Pháp gia và tư tưởng Pháp gia trong nghiệp trị quốc của Tần Thuỷ Hoàng - pdf 12

Download Đề tài Pháp gia và tư tưởng Pháp gia trong nghiệp trị quốc của Tần Thuỷ Hoàng miễn phí



MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC 1
PHẦN I : GIỚI THIỆU CHUNG 2
1. Lý do chọn đề tài 2
2. Nội dung nghiên cứu 2
3. Phương pháp nghiên cứu 2
4. Đóng góp 2
PHẦN II : NỘI DUNG 3
I. Tư tưởng Pháp gia của Hàn Phi Tử 3
I.1 Cơ sở xã hội và sự hoàn thiện của tư tưởng pháp gia trong giai đoạn Hàn Phi Tử (280? - 233 TCN)3
I.1.1 Cơ sở xã hội của tư tưởng Pháp gia - Hàn Phi Tử 3
I.1.2. Sự hoàn thiện của tư tưởng Pháp gia trong giai đoạn Hàn Phi Tử 4
I.2 Nội dung cơ bản của Pháp Gia - Hàn Phi Tử 4
I. 2.1. Pháp 5
I.2.2 Thế 5
I.2.3. Thuật 6
II: Tư tưởng Pháp gia trong nghiệp trị quốc của Tần Thuỷ Hoàng. 8
II.1 Tần Thuỷ Hoàng Đế (246 - 209 TCN) 8
II.2 Thời đại mới với nhiều thay đổi - cần đến một quan niệm quốc trị mới.9
II.3 Tần Thuỷ Hoàng với triết lý Pháp gia trong nghiệp trị quốc. 10
II. 3.1. Trọng tài dụng người, thâu tóm lục quốc 10
II.3.2. Xây dựng một nhà nước tập quy ền trung ương 12
II.3.3 Thực hiện, củng cố chế độ trung ương tập quyền 14
PHẦN III: ĐÁNH GIÁ - KẾT LUẬN 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 19


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-34172/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

uật, sau có “thế” là để đề cao việc cai trị của người cầm quyền, cụ thể là sự cai
trị của Vua. Đến Hàn Phi Tử ông đề ra “thuật” là đề cao thủ thuật trị nước của Vua.
Hàn Phi Tử thống nhất cả ba nhóm tư tưởng đó, và tư tưởng pháp gia của ông được
thực hiện thịnh nhất vào thời Tần Thuỷ Hoàng Doanh Chính.
I.2.1. Pháp :
Hàn Phi Tử cho rằng, Pháp là luật lệ là những quy tắc, những quy định, được
đề ra để cho mọi người trong xã hội biết mà làm theo, khi đó xã hội sẽ được ổn định
và đi vào trật tự, nó điều chỉnh xã hội từ loạn mà trở nên thái bình. Do vậy, ông nói
“hình pháp là cái gốc của thiên hạ, nó ngăn ngừa việc bạo ngược, làm cho con người
ta biết ghét bỏ điều ác, ngăn những việc ác chưa xảy ra. Hiểu một cách rộng hơn
“Pháp” là thay mặt cho một thể chế, một chế độ chính trị.
“Pháp” thực sự là căn cứ khách quan, là tiêu chuẩn đặt rõ phải trái, tốt xấu mà
không bị ảnh hưởng và chi phối bởi tâm lí con người. Thông qua “Pháp”, con người
biết được vai trò bổn phận của mình, biết được những điều nên làm và không nên
làm. Bên cạnh đó, nên vì vốn bản tính là tránh hại cầu lợi “Pháp” đặt ra là luôn luôn
trị được số đông, có thưởng có phạt, khích lệ con người làm theo pháp luật.
Hàn Phi Tử còn đặt ra, thi hành “pháp” thì phải nghiêm minh, không được
dùng tự tư cá nhân, không được tự tư tự lợi, không được tuỳ tiện, tự động thay đổi
“pháp”. Không phân biệt đẳng cấp khi luận tội, và thưởng phạt phải công bằng,
nghiêm minh.
Ta nhận thấy một điều rằng pháp là do nhà vua đề ra, và như thế luật pháp còn
thấp hơn cả vị thế nhà vua.
I.2.2. Thế .
Hàn Phi Tử cho rằng thế là địa vị, là thế lực và quyền uy của người đứng đầu
chính thể, mà cụ thể là địa vị, quyền uy và thế lực của Vua.
Thế là một hệ quả tất yếu khi mà đã đề ra “Pháp”. Có pháp rồi thì phải có
quyền uy có thế lực để ban bố và cho Pháp được thực hiện đúng.
Pháp gia và tư tưởng Pháp gia trong nghiệp trị quốc của Tần Thuỷ Hoàng
6
Ông cho rằng thế còn có thể thay thế quyền lực của thánh quyền, thay thế cho
bậc thánh nhân (bậc thánh nhân là quan điểm của Nho giáo). Như vậy Hàn Phi Tử
coi trọng pháp luật hơn đạo đức.
I.2.3. Thuật.
Ngoài “pháp” và “thế” thì rất cần đến thuật. Thuật chính là những phương
pháp những thủ thuật, là mưu lược để điều khiển và giải quyết công việc, là phương
pháp cách thức dùng người khiến người ta thi hành triệt để pháp luật, khiến cho
người ta tận trung tận lực.
Thuật bao gồm ba mặt : “bổ nhiệm”, “khảo hạch” và “thưởng phạt”. “Thuật”
“bổ nhiệm” là phương pháp chọn quan lại : chỉ căn cứ vào tài năng, không cần đến
đức hạnh dòng dõi. Thuật “khảo hạnh” và “thưởng phạt” là căn cứ theo trách nhiệm
để kiêm tra hiệu quả công tác, làm tốt thì thưởng rất hậu, làm không tốt thì phạt rất
nặng.
Thuật không ban bố như Pháp, “thế” “thuật” là của riêng nhà vua. Pháp để trị
dân do quan nắm giữ, còn thuật là để trị quan và chỉ mình vua nắm giữ.
Hàn Phi Tử cho rằng vua phải luôn luôn có “thuật”, và thuật phải luôn di cùng
“pháp”, cùng “thế”. Khi đó vua sẽ có bề tui tận trung, cótài và tận lực. Và vua thì
không được chia sẻ quyền lực với ai, không được tin ai, không yêu riêng ai, không
ghét riêng ai, không được để bề tui khinh nhờn, và đặc biệt không được sùng bái quỉ
thần… nếu làm ngược lại, thì thuật bị lộ và không cai trị được nước, được dân.
Đối với văn hoá Thế Giới nói chung và văn hoá Trung Quốc nói riêng, tư
tưởng triết học Pháp gia của Hàn Phi Từ là một sản phẩm lịch sử vô cùng vĩ đại. Về
mặt chính trị, nó là công trình quan trọng nhất của chính trị học Trung Hoa, và là một
trong những công trình đầu tiên của chính trị học Thế Giới. Về mặt tư tưởng nó xác
định trường phái Pháp gia, là một trong bốn trường phái lớn nhất của tư tưởng Trung
Quốc (Nho gia - Mặc gia - Lão gia - Pháp gia).
Khi tìm hiểu về Pháp gia, một tác phẩm của cách đây hơn 2300 năm, ta chợt
giật mình bởi tính thời sự của nó. Ta cảm tưởng rằng tác giả là người hiện nay, nói
với ngôn ngữ và cách lí luận hôm nay về các quan hệ giữa người với người hôm nay,
không chỉ ở Trung Hoa mà ở cả thế giới, trong đó ta bắt buộc phải thừa nhận rằng
con người viết ra nó thực sự là một thiên tài toàn diện, một đầu óc lỗi lạc nhất của
Trung Hoa và của loài người, con người Trung Hoa đầu tiên dám nhìn thẳng vào sự
Pháp gia và tư tưởng Pháp gia trong nghiệp trị quốc của Tần Thuỷ Hoàng
7
thật với tất cả cái tàn nhẫn của nó, để tìm cách đưa đến một cuộc sống yên ổn cho
dân thường trong khuôn khổ thời đại quân chủ.
Ta nhận thấy rằng, phái Pháp gia chủ trương dùng pháp luật để trị nước là vô
cùng đúng đắn. Nhờ vậy, nước Tần đã trở nên hùng mạnh và thống nhất được Trung
Quốc. Nhưng mặt khác, phái này quá nhấn mạnh biện pháp trừng phạt nặng nề, phủ
nhận đạo đức, tình cảm, thủ tiêu văn hoá giáo dục là đi ngược với sự phát triển của
văn minh và làm cho mâu thuẫn xã hội thêm gay gắt.
Tần Thuỷ Hoàng là người đầu tiên thực hiện Pháp trị của Hàn Phi Tử, chủ
trương cai trị bằng pháp chế, đã mang lại cho Tần Thuỷ Hoàng những thành công to
lớn trong việc cai trị Đát Nước : thâu tóm lục quốc, thu giang sơn về một mối, xây
dựng và phát triển một nhà nước tập quyền trung ương đầu tiên của Trung Quốc.
Song cũng bởi chính sách cai trị khắc nghiệt mà Nhà Tần đoản mệnh chỉ tồn tại được
trong 15 năm, và Tần Thuỷ Hoàng bị coi là một hôn quân, bạo chúa.
Pháp gia và tư tưởng Pháp gia trong nghiệp trị quốc của Tần Thuỷ Hoàng
8
II. TƯ TƯỞNG PHÁPGIA TRONG NGHIỆP TRỊ QUỐC CỦA
TẦN THUỶ HOÀNG.
II.1. TẦN THUỶ HOÀNG ĐẾ(246 - 209TCN).
Tần Thuỷ Hoàng đế (246 - 209 TCN) là con của Trang Tương Vương nước
Tần, ông họ Doanh tên Chính. Do cha Trang Tương Vương làm con tin của nước
Tần ở nước Triệu, Trang Tương Vương đã lấy người thiếp của Lã Bất Vi là Triệu Cơ
nên Tần Thuỷ Hoàng đã được sinh tại Hàm Đan vào tháng giêng năm thứ 48 đời Tần
Chiêu Vương.
Sau khi trở về nước, Trang Tương Vương được phong vua và Doanh Chính
được phong làm Thái tử. Năm 147 TCN, Tần Trang Vương chết và Thái tử Doanh
Chính lên ngôi Hoàng đế năm 13 tuổi, song mọi quyền lực đều tập trung ở trong tay
tướng quốc Lã Bất Vi. Năm 233-TCN là năm thứ 9 vương triều Tần, Doanh Chính
đã 22 tuổi, lúc đó mới thực sự cầm quyền điều hành Đất Nước. Năm sau Doanh
Chính bãi miễn chức tướng quốc Lã Bất Vi, thế vị trí đó là Lý Tư và tập trung quyền
lực vào tay mình. Tần Doanh Chính bắt đầu sự nghiệp trị quốc của mình
Ngay từ lúc còn nhỏ, Doanh Chính đã được tiếp thu những tư tưởng trị nước
của Nho gia, Mặc gia và Đạo gia, Doanh Chính đã có tư tưởng cởi mở và biết trọng
những kiến nghị của tri thức đương thời. Đây là một nguồn tri thức cho sự nghiệp
Quốc trị của Tần Thuỷ Hoàng...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status