Tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở tỉnh Sơn La - Thực trạng và giải pháp - pdf 12

Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Thời đại ngày nay là thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lực lượng sản xuất mang tính xã hội hoá ngày càng cao, các lĩnh vực của đời sống xã hội đều rất phát triển như kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học- kỹ thuật…Sự phát triển đó đều xuất phát từ việc thoả mãn nhu cầu của con người, hay nói cách khác con người là trung tâm của sự phát triển xã hội. Trên thế giới hiện nay, phụ nữ chiếm gần nửa dân số, là một lực lượng lao động to lớn, góp phần rất quan trọng vào việc xây dựng gia đình và đất nước, thúc đẩy sự tiến bộ và phồn vinh trên trái đất. Tuy nhiên, chưa ở nước nào phụ nữ thực sự được hoàn toàn bình đẳng, chị em vẫn phải chịu nhiều thiệt thòi so với nam giới và ở nhiều nơi phụ nữ vẫn còn bị áp bức, bóc lột nặng nề.
Chính vì vậy, bình đẳng nam nữ một cách toàn diện, triệt để là lý tưởng mà nhân loại đã theo đuổi hàng nhiều thế kỷ. Đầu thế kỷ XIX, nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng Pháp S.Phuriê đã cho rằng: Trình độ giải phóng phụ nữ là thước đo trình độ phát triển của xã hội. Luận điểm này tiếp tục được khẳng định trong học thuyết Mác ngay từ khi nó ra đời và phát triển ở trình độ mới cao hơn trong các giai đoạn tiếp theo. Những quan điểm trên đã cổ vũ cho nhiều phong trào đấu tranh đòi quyền bình đẳng giữa nam và nữ, trở thành một trong những mục tiêu phấn đấu của nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới.
Phải nói rằng đây là một thực trạng đã và đang diễn ra mang tính toàn cầu, trong đó Việt Nam không phải là ngoại lệ. Bộ văn hoá, thể thao và du lịch Việt Nam đã chỉ ra một trong năm tồn tại yếu kém của ngành năm 2008, đó là: tình trạng bạo lực gia đình, bạo lực đối với người già, phụ nữ và trẻ em gây nhức nhối công luận (theo báo thể thao hàng ngày số ra ngày 25/12/2008).
Có thể nói vấn đề đấu tranh giải phóng cho phụ nữ là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng không những đối với xã hội mà nó còn là vấn đề bức xúc trong gia đình Việt Nam nói chung và gia đình ở tỉnh Sơn La nói riêng.
Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình có tốt thì xã hội mới ổn định và phát triển. Chính vì vậy, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì điều quan trọng nhất là phải thấy được vị trí, vai trò của gia đình và có những biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn những yếu tố trực tiếp tác động đến sự bền vững của gia đình. Trong đó bạo lực gia đình đối với phụ nữ là một nội dung quan trọng mà chủ nghĩa xã hội cần quan tâm nghiên cứu. Đặc biệt, ở Việt Nam, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, vấn đề này phải được quan tâm, nghiên cứu để đưa ra giải pháp khắc phục triệt để tận gốc rễ sâu xa của nó. Phải đi vào nghiên cứu thực trạng ở từng cơ sở, địa phương, để đưa ra giải pháp phù hợp với đặc điểm của từng địa phương.
Sơn La là một tỉnh miền núi phía Bắc với 12 dân tộc anh em cùng chung sống. Hiện nay, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ở đây ngày càng được nâng cao nhưng mặt bằng dân trí vẫn còn thấp và phát triển không đều. Nhiều quan niệm, tư tưởng phong kiến, nhất là tư tưởng “trọng nam khinh nữ” vẫn chưa được xoá bỏ. Họ vẫn phải chịu thiệt thòi cả về mặt vật chất lẫn tinh thần, vẫn phải chịu sự bất bình đẳng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và trong gia đình. Đặc biệt là tình trạng bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ đang gây nhiều bức xúc trong tỉnh Sơn La. Với những lý do nêu trên, tui đã chọn đề tài: “Tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở tỉnh Sơn La - Thực trạng và giải pháp” làm khoá luận tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu vấn đề
Bạo lực gia đình đối với phụ nữ là một biểu hiện của bất bình đẳng giới và với tính chất là một sự sai lệch chuẩn mực xã hội. Vì thế, nó đã thu hút được nhiều nhà khoa học, xã hội học, phụ nữ học trên thế giới quan tâm nghiên cứu từ những năm 60 của thế kỷ XX.

1. Lý do chọn đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu vấn đề 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4
5. Phương pháp nghiên cứu 4
6. Kết cấu của đề tài 5
CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN CƠ BẢN VỀ BẠO LỰC ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TRONG GIA ĐÌNH 6
1.1. Một số khái niệm 6
1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về bình đẳng giới 12
1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giải phóng phụ nữ và thực hiện nam nữ bình đẳng 16
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BẠO LỰC TRONG GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ( 2005 - 2010) 20
2.1. Khái quát về địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La 20
2.2. Thực trạng bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ trên địa bàn tỉnh Sơn La 23
2.3. Hậu quả và nguyên nhân của tình trạng bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ trên địa bàn tỉnh Sơn La 35
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG BẠO LỰC TRONG GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ Ở TỈNH SƠN LA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 43
3.1. Phương hướng nhằm ngăn chặn bạo lực gia đình đối với phụ nữ 43
3.2. Những giải pháp và kiến nghị nhằm ngăn chặn bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ ở tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay 46
KẾT LUẬN 56
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

7XKnj9M1r0NV692
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status