn đề có ảnh hưởng tới sự tồn vong của một doanh nghiệp. Một câu hỏi đặt ra cho các nhà doanh nghiệp là: để quản lý tốt cần có những yếu tố nào? yếu tố kinh doanh yếu tố kinh doanh hiện đại hay yếu tố quản lý truyền thống. Quá trình phát triển các học thuyết quản lý trải qua hàng nghìn năm những gì tích luỹ của quá khứ là cho tương lai. Đặc biệt với phong thái quản lý phương Đông – mét phong thái gần gũi với Việt Nam vẫn đứng trong kinh doanh thời hiện đại. Nổi bật là các triết lý quản lý chính danh, vị đức, trung dung trong “đức trị” của Khổng Tử .
Nhằm mục đích tìm hiểu, giải thích những nội dung tư tưởng “đức trị” của Khổng Tử trong giai đoạn này còn đúng đắn hay đã lỗi thời. Em đã quyết định chọn đề tài: “Tư tưởng đức trị của Khổng Tử và vận dụng trong quản lý doanh nghiệp hiện nay”.
Hy vọng với những hiểu biết của mình em có thể tình bày được một cách cụ thể những đánh giá cũng như những suy nghĩ đặt ra của mình, góp phần làm rõ tư tưởng đó.






PHẦN NỘI DUNG
I.CÁC TƯ TƯỞNG “ĐỨC TRỊ” CỦA KHỔNG TỬ
1.Khổng Tử – Nhà quản lý xuất sắc
Khổng Tử là người nước Lỗ, thời Trung Hoa cổ đại sinh năm 557 TCN, mất năm 479 TCN, thọ 73 tuổi. Ông là một nhân vật có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nhiều quốc gia thời đại. Những tư tưởng của ông thể hiện một triết lý sâu sắc về quản lý dược xem như nền tảng văn hoá tinh thần, tạo môi trường thuận lợi cho sự nghiệp công nghiệp hoá ở những quốc gia theo mô hình “ổn định kỷ cương và phát triển” như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo.... Ông được UNESCO công nhận là danh nhân văn hoá thế giới.
Ở tổ quốc ông, Khổng học có lúc bị đánh giá là hệ tư tưởng bảo thủ “những người chịu trách nhiệm rất nhiều về sự trì trệ về mặt xã hội của Trung Quốc” sự đánh giá về Khổng tử rất khác nhau trước hết là vì những mập mờ của lịch sử. Ông sống cách chúng ta hai nghìn năm trăm năm và sau ông có rất nhiều học trò, môn phái phát triển hệ tư tưởng nho giáo theo nhiều hướng khác nhau có khi trái ngược với tư tưởng của thầy, vai trò của ông đã nhiều lần thăng giáng theo quan điển xu hướng chính trị.
Việc tách riêng từng khía cạnh trong cái tài năng đa dạng và thống nhất của ông đã tìm ra một Khổng tử lớn về triết học, chính trị học, đạo đức học và giáo dục học. Trong các lĩnh vực đó thật khó xác định đâu là dóng góp lớn nhất của ông. Có thể nhận định rằng, tầm vóc của Khổng Tử lớn hơn khía cạnh đó cộng lại và sẽ là khiếm khuyết nếu không nghiên cứu ông là một nhà quản lý. Nếu thống nhất với quan niệm nhà quản lý là nhà lãnh đạo của một tổ chức, là người “thực hiện công việc của mình thông qua những người khác” thì Khổng Tử đúng là người như vậy.


2.Tư tưởng quản lý thuyết “đức trị” của Khổng Tử
2.1.Đạo nhân về quản lý
Với vò trụ quan “thiên, địa,nhân - vạn vật nhất thể”, trời và người tương hợp, Khổng tử nhận thấy các sự vật của vạn vật tuân theo mét quy luật khách quan mà ông gọi là trời “mệnh trời”. Con người theo nho học “là cái đức của trời, sự giao hợp âm dương, sự hội tụ của quỷ thần, cái khí tinh tú của ngũ hành”. Con người sinh ra dều có bản chất Người (đức nhân) nhưng do trời phú khác nhau về năng lực, tài năng và hoàn cảnh sống (môi trường) khác nhau cho nên đã trở thành những nhân cách không giống nhau. Bằng sự học tập, tu dưỡng không ngừng, con người dần dần hoàn thiện bản chất của mình - trở thành người Nhân. Và những người hiền này có sứ mệnh giáo hoá xã hội, thực hiện nhân hoá mọi tầng lớp. Nhờ vậy xã hội trở nên có nhân nghĩa và thịnh trị. Học thuyết Nhân trị của Khổng Tử cũng là một học thuyết quản lý xã hội nhằm phát triển những phẩm chất tốt đẹp của con người, lãnh đạo - cai trị họ theo nguyên tắc đức trị: người trên noi theo, kẻ dưới tự giác tuân theo.
a) Về đạo Nhân:
“Nhân là yêu người” (Nhân giả ái nhân). Nhân là giúp đỡ người khác thành công: “Người nhân, mình muốn thành công thì cũng giúp người khác thành công. Biết từ bụng ta suy ra bụng người, đó là phương pháp thực hành của người nhân”. Nhưng Khổng Tử không nói đến tính nhân chung chung, ông coi đó như đức tính cơ bản của nhà quản lý: “Có thể làm được năm điều ở trong thiên hạ là nhân vậy, là cung, khoan, tín, mẫu, huệ. Cung thì không khinh nhờn, khoan thì được lòng người, tín thì người ta tin cậy được, mẫn thì có công, huệ đủ khiến được người”. Nói cách khác, người có Nhân luôn thành tâm làm đúng lễ nghĩa. Khổng Tử nâng tư tưởng Nhân lên thành đạo (nguyên tắc sống chung cho xã hội) vì là một nhà tư tưởng quản lý sâu sắc, ông thấy đó là nguyên tắc chung gắn kết giữa chủ thể và khách thể quản lý đạt hiệu quả xã hội cao “người quân tử học đạo thì yêu người, kẻ tiểu nhân học đạo thì dễ sai khiến”.
b)Nhân và Lễ
Nhân có thể đạt được qua Lễ, Lễ là hình thức biểu hiện qua Nhân, “khắc kỷ phục Lễ vi Nhân” tức là Ðp mình theo Lễ và Nhân. Người “Nhân” ra cửa phải như tiếp khách quý, trị dân phải như làm lễ lớn, điều gì mình không muốn làm cho mình thì không nên làm cho ai”. Thiếu nhân thì Lễ chỉ là hình thức, giả dối: “Người không có đức nhân thì Lễ mà làm gì”.

T0d0Uq2H26utmRy
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status