Tổng hợp các phương pháp giải nhanh bài toán Hóa học - pdf 13

Link tải miễn phí sổ tay

CáC PHƯƠNG PHáP GiúP giải nhanh
bài toán hóa họC
“ Phương pháp là thầy của các thầy ” ( Talley Rand )
Các em thân mến !!!
Với hình thức thi trắc nghiệm như hiện nay,trong khoảng thời gian tương đối ngắn(
trung bình 1,5ph/câu ) các em phải giải quyết một số lượng câu hỏi và bài tập tương đối lớn,
trong đó bài tập toán hóa chiếm một tỉ lệ không nhỏ. Số liệu thống kê từ kỳ thi tuyển sinh
ĐH,CĐ vừa qua cho thấy bài tập toán hóa chiếm khoảng 50% tổng số câu trắc nghiệm của đề
thi. Do đó việc tìm ra các phương pháp giúp giải nhanh bài toán hóa học có một ý nghĩa hết
sức quan trọng. Trên cơ sở đó cuốn sách “ Các phương pháp giúp giải nhanh bài toán trắc
nghiệm hóa học’’ ra đời nhằm giúp các em có thể ôn tập và tập dợt trước khi bước vào kỳ thi
tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2008. Trong mỗi bài toán thầy phân tích và giải theo hai phương
pháp: phương pháp thông thường và phương pháp giải nhanh để các em thấy được ưu điểm của
việc áp dụng các phương pháp giải nhanh để giải bài toán hóa.
Đồng thời thầy đã xây dựng 100 bài toán vô cơ và hữu cơ có thể giải nhanh làm câu
TNKQ nhiều lựa chọn để các em luyện tập thêm.
Cũng trong khuôn khổ cuốn sách này thầy cũng đề xuất một số nguyên tắc và vận dụng
tính qui luật trong quá trình áp dụng các phương pháp giải nhanh vào việc giải bài toán hóa
học.
Thầy xin chúc các em học thật tốt, đạt được những kết quả cao trong những kỳ thi sắp tới
để không phụ công mong đợi của gia đình và bạn bè các em.Sau cùng xin các em hãy nhớ
rằng: “Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng” và “nhân tài là
99% lao động mồ hôi và nước mắt, chỉ có 1% tư chất bẩm sinh”
Mọi thắc mắc của các em xin liên hệ thầy hay có thể gặp trực tiếp bằng cách gọi vào số
Book.Key.To – .k GV : é? Xuõn Hung
2.1. Một số phương pháp có thể giải nhanh bài toán hóa học
2.1.1. Dựa vào định luật bảo toàn nguyên tố và bảo toàn khối lượng.
* Hệ quả 1: Trong các phản ứng hóa học, tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng
bằng tổng khối lượng các sản phẩm tạo thành.
PƯHH: A+ B ? C + D
Thì mA + mB = mC + mD
* Hệ quả 2: Gọi mT là tổng khối lượng các chất trước phản ứng
Gọi mS là tổng khối lượng các chất sau phản ứng thì dù cho phản ứng xảy
ra vừa đủ hay có chất dư ta vẫn mS
= mT.
Hệ quả 3: Khi cation kim loại kết hợp với anion phi kim để tạo ra các hợp chất (như
oxit, hiđroxit, muối) thì ta luôn có:
Khối lượng hợp chất = khối lượng kim loại + khối lượng gốc phi kim .
Hệ quả 4: Khi cation kim loại thay đổi, anion để sinh ra hợp chất mới sự chênh lệch
khối lượng giữa hai hợp chất bằng sự chênh lệch về khối lượng giữa các cation.
Đối với các bài toán hữu cơ cũng sử dụng định luật BTKL trong quá trình giải một số
bài toán, ngoài ra còn sử dụng bảo toàn nguyên tố trong bài toán đốt cháy.
- Khi đốt cháy 1 hợp chất A thì:
222 00 O()OH()COtrong(o nnn ? ? đốt cháy)

=>
222 000 O()OH()CO(
mmm ? ? đốt cháy)

Giả sử khi đốt cháy hợp chất hữu cơ A (chứa C, H, O)
A + O2 ? CO2
+ H2O
mA + OHCOO 222
mmm ??
mA = mC + mH + mO
Trên cơ sở nội dung và các hệ quả của các định luật trên, thầy tiến hành xây dựng một
số bài toán giải nhanh để làm câu TNKQ nhiều lựa chọn đồng thời phân tích, so sánh việc áp
dụng định luật vào giải các bài toán với cách giải thông thường( phương pháp đại số đặt ẩn).
Ví dụ 1: Cho 24,4g hỗn hợp Na2CO3, K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2
. Sau
phản ứng thu được 39,4g kết tủa. Lọc tách kết tủa, cô cạn dung dịch thu được m(g) muối
clorua. Vậy m có giá trị là:
A - 2,66g B - 22,6g C - 26,6g D - 6,26g
* Cách giải thông thường: Các em tiến hành viết PTHH, đặt ẩn số tính khối lượng của
từng muối sau đó tính tổng khối lương.


9b4Ya9R5g13ljy0
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status