Đề án Hiệp định thương mại Việt Mỹ, Cơ hội và thách thức đối với hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ - pdf 13

Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỤC LỤC Trang
Lời nói đầu 1
Nội dung 2
Chương 1: Những quy định pháp lý đối với việc nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ 2
1. Những cơ quan liên quan tới hoạt động xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ 2
2. Luật điều tiết nhập khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ 3
2.1 Quy định chung hiệp định đa sợi - MFA 3
2.2 Quy định hệ thống hạn ngạch hàng dệt may hk 4
2.3 Các loại thuế đánh vào hàng dệt may nhập khẩu 5
3. Quy chế về nhãn mác hàng dệt may 6
4. Quy định xuất sứ hàng dệt may 7
Chương 2 : Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ trong thời gian qua 8
1. Thực trạng ngành dệt may Hoa Kỳ 8
2. Đánh giá chung về vị trí xuất khẩu hàng dệt may trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu nói chung của Việt Nam trong những năm qua và trong thời gian tới 9
3. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ trước khi hiệp định Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực 11
4. Tác động của hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tới hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ 12
5. Đánh giá ảnh hưởng của hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đối với các Doanh nghiệp dệt may Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ 14
5.1 Cơ hội của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam 14
5.1.1 Cơ hội được tiếp cận thị trường lớn và hấp dẫn nhất 14
5.1.2 Cơ hội thu hút vốn đầu tư phát triển ngành công nghiệp dệt may 16
5.1.3 Cơ hội việc làm, nâng cao chất lượng lao động 17
5.2 Thách thức của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam 18
5.2.1 Về tiêu chuẩn chất lượng hàng dệt may Việt Nam 18
5.2.2 Cạnh tranh khốc liệt tại thị trường Mỹ 20
5.2.3 Quan hệ thương mại trở nên phức tạp 22
Chương 3: Đánh giá chung, triển vọng phát triển và một số giải pháp chiến lược 24
1. Đánh giá chung về triển vọng phát triển 24
2. Giải pháp chiến lược 27
Kết luận 30
Tài liệu tham khảo 31
Mục lục 33

Dệt may được xem là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế nước ta (giá trị xuất khẩu đừng thứ hai sau dầu thô). Trong những năm qua (đặc biệt là từ năm 1995) mặc dù kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt nam liên tục tăng trưởng mạnh, song những khó khăn thách thức còn nhiều. Do vậy để dạt được mục tiêu xuất khẩu theo quy hoạch tổng thể của ngành dệt may Việt nam đến năm 2005 khoảng 4 tỉ USD cả năm 2010 là khoảng 7 tỉ USD đòi hỏi ngành phải duy trì và đạt được mức tăng trưởng liên tục 14%/năm.
Hiệp định thương mại Việt nam-Hoa kỳ có hiệu lực, hàng hoá xuất khẩu Việt nam sang Mỹ sẽ được hưởng quy chế thương mại bình thường (NTR). Đó là một điều kiện thuận lợi cho ngành dệt may phát triển. Tuy nhiên là thách thức không nhỏ đối với việc xuất khẩu hàng dệt may Việt nam sang thị trường Hoa kỳ. Dó là những vấn đề cấp bách đòi hỏi chúng ta phải xem xét kỹ lưỡng những cơ hội và thách thức cho hàng dệt may Việt nam khi xâm nhập vào thị trường Hoa kỳ mà hiệp định thương mại Việt nam-Hoa kỳ mang lại.
Xuất phát rừ những vấn đề lý luận trên và những kiến thức đã được học, em quyết định chọn đề tài " Hiệp định thương mại Việt – Mỹ. Cơ hội và thách thức đối với hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ" để nghiên cứu. Em xin trân thành Thank Cô giáo: Th.S. Trần Thị Thạch Liên, Giảng viên bộ môn Kinh tế và Quản lý Công nghiệp, Khoa QTKD, trường ĐH KTQD đã giúp đỡ em hoàn thành đề án này. Dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng vẫn không tránh khỏi sai sót, em rất mong nhận được những đóng góp quí báu của Cô và bạn đọc.





Nội dung
Chương 1 : Những qui định pháp lý đối với việc xuất khẩu hàng dệt may của Hoa kỳ.
1. Những cơ quan liên quan tới hoạt động xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ.
Khi hiệp định thương mại Việt nam-Hoa kỳ có hiệu lực, hàng xuất khẩu của Việt nam sang Mỹ sẽ được hưởng quy chế thương mại bình thường. Tuy nhiên trong hiệp định cũng quy định rằng dệt may sẽ bị hạn chế bằng kim ngạch. Hiệp định về hàng dệt may giữa Việt nam-Hoa kỳ trong đó sẽ xác định các định mức xuất khẩu hàng dệt may từ Việt nam sang Hoa kỳ.
Hiệp định về hàng dệt may được ký kết thì những vấn đề cơ bản cho việc xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ cần tuân theo là: tuân thủ các quy định về hạn ngạch và visa, nộp các bản kê khai về xuất xứ hàng hoá, tuân thủ các quy định về hoá đơn nhập, các quy định về nhãn mác hàng hóa, tuân theo các quy định về dễ cháy. Các sản phẩm không đáp ứng được các quy định của Chính phủ Hoa kỳ sẽ bị giữ lại và có thể bị phạt hay tịch thu.
- Chính sách thương mại về hàng dệt may của Mỹ do một bộ phận chuyên trách của Chính phủ đảm nhiệm ban hành có tên viết tắt là USTR (Tổng thống và thay mặt thương mại Mỹ US President and US Trade Presidentative). Mặc dù tổng thống là người có quyền ban hành và phê chuẩn chính sách thương mại những USTR là cơ quan đứng đầu trong việc trình tổng thống những vấn đề có liên quan tới thương mại quốc tế. Chẳng hạn trưởng đoàn đàm phán Mỹ đã dẫn dắt việc ký kết hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ vào tháng 7 năm 2000 vừa qua là ngài đại sứ Barshevsky.
- Uỷ ban về thực thi các hiệp định dệt may của Mỹ-CITA (The US Commitive for the Implemetation of Textile Agreements). Cơ quan này thực hiện các chương trình nhập khẩu thường nhật của Mỹ. Đây là một cơ quan chuyên ngành bao gồm: thay mặt của USTR chịu trách nhiệm về đàm phán và chính sách thương mại; văn phòng Chính phủ Mỹ – US Department of State – giải quyết các vần đề ngoại giao nói chung; Bộ thương mại Mỹ – US Dapartment of State – giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi thương mại, tác động của thương mại đến sự bền vững của nền kinh tế cũng như mức độ cạnh tranh giữa các ngành của Mỹ; kho bạc – US Department of Treasury – lên quan tới các vấn đề tự do thương mại; Bộ lao động – US Department of Labor – giải quyết các vấn đề lao động trong nước và các chính sách thương mại liên quan tới quyền này.
- Phòng thương mại dệt may - OTEXA (US Departmentof Commerce Office of Textile and Apparel) là cơ quan trung tâm chịu trách nhiệm về điều tiết thương mại và kiểm soát chủng loại hàng dệt may của quốc gia có quan hệ thương mại với Mỹ.
- Quốc hội Mỹ – US Congress – ban hành cách vấn đề pháp lý liên quan đến thương mại. Các thành viên của ban này thường từ các Bang sản xuất nhiều sản phẩm dệt may và họ đưa ra các đề xuất cho một chính sách thương mại phù hợp.
- Uỷ ban Hải quan Mỹ – US Customs Service – chịu trách nhiệm điều tiết dòng vật lý của hàng dệt may và thu thuế nhãn mác, và các điều kiện nguồn gốc cũng như kiểm nghiệm tiêu chuẩn chống cháy của sản phẩm.
- Uỷ ban đảm bảo an toàn sản phẩm cho người tiêu dùng (CPSC – US Cosumer Product Safety Comimisson) chịu trách nhiệm quản lý hàng nhập khẩu và kiểm tra xem có phù hợp với các điều kiện chống cháy FFA.
- Hội đồng thương mại liên bang FTC – Federal Trande Commisson - quản lỹ những vấn đề liên quan đến nhãn hiệu hàng len dạ ( WPLA – Wool Product Labeling Act).

2. Luật điều tiết nhập khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ.
2.1 Quy định chung của hiệp định đa sợi-MFA (multi-Fibex arrangement)
Hoa kỳ là thành viên của tổ chức thương mại Thế giới (WTO), có tham gia hiệp định đa sợi –MFA nên hàng dệt may vào Hoa kỳ phải tuân thủ theo những nguyên tắc chung của MFA. Vì thế khi đưa hàng dệt may vào thị trường Hoa kỳ cần nắm được quy định quan trọng sau đây:
Hiệp định cho phép mỗi thành viên của MFA được xây dựng những thoả thuận song phương giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu hàng dệt may. Các nước được đơn phương định đoạt các biện pháp khi thấy rằng thị trường dệt may của mình bị phương hại. hiệp định còm cho phép dùng hạn ngạch để hạn chế số lượng hàng dệt may nhập khẩu vào quốc gia mình. Hạn ngạch này sẽ dược xoá bỏ vào năm 2006 giữa các thành viên hiệp định đa sợi.

2.2. Quy định hệ thống hạn ngạch hàng dệt may Hoa kỳ.
Tính đến năm 1998 Hoa kỳ đã ký hiệp định song phương với 45 nước, trong đó có 37 nước là thành viên của WTO và hiệp định này được xây dưng trên cơ sở thương lượng với thời hạn có hiệu lực từ 3-6 năm. Về cơ bản, mức quota nhập khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa kỳ sẽ được xác định dựa trên cơ sở giá trị hay khối lượng hàng dệt may đã được đưa vào Hoa kỳ tại thời điểm đàm phán. Nếu khối lượng hàng dệt đưa vào Hoa kỳ đạt 100.000tá sản phẩm thì Hải quan của Hoa kỳ bắt đầu theo dõi và khi khối lượng nâng đến 200.000tá sản phẩm thì Chính phủ Hoa kỳ sẽ chính thức đề nghị đàm phán để xác định hạn ngạch nhập khẩu. Như vậy, để Việt nam có thể nhận được hạn ngạch nhập khẩu lớn thì trong 1-2 năm đầu kể từ khi hiệp định có hiệu lực các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm dệt may phải nỗ lực tối đa để đưa khối lượng hàng hoá lớn sang thị trường này. Trên thực tế ở Mỹ khi đã thoả thuận các hiệp định về hàng dệt may song phương thì không áp dụng hạn ngạch. Tuy nhiên Chính phủ Mỹ có quyền đơn phương áp đặt hạn ngạch trong những trường hợp nhất định.
Có hai loại hạn ngạch:
Hạn ngạch tuyệt đối- Absolute quota. áp dụng cho một lượng hàng hoá nhất định được nhập khẩu vào Mỹ trong một giai đoạn nhất định. Mỹ áp dung hạn ngạch tuỳ theo từng Quốc gia. Trong trường hợp nhập khẩu qua hạn ngạch thì phần vượt quá sẽ được giữ lại trong kho ngoại quan và chờ cho tới gia hạn ngạch trong thời gian tới hay phải được huỷ bỏ dưới sự chứng kiến của hải quan. Thông thường các hiệp định thương mại có xu thế mở rộng hạn ngạch. Hạn ngạch thuế là áp dụng một mức thuế ưu đãi cho một lượng nhất định các sản phẩm dệt may nhập khẩu vào Mỹ. Trong thời gian có hiệu lực của hạn ngạch, người ta không giới hạn lượng hàng nhập khẩu nhưng vượt quá số lượng cho phép trong hạn ngạch sẽ chịu một mức thuế cao hơn. Giấy phép nhập khẩu hàng dệt (visa liciense hàng dệt) là việc các quốc gia xuất khẩu hàng vào Mỹ phải xác nhập trên hoá đơn hay giấy phép xuất khẩu về hàng hoá của mình. Điều này được sử dụng để hạn chế việc hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ không xác định rõ chủ sở hữu. Visa có thể áp dụng cho hàng có hạn ngạch hay không có hạn ngạch. Tuỳ vào nước xuất khẩu mà hàng hoá có hạn ngạch sẽ được áp dung đồng thời với visa hay không. Có visa cũng không phải là điều kiện đủ để hàng hoá có thể vào thị trường Mỹ.
Trong trường hợp hết hạn ngạch thì mặc dù hàng có visa vẫn phải chờ cho tới khi hạn ngạch được mở tiếp ELVIS- Electronic Visa information System là hệ thốnng quản lý visa bằng điện tử của dịch vụ hải quan Mỹ với các sản phẩm dệt nhất định xuất khẩu sang Mỹ.

2.3. Các loại thuế đánh vào hàng dệt may nhập khẩu.
Các loại thuế đánh vào hàng dệt may nhập khẩu được quy định trong bảng thuế HTS (Hamonized Taiff System) của Mỹ. HTS phân loại hàng hoá thành mã 6 chữ số.
Bảng thuế xuất nhập khẩu của Hoa kỳ được chia thành 2 cột thuế suất: Cột 1 áp dụng đối với những nước đã được nhận chế độ tối huệ quốc-MFN. Cột này được chia thành 2 cột thuế suất phổ thông áp dụng đối với các nước được hưởng MFN đơn thuần và cột thuế suất ưu đãi hơn áp dụng đối với các nước được áp dụng MFN đồng thời lại được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập-GSP; cột 2 áp dụng đối với các nước chưa được hưởng chế độ MFN. Thuế suất tại cột này thường cao hơn rất nhiều so với cột 1 vì nó được quy định từ năm 1930 tại đạo luật thuế nhập khẩu Smooth-Hawley nhằm bảo hộ ở mức cao sản xuất trong nước.
Định giá tính thuế nhập khẩu hàng hoá-Nguyên tắc chung là đánh thuế theo giá giao dịch, nhưng giá giao dịch ở đây không phải là giá trên hoá đơn mà phải cộng nhiều chi phí khác như: tiền đóng gói, tiền hoa hồng cho trung gian (nếu người mua phải trả), tiền máy móc thiết bị của các nhà nhập khẩu mua cấp cho nhà sản xuất để giúp đỡ nhà sản xuất làm ra được món hàng cần đặt, tiền lệ phí bản quyền, tiền thưởng thêm cho người bán (nếu có)… Ngoài ra giá giao dịch để đánh thuế không tính phí vận chuyển và phí bảo hiểm lô hàng. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp không nhập khẩuác định được giá giao dịch hay Hải quan Hoa kỳ không chấp nhận giá giao dịch để xác định thuế thì khi đó Hải quan Hoa kỳ sẽ phải dùng các nguyên tắc định giá khác như: định giá theo món hàng giống hệt tương tự; tính suy ngược (lấy giá bán lẻ trên thị trường trừ đi các chi phí để tính giá nhập khẩu; xác định giá thành (tính các chi phí để sản xuất ra món hàng để auy ra giá gần với giá nhập khẩu).

mgxYZvQ5sEEjYWb
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status