Bộ đề thi tuyển sinh Cao đẳng khối B môn Sinh học năm 2007 - pdf 13

Download Bộ đề thi tuyển sinh Cao đẳng khối B môn Sinh học năm 2007 miễn phí



Câu 22:Sựphân hóa khảnăng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thểlà mặt chủyếu
của
A. quá trình đột biến. B. quá trình chọn lọc tựnhiên.
C. các cơchếcách li. D. quá trình giao phối.
Câu 23:Quá trình đột biến là nhân tốtiến hoá vì đột biến
A. làm cho sinh vật thích nghi với môi trường sống.
B. không gây hại cho quần thể.
C. làm biến đổi tần sốtương đối các alen trong quần thể.
D. làm cho sinh vật biến đổi theo hướng xác định.
Câu 24:Tếbào sinh dưỡng của thểngũbội (5n) chứa bộnhiễm sắc thể(NST), trong đó
A. một cặp NST nào đó có 5 chiếc.
B. một sốcặp NST mà mỗi cặp đều có 5 chiếc.
C. tất cảcác cặp NST mà mỗi cặp đều có 5 chiếc.
D. bộNST lưỡng bội được tăng lên 5 lần.
Câu 25:Bệnh chỉgặp ởnam mà không có ởnữlà bệnh
A. Claiphentơ. B. Đao.
C. Hồng cầu hình liềm. D. Máu khó đông.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-33505/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Trang 1/5 - Mã đề thi 194
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 05 trang)
ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2007
Môn thi: SINH HỌC, Khối B
Thời gian làm bài: 90 phút.
Mã đề thi 194
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:............................................................................
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (43 câu, từ câu 1 đến câu 43):
Câu 1: Thể dị bội (thể lệch bội) là thể có
A. tất cả các cặp NST tương đồng trong tất cả các tế bào sinh dưỡng của cơ thể đều tăng lên hay
giảm đi.
B. một số gen trong một số tế bào sinh dưỡng của cơ thể bị đột biến.
C. số lượng nhiễm sắc thể (NST) ở một hay một số cặp NST tương đồng nào đó trong tất cả các
tế bào sinh dưỡng của cơ thể tăng lên hay giảm đi.
D. một số NST trong một số tế bào sinh dưỡng bị đột biến cấu trúc.
Câu 2: ADN tái tổ hợp trong kỹ thuật cấy gen là
A. ADN thể ăn khuẩn tổ hợp với ADN của sinh vật khác.
B. ADN của thể truyền đã ghép (nối) với gen cần lấy của sinh vật khác.
C. ADN plasmit tổ hợp với ADN của sinh vật khác.
D. ADN của sinh vật này tổ hợp với ADN của sinh vật khác.
Câu 3: Cônsixin gây đột biến đa bội vì trong quá trình phân bào nó cản trở
A. màng tế bào phân chia.
B. nhiễm sắc thể tập trung trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
C. sự hình thành thoi vô sắc.
D. việc tách tâm động của các nhiễm sắc thể kép.
Câu 4: Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi thành phần nuclêôtit của gen?
A. Thay thế cặp A-T bằng cặp G-X. B. Mất một cặp nuclêôtit.
C. Thêm một cặp nuclêôtit. D. Đảo vị trí các cặp nuclêôtit.
Câu 5: Trong tự nhiên, con đường hình thành loài nhanh nhất là con đường
A. lai xa và đa bội hoá. B. sinh thái.
C. địa lí. D. lai khác dòng.
Câu 6: Đacuyn giải thích sự hình thành đặc điểm thích nghi màu xanh lục ở các loài sâu ăn lá là do
A. quần thể sâu ăn lá xuất hiện những biến dị màu xanh lục được chọn lọc tự nhiên giữ lại.
B. quần thể sâu ăn lá đa hình về kiểu gen và kiểu hình, chọn lọc tự nhiên đã tiến hành chọn lọc
theo những hướng khác nhau.
C. sâu ăn lá đã bị ảnh hưởng bởi màu sắc của lá cây có màu xanh lục.
D. chọn lọc tự nhiên đã đào thải những cá thể mang biến dị có màu sắc khác màu xanh lục, tích lũy
những cá thể mang biến dị màu xanh lục.
Câu 7: Nhân tố tạo nên nguồn biến dị thứ cấp cho quá trình tiến hoá là
A. quá trình giao phối. B. quá trình chọn lọc tự nhiên.
C. các yếu tố ngẫu nhiên. D. quá trình đột biến.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng về thể đột biến?
A. Thể đột biến là cơ thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình.
B. Thể đột biến là cơ thể mang đột biến nhưng chưa biểu hiện ra kiểu hình.
C. Thể đột biến là cơ thể mang đột biến nhưng không bao giờ biểu hiện ra kiểu hình.
D. Thể đột biến là cơ thể mang biến dị tổ hợp được biểu hiện ra kiểu hình.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây về sự biểu hiện kiểu hình của đột biến gen là đúng?
A. Đột biến gen lặn không biểu hiện được.
B. Đột biến gen trội biểu hiện khi ở thể đồng hợp hay dị hợp.
C. Đột biến gen lặn chỉ biểu hiện khi ở thể dị hợp.
D. Đột biến gen trội chỉ biểu hiện khi ở thể đồng hợp.
Trang 2/5 - Mã đề thi 194
Câu 10: Nhân tố qui định chiều hướng tiến hoá của sinh giới là
A. quá trình đột biến. B. cơ chế cách ly.
C. quá trình chọn lọc tự nhiên. D. quá trình giao phối.
Câu 11: Dạng cách ly nào đánh dấu sự hình thành loài mới?
A. Cách ly sinh sản và cách ly di truyền. B. Cách ly sinh thái.
C. Cách ly địa lý và cách ly sinh thái. D. Cách ly địa lý.
Câu 12: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (NST) gây hậu quả nghiêm trọng nhất cho cơ thể là
A. mất một đoạn lớn NST. B. lặp đoạn NST.
C. đảo đoạn NST. D. chuyển đoạn nhỏ NST.
Câu 13: Để phân biệt hai loài vi khuẩn, người ta vận dụng tiêu chuẩn nào sau đây là chủ yếu?
A. Tiêu chuẩn hình thái. B. Tiêu chuẩn địa lý.
C. Tiêu chuẩn di truyền. D. Tiêu chuẩn hoá sinh.
Câu 14: Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn qua nhiều thế hệ thường gây hiện tượng thoái hoá
giống vì
A. thể đồng hợp giảm, thể dị hợp tăng trong đó các gen lặn có hại được biểu hiện.
B. thể dị hợp giảm, thể đồng hợp tăng trong đó các gen lặn có hại được biểu hiện.
C. các gen tồn tại ở trạng thái đồng hợp trội nên gen lặn có hại không biểu hiện.
D. các gen tồn tại ở trạng thái dị hợp nên gen lặn có hại không biểu hiện.
Câu 15: Trình tự các khâu của kỹ thuật cấy gen là
A. cắt và nối ADN của tế bào cho và ADN plasmít ở những điểm xác định, tạo ADN tái tổ hợp -
tách ADN của tế bào cho và plasmit ra khỏi tế bào - chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
B. tách ADN của tế bào cho và plasmit ra khỏi tế bào - cắt và nối ADN của tế bào cho và ADN
plasmít ở những điểm xác định, tạo ADN tái tổ hợp - chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
C. chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận - tách ADN của tế bào cho và plasmit ra khỏi tế bào -
cắt và nối ADN của tế bào cho và ADN plasmít ở những điểm xác định, tạo ADN tái tổ hợp.
D. cắt và nối ADN của tế bào cho và ADN plasmít ở những điểm xác định, tạo ADN tái tổ hợp -
chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận - tách ADN của tế bào cho và plasmit ra khỏi tế bào.
Câu 16: Tần số đột biến ở một gen phụ thuộc vào
1. số lượng gen có trong kiểu gen.
2. đặc điểm cấu trúc của gen.
3. cường độ, liều lượng, loại tác nhân gây đột biến.
4. sức chống chịu của cơ thể dưới tác động của môi trường.
Phương án đúng là
A. (2), (3). B. (1), (2). C. (2), (4). D. (3), (4).
Câu 17: Ở một loài thực vật, khi cho cây tứ bội có kiểu gen AAaa giao phấn với cây tứ bội có kiểu
gen Aaaa; các cây này giảm phân đều cho giao tử 2n. Số kiểu tổ hợp tạo ra từ phép lai trên là
A. 36. B. 16. C. 6. D. 12.
Câu 18: Hình thành loài mới bằng con đường địa lý thường gặp ở
A. thực vật, không gặp ở động vật. B. tất cả các loài sinh vật.
C. động vật, không gặp ở thực vật. D. thực vật và động vật ít di động.
Câu 19: Trong kỹ thuật cấy gen, việc ghép (nối) đoạn ADN của tế bào cho vào ADN plasmit nhờ
enzim
A. ADN restrictaza. B. ARN pôlimeraza C. ADN pôlimeraza. D. ADN ligaza.
Câu 20: Thế hệ xuất phát của một quần thể thực vật có kiểu gen Bb. Sau 4 thế hệ tự thụ phấn, tính
theo lý thuyết thì tỷ lệ thể dị hợp (Bb) trong quần thể đó là
A. 1/4. B. (1/2)4. C. 1/8. D. 1- (1/2)4.
Câu 21: Ở cây hoa liên hình (Primula sinensis), màu sắc hoa được quy định bởi một cặp gen. Cây
hoa màu đỏ thuần chủng (kiểu gen RR) trồng ở nhiệt độ 35oC cho hoa màu trắng, đời sau của cây hoa
màu trắng này trồng ở 20oC thì lại cho hoa màu đỏ; còn cây hoa màu trắng thuần chủng (rr) trồng ở
nhiệt độ 35oC hay 20oC đều cho hoa màu trắng. Điều này chứng tỏ ở cây hoa liên hình
A. màu hoa phụ thuộc hoàn toàn vào nhiệt độ.
B. màu hoa phụ thuộc hoàn toàn vào kiểu gen.
C. tính trạng màu hoa không chỉ do gen qui định mà còn chịu ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường.
D. gen R qui định hoa màu đỏ đã đột biến thàn...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status