Tiểu luận Quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường ở Việt Nam - pdf 13

Download Tiểu luận Quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường ở Việt Nam miễn phí



Mục lục
Lời mở đầu. 1
I. Các lý luận chung : 2
1. Khái niệm “phát triển kinh tế” : 2
2. Thuật ngữ “Môi trường” và “bảo vệ môi trường” : 2
II. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế : 5
1. Thứ nhất, môi trường không những chỉ cung cấp “đầu vào” mà còn chứa đựng “đầu ra” cho các quá trình sản xuất và đời sống 6
2. Thứ hai, môi trường liên quan đến tính ổn định và bền vững của sự phát triển kinh tế - xã hội 7
3. Thứ ba, môi trường có liên quan tới tương lai của đất nước, dân tộc 7
III. Thực trạng về công tác bảo vệ môi trường của nước trong quá triình phát triển kinh tế hiện nay : 8
1. Chất lượng môi trường tại các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất : 9
2. Chất lượng môi trường tại khu vực đô thị : 10
3. Ô nhiễm từ biến động cơ cấu sử dụng đất : 12
4. Bảo vệ môi trường không đi đôi với phát triển kinh tế : 12
5. Những bất cập của Luật bảo vệ môi trường : 12
IV. Một số giải pháp nhắm hạn chế những tác động bất lợi của quá trình phát triển kinh tế đến môi trường : 13
1. Giái pháp quy hoạch : 14
2. Giải pháp quản lý : 15
3. Giải pháp công nghệ : 16
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-34396/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ùng nông thôn giảm tương đối so với tỷ trọng vùng thàn thị, tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp tăng, đặc biệt là ngành dịch vụ. Cuộc sống của đại bộ phận dân số trong xã hội sẽ trở nên tươi đẹp hơn; giáo dục, y tế, tinh thần của người dân được chăm lo nhiều hơn, môi trường được đảm bảo. Phát trển kinh tế đòi hỏi mở cửa nền kinh tế, do đó mà trình độ tư duy quan điểm sẽ thay đổi.
Phát triển kinh tế là một quá trình tiến hoá theo thời gian và do những nhân tố nội tại (bên trong) quyết định đến toàn bộ quá trình phát triển đó.
Thuật ngữ “Môi trường” và “bảo vệ môi trường” :
Môi trường :
Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. (theo điều 1 luật bảo vệ môi trường VN)
Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội…
Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên mà chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người. Ví dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè, nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường,… các điều lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm với những quy định không thành văn, chỉ truyền miệng nhưng vẫn được công nhận, thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với luật pháp, nghị định, thông tư, quy định.
Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển.
Các chức năng của môi trường :
Môi trường có những chức năng cơ bản sau :
Thứ nhất, môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật.
Thứ hai, môi trường cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người.
Thứ ba, môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình.
Thứ tư, môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên trái đất.
Thứ năm, môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người . Bởi vì môi trường cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến hoá của vật chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hoá của loài người ; lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gien, các loài động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp và cảnh quan có giá trị thẩm mỹ, tôn giáo và văn hoá khác ; cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tính chất báo động sớm các nguy hiểm đối với con người và sinh vật sống trên trái đất như các phản ứng sinh lý của cơ thể sống trước khi xẩy ra các tai biến thiên nhiên và hiện tượng thiên nhiên đặc biệt như bão, động đất, v.v..
Con người luôn cần một khoảng không gian dành cho nhà ở, sản xuất lương thực và tái tạo môi trường. Con người có thể gia tăng không gian sống cần thiết cho mình bằng việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của các loại không gian khác như khai hoang, phá rừng, cải tạo các vùng đất và nước mới. Việc khai thác quá mức không gian và các dạng tài nguyên thiên nhiên có thể làm cho chất lượng không gian sống mất đi khả năng tự phục hồi. Do đó, việc bảo vệ môi trường là vấn đề quan trọng, cấp thiết.
Bảo vệ môi trường :
Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Nhà nước bảo vệ lợi ích quốc gia về tài nguyên và môi trường, thống nhất quản lý bảo vệ môi trường trong cả nước, có chính sách đầu tư, bảo vệ môi trường, có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ, phổ biến kiến thức khoa học và pháp luật về bảo vệ môi trường. Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam ghi rõ trong Điều 6: "Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân. Tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường, thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường, có quyền và có trách nhiệm phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường".
Để bảo vệ môi trường, chúng ta phải : không đốt phá rừng, khai thác khoáng sản một cách bừa bãi, gây huỷ hoại môi trường, làm mất cân bằng sinh thái ; không thải khói, bụi, khí độc, mùi hôi thối gây hại vào không khí, không phát phóng xạ, bức xạ quá giới hạn cho phép vào môi trường xung quanh ; không thải dầu, mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ quá giới hạn cho phép, các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn độc hại và gây dịch bệnh vào nguồn nước ; không chôn vùi, thải vào đất các chất độc hại quá giới hạn cho phép ; không khai thác, kinh doanh các loại thực vật, động vật quý hiếm trong danh mục quy định của Chính phủ ; không nhập khẩu công nghệ, thiết bị không đáp ứng tiêu chuẩn môi trường, nhập khẩu, xuất khẩu chất thải ; không sử dụng các phương pháp, phương tiện, công cụ huỷ diệt hàng loạt trong khai thác, đánh bắt các nguồn động vật, thực vật.
Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế :
Môi trường và phát triển kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ, khăng khít. Phát triển kinh tế xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hoá. Mà môi trường cung cấp nguyên liệu và không gian cho sản xuất xã hội. Sự giàu cùng kiệt của mỗi nước phụ thuộc khá nhiều vào nguồn tài nguyên : Rất nhiều quốc gia phát triển chỉ trên cơ sở khai thác tài nguyên để xuất khẩu đổi lấy ngoại tệ, thiết bị công nghệ hiện đại,... Có thể nói, tài nguyên nói riêng và môi trường tự nhiên nói chung (trong đó có cả tài nguyên) có vai trò quyết định đối với sự phát triển bền vững về kinh tế ở mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương vì:
Thứ nhất, môi trường không những chỉ cung cấp “đầu vào” mà còn chứa đựng “đầu ra” cho các quá trình sản xuất và đời sống
Hoạt động sản xuất là một quá trình bắt đầu từ việc sử dụng nguyên, nhiên liệu, vật tư, thiết bị máy móc, đất đai, cơ sở vật chất kỹ thuật khác, sức lao động của con người để tạo ra sản phẩm hàng hoá. Những dạng vật chất trên không phải gì khác, mà chính là các yếu tố môi trường.
Các hoạt động sống cũng vậy, con người ta cũng cần có không khí để thở, cần có nhà để ở, cần có phương tiện để đi lại, cần có chỗ vui chơi giải trí, học tập nâng cao hiểu biết... Những cái đó không gì khác là các yêu tố môi trường.
Như vậy chính các yếu tố môi trường (yếu tố vật chất kể trên - kể cả sức lao động) l...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status