Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững đất nước - pdf 13

Link tải luận văn miễn phí cho ae

Phần I: Những lí luận về phát triển bền vững 2
I. Định nghĩa về phát triển bền vững 2
II.Hậu quả của sự phát triển kinh tế đối với phát triển bền vững 3
1. Tăng trưởng kinh tế quá nhanh làm cho lạm phát tăng, bất bình đẳng xã hội tăng 3
2. Tăng trưởng kinh tế làm kiệt quệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái bị huỷ hoại 3
Phần II: Thành tựu đạt được và những hạn chế phát triển bền vững ở nước ta 5
I. Quan điểm chỉ đạo 5
II.Thành tựu và những hạn chế của phát triển bền vững ở nước ta 6
1.Thành tựu đạt được của phát triển bền vững ở nước ta 6
1.1. Nền kinh tế nước ta đã liên tục tăng trưởng với tốc độ khá cao và tương đối ổn định 6
1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội theo hướng CNH, HĐH, từng bước hội nhập vào sự phân công của nền kinh tế khu vực và thế giới . 7
1.3 Tăng trưởng và phát triển kinh tế đã đưa đến nâng cao trình độ và chất lượng sống của các tầng lớp dân cư. 7
1.4 Tăng trưởng và phát triển kinh tế đi đôi với giải quyết việc làm, gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội. 8
2. Những hạn chế 8
2.1 Tăng trưởng kinh tế vẫn chưa vững chắc: 8
2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa đồng đều, chưa phát huy thế mạnh từng ngành, từng sản phẩm. 9
2.3. Tăng trưởng kinh tế nhanh làm ô nhiễm môi trường 9
Phần III: Giải pháp phát triển bền vững ở nước ta 10
1. Về kinh tế 10
1.1. Ngành công nghiệp 10
1.2. Ngành nông nghiệp 11
1.3. Ngành thương mại và dịch vụ 13
2. Tăng cường bảo vệ tài nguyên môi trường, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường. 13
3. Phát triển xã hội: 14
C. KẾT LUẬN 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Mục tiêu tổng quát của kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2006-2010 của Việt Nam là “đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được bước chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất văn hoá, tinh thần của nhân dân. Đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2010. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia. Nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.”
Muốn nước ta đứng vững trên con đường phát triển thì cần hiểu về phát triển bền vững.Vì vậy trong khuôn khổ bài viết, em xin trình bày về “thực trạng và giải pháp phát triển bền vững đất nước”. Từ đó đưa ra những thành tựu, hạn chế và giải pháp khắc phục.
Em xin chân thành Thank thầy giáo TS. ĐOÀN QUANG THỌ đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành bài tiểu luận này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do thời gian và thông tin có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được thầy giáo chỉ bảo.







B. NỘI DUNG
Phần I: Những lí luận về phát triển bền vững
I. Định nghĩa về phát triển bền vững
Định nghĩa : Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại của con người nhưng không tổn hại tới sự thoả mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai.
Phát triển bền vững đang là bài toán khó và là thách thức cho mọi quốc gia, nhất là trong điều kiện toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế,việc ựa chọn con đường, biện pháp và thể chế, chính sách đảm bảo phát triển bền vững luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi người trong bước đường phát triển.
Các nguyên tắc xây dựng một xã hội phát triển bền vững(theo Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc đã đề ra 9 nguyên tắc:
+) Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng.
+) Cải thiện chất lượng cuộc sống của con người.
+) Bảo vệ sức sống và tính đa dạng của Trái đất.
+) Quản lý những nguồn tài nguyên không tái tạo được.
+) Tôn trọng khả năng chịu đựng được của Trái đất.
+) Thay đổi tập tục và thói quen cá nhân.
+) Ðể cho các cộng đồng tự quản lý môi trường của mình.
+) Tạo ra một khuôn mẫu quốc gia thống nhất, thuận lợi cho việc phát triển và bảo vệ.


Gk65MCI6R220yps


Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status