Tiểu luận Hoàn thiện quy định của Luật hôn nhân và gia đình về điều kiện kết hôn - pdf 12

Download Tiểu luận Hoàn thiện quy định của Luật hôn nhân và gia đình về điều kiện kết hôn miễn phí

Đề bài: Hoàn thiện quy định của Luật HN&GĐ về điều kiện kết hôn

BÀI LÀM

I. Mở đầu
Gia đình là tế bào của xã hội. Chức năng tái sản xuất ra con người là chức năng quan trọng nhất của gia đình để xã hội con người tiếp tục tồn tại và phát triển. Khởi nguồn để hình thành nên một gia đình là việc xác lập mối quan hệ hôn nhân giữa hai người nam và nữ. Khi Nhà nước quản lý và điều chỉnh quan hệ hôn nhân thì việc nam nữ tạo lập gia đình trở thành sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ vợ chồng, sự kiện này thể hiện dưới một khái niệm gọi là kết hôn.
Xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng của gia đình, trong mỗi giai đoạn Cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm lớn đối với vấn đề gia đình và có chủ trương để thể chế hóa bằng pháp luật, đường lối, chính sách của Đảng. Trong từng thời kì phát triển của lịch sử, pháp luật hôn nhân và gia đình của Nhà nước ta ngày càng được củng cố và hoàn thiện. Kế thừa và phát triển Luật hôn nhân và gia đình năm 1986, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã quy định tương đối đầy đủ các vấn đề về hôn nhân và gia đình. Các quy định trong Luật hôn nhân và gia đình đã phần nào phản ánh được thực trạng quan hệ xã hội thuộc lĩnh vực hôn nhân và gia đình, góp phần tích cực trong việc xây dựng, củng cố gia đình Việt Nam.Tuy nhiên, Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự đổi mới tích cực trong đời sống kinh tế, xã hội đã làm cho các quan hệ hôn nhân và gia đình có những thay đổi sâu sắc, chịu nhiều tác động tiêu cực lẫn tích cực.
Xét về mặt lý luận, nếu xem gia đình là nền tảng của xã hội, thì điều kiện kết hôn chính là yếu tố pháp lý cơ sở để xây dựng nền tảng này. Điều kiện kết hôn được quy định trong pháp luật, và nó cũng chịu tác động bởi sự chuyển mình của nền kinh tế. Do đó, khi xã hội có sự biến đổi, và khi pháp luật đã bộc lộ những thiếu sót nhất định thì việc điều chỉnh pháp luật về điều kiện kết hôn là điều vô cùng cần thiết. Có điều chỉnh kịp thời, chủ động, phù hợp với thực tiễn khách quan, thì những quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và Luật hôn nhân và gia đình nói chung mới có tính khả thi, mới có giá trị thực tế, giúp cho việc quản lý xã hội của Nhà nước bằng pháp luật được thực hiện.
II. Hoàn thiện quy định của Luật hôn nhân và gia đình về điều kiện kết hôn
1. Những quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn
Điều kiện kết hôn theo pháp luật quy định được ghi nhận ở Điều 7 và Điều 10 của Luật hôn nhân và gia đình (Luật HN&GĐ) năm 2000
Điều 9 Luật hôn nhân và Gia đình năm 2000 có quy định về các điều kiện kết hôn như sau :
“ Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
1. Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên;
2. Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hay cản trở;
3. Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn quy định tại Điều 10 của Luật này.”
Các trường hợp bị cấm kết hôn theo Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình là các trường hợp sau :
“1. Người đang có vợ hay có chồng;
2. Người mất năng lực hành vi dân sự;
3. Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
4. Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
5. Giữa những người cùng giới tính.”

2. Những hạn chế của pháp luật về điều kiện kết hôn
a. Điều kiện kết hôn được quy định trong Điều 9 Luật hôn nhân và gia đình
Điều kiện về tuổi kết hôn : Theo quy định về khoản 1 Điều 9 luật HN&GĐ năm 2000, tuổi kết hôn là “nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên”. Theo quy định này thì “không bắt buộc nam phải đủ từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổI trở lên mới được kết hôn; do đó nam đã bước sang tuổi hai mươi, nữ đã bước sang tuổi mười tám mà kết hôn là không vi phạm điều kiện về độ tuổi kết hôn” (mục 1 điểm a Nghị quyết số 02/2000/NQ-HDTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật HN&GĐ năm 2000). Ví dụ: chị Nguyễn Thị A sinh ngày 26/3/1983 thì đến ngày 26/3/2000 chị A tròn 17 tuổI. Từ sau ngày 26/3/2000 coi như chị A bước sang tuổi mười tám và được phép kết hôn.
Luật HN&GĐ quy định độ tuổi kết hôn tối thiểu như vậy là phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của con người, phù hợp với thực tiễn đời sống HN&GĐ của xã hội Việt Nam. Quy định này thể hiện sự quan tâm của Nhà nước ta đối với sức khỏe của nam và nữ, đảm bảo cho nam nữ có thể đảm đương được trách nhiệm của mình đối với gia đình, đồng thời còn đảm bảo cho con cái sinh ra được khỏe mạnh về thể lực lẫn trí tuệ.Tuy nhiên, cách quy định độ tuổi kết hôn như hiện nay đã dẫn tới những cách tính tuổi không thống nhất trong thực tiễn xét xử. Trên thực tế có hai cách tính tuổi:
+ Một là tính theo tuổi tròn: nghĩa là khi đủ 12 tháng mới được tính là một tuổi, căn cứ vào ngày, tháng, năm sinh ghi trong giấy tờ hộ tịch để tính.
+ Hai là tính tuổi theo ngày đầu năm dương lịch: nghĩa là chỉ căn cứ vào năm sinh, cứ qua ngày 1 tháng 1 đầu năm dương lịch được tính thêm một tuổi.
Lâu nay các cơ quan hộ tịch ở nước ta thường hiểu theo cách thứ nhất. Trong khi đó, Nghị quyết số 02/2000NQ-HĐTP ngày 23-12-2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật HN&GĐ năm 2000 quy định như sau “ nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên không bắt buộc nam phải từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ phải từ đủ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn”. Bên cạnh đó, theo quy định tại Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2005, nếu nữ chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên, khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người thay mặt theo pháp luật đồng ý (Điều 20). Người vợ 17 tuổi 1 ngày theo Luật HN&GĐ có các quyền và nghĩa vụ về tài sản như quyền có tài sản riêng, quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng...Nhưng theo BLDS thì người vợ này vẫn là chưa thành niên khi thực hiện các quyền về tài sản của mình. Khi họ xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự phải được sự đồng ý của cha mẹ là người thay mặt theo pháp luật (Điều 22 BLDS 2005). Pháp luật mới chỉ đề cập đến năng lực pháp luật mà chưa đề cập đến năng lực hành vi của người vợ 17 tuổi 1 ngày này. Mặt khác, quy định về tuổi trong Luật HN&GĐ sẽ mâu thuẫn với với Bộ luật hình sự năm 1999 về tội tảo hôn ( Điều 148 ). Vì vậy, luật HN&GĐ cần xem xét lại việc quy định độ tuổi kết hôn này cho phù hợp, tránh những vấn đề phức tạp xảy ra trong việc sở hữu và quản lý tài sản trong hôn nhân.


7M1IM6727a6rzXC
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status