Tài liệu ôn thi Triết học - pdf 13

Download Tài liệu ôn thi Triết học miễn phí



Câu 8: Thực chất của cuộc cách mạng trong triết học do các Mác và ăngghen thực hiện, V. I. Lê nin phát triển
* Thực chất của cuộc cách mạng trong triết học do các Mác và ăngghen thực hiện.
Triết học Mác lênin là sự kế thừa có phê phán và chọn lọc những tư tưởng triết học của nhân loại trong quá trình lịch sử . đồng thời sự ra đời của triết hoc Mác lênin là một bước ngoặc vĩ đại trong sự phát triển tư tưởng triết học của nhân loại. triết học mác có những cái mới về chất so với các hệ thống triết học trước đó.
+ Mác và angghen đó phát triển chủ nghĩa duy vật lên hình thức cao của nó là chủ nghĩa duy vật biện chứng và phát triển phép biện chứng lên hình thức cao là phép biện chứng duy vật. nếu trước đây, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng tách rời nhau, chủ nghĩa duy vật thì siêu hình còn phép biện chứng là duy tâm, thì sau khi triết học mới ra đời, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng kết hợp với nhau thành một thể thống nhất.
+ Việc sáng lập ra chủ nghĩa duy vật lịch sử là biểu hiện quan trọng nhất của bước ngoặc cách mạng trong triết học do mác và angghen thưc hiện. trước mác , các nhà triết học đều không tách khỏi duy tâm khi giảỉ thích các hiện tượng xã hội. họ đều cho rằng tinh thần, tư tưởng là yếu tố quyết định trong lịch sử. mác và angghen đó vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng vào đời sống xã hội. vạch ra những quy luật khách quan của sự phát triển xã hội không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. chính vì thế triết học Mac và chủ nghĩa duy vật cân đối hoàn chỉnh và triệt để.nó bao quát cả tự nhiên xh và tư duy.
+ Triết học mác –lênin không chỉ giải thích thế giới mà vấn đề quan trọng là cải tạo thế giới. mác viết “các nhà triết học đó chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, vấn đề là cải tạo thế giới”.
+ Triết học mac lênin có sự thống nhất giữa tính cách mạng và tính khoa học.

Xét về nguồn gốc xa xưa nhất của chủ nghĩa hiện sinh, người ta nói đến Xôcrat, Ôguytxtanh. Đặc biệt là B. Patxcan. Những ông tổ của chủ nghĩa hiện sinh: Ph. Nitsơ, E. Hutxéc.
Chủ nghĩa hiện sinh chia làm hai nhánh: Chủ nghĩa hiện sinh hữu thần (tôn giáo) và chủ nghĩa hiện sinh vô thần.
Chủ nghĩa hiện sinh tôn giáo có S. Kierkegaard, K. Jaspers, G. Marcel. Chủ nghĩa hiện sinh vô thần có M. Heidegger, J.P. Sartre, A. Camus.
b- Những luận điểm cơ bản của Chủ nghĩa hiện sinh
Chủ nghĩa hiện sinh có nhiều đại biểu với những quan điểm khác nhau, nhưng nhìn chung họ nhấn mạnh sự hiện hữu của cá nhân cụ thể, và do đó nhấn mạnh tính chủ quan, tự do cá nhân và sự lựa chọn của cá nhân.
Những chủ đề chính của chủ nghĩa hiện sinh.
+ Về vấn đề tồn tại: Chủ nghĩa hiện sinh không phủ nhận tồn tại khách quan của thế giới, nhưng theo họ tồn tại tự nó không là cái gì cả. Sartre chia tồn tại thành hai miền: tồn tại trong nó và tồn tại cho nó.
Tồn tại trong nó, tức tồn tại tự nó chỉ đơn thuần là sự có mặt ở đó, như viên sỏi, như cái rễ cây hạt dẻ kia. Tồn tại tự nó thì dày đặc, không có ý thức về chính nó và về thế giới chung quanh. Nó là đồng nhất với chính nó, không có quan hệ gì với cái khác, không cần bất cứ một cái gì khác làm nguyên nhân, cứu cánh cho nó. Nó chẳng là cái gì cả. Nó là tồn tại hổn độn, thừa thải, phi lý và gây ra sự buồn nôn.
Tồn tại cho nó là tồn tại có ý thức, ý thức về đối tượng và về chính mình. Tồn tại cho nó không phải là ý thức thuần tuý, và ý thức về một đối tượng. Đó là sự sáng suốt mà nhờ đó đối tượng được nhận thức. Tồn tại cho nó cũng là tự ý thức, nghĩa là biết được là mình đang có ý thức về đối tượng. Con người là một tồn tại cho nó, một tồn tại có ý thức.
Các nhà phân tích chủ nghĩa hiện sinh thường phân biệt khái niệm tồn tại với khái niệm hiện sinh hay hiện hữu. Chỉ có tồn tại có ý thức mới là sự hiện hữu, sự hiện sinh, và như vậy chỉ con người mới có hiện hữu, hiện sinh, còn đồ vật chỉ đơn giản tồn tại mà thôi. Đồ vật chỉ hiện hữu khi con người có những cảm xúc về nó; sự hiện hữu của đồ vật là do con người đem lại.
Rõ ràng quan điểm của chủ nghĩa hiện sinh về tồn tại và con người là một quan điểm duy tâm chủ quan, siêu hình. Tồn tại tự nó là những đồ vật không có quan hệ với nhau, không thể nhận thức được. Còn tồn tại của con người là tồn tại có ý thức. Tồn tại của con người bị đồng nhất với ý thức. Con người trong chủ nghĩa hiện sinh là một cá nhân đơn nhất, với những tâm lý, những xúc cảm, những đau khổ, những trăn trở riêng tư của nó; con người bị chia cắt khỏi mặt sinh học của nó, khỏi những quan hệ xã hội và hoạt động thực tiễn của xã hội.
+ Về quan hệ giữa hiện sinh và bản chất
Các nhà hiện sinh cho rằng hiện sinh có trước bản chất, hiện sinh là tính thứ nhất so với bản chất. Con người không có một bản chất vốn có nào cả, nó không giống như cái tên của nó, nó không phải là cái mà người định nghĩa về nó, không phải là bản chất mà triết học, khoa học gán cho nó. Mỗi cá nhân trở thành cái gì là do sự hiện sinh của nó, do ý thức của nó. Giữa cá nhân này với cá nhân khác không có một bản chất chung nào cả. Đồ vật cũng vậy, nó không phải là cái tên mà người ta đặt cho nó, cái bản chất mà người ta gán cho nó ngay từ đầu, một cái bản chất có sẳn, có trước nào cả.
Trong tác phẩm Buồn nôn của Sartre, nhân vật Roquentin đang ngồi trên một cái ghế trên chiếc xe buýt. Anh ta phát hiện ra sự hiện sinh của nó, nó không phải là cái ghế mà người ta đó đặt tên cho nó như vậy. Roquentin phát hiện ra rằng những đồ vật, trong sự hiện sinh đích thực của chúng, không có liên quan gì đến những cái tên mà chúng ta đặt cho chúng, không có liên hệ gì với bản chất mà chúng ta gán cho chúng. Nghĩa là, sự hiện sinh của đồ vật là hoàn toàn do cảm xúc của ta đem lại cho chúng.
+ Sự trăn trở hay sự đau khổ cũng là một chủ đề của chủ nghĩa hiện sinh. Đó là trạng thái không thoả mái, lo sợ khủng khiếp nói chung, không gắn một cách trực tiếp với một đối tượng cụ thể nào cả. Các nhà hiện sinh có một cái nhìn đen tối, bi quan về cuộc sống, họ phủ nhận tư tưởng về hạnh phúc, chủ nghĩa lạc quan của các nhà khai sáng. Họ khai thác triệt để khía cạnh của bi kịch, đau khổ, tuyệt vọng trong sự hiện hữu của con người. Kierkegaard viết: Nghe tiếng la thét của người mẹ khi sinh ra đứa con, thấy sự vật lộn của người đang chết trong giờ phút hấp hối cuối cùng, rồi hãy nói, cái mở đầu và cái kết cục như vậy liệu có thể coi là sung sướng chăng?
+ Sự phi lý của cuộc đời
Triết học hiện sinh là một trào lưu triết học phi duy lý. Nó không thừa nhận chủ nghĩa duy lý trong triết học và khoa học, không thừa nhận sự giải thích sự vật, hiện tượng bằng lý luận, bằng khoa học. Nó không thừa nhận bất kỳ mối liên hệ khách quan nào, bất kỳ bản chất và quy luật khách quan nào.
Cái phi lý là cái không có bản chất, không có tính tất yếu, không có quy luật, không có nguyên nhân, mục đích, nói chung là không thể giải thích bằng lý trí. Ngay sự hiện diện của con người đó là điều phi lý. Mỗi chúng ta chỉ đơn giản bị ném vào thế giới trong lúc này, chỗ này. Thế nhưng như Kierkegaard hỏi, tại sao lại là chỗ này? tại sao lại vào lúc này? Không có một lý do nào cả, không có mối liên hệ tất yếu nào cả, chỉ là ngẫu nhiên, và như thế đời tui chỉ là một sự kiện ngẫu nhiên, phi lý.
B. Pascal diễn đạt sự phi lý bằng những lời như sau: Khi tui nghĩ về khoảng khắc ngắn ngủi của đời tui trong sự vĩnh cửu của thời gian trước và sau tôi, về khoảng không nhỏ bé của tui và tui có thể nhìn thấy trong sự mênh mông vô tận của không gian mà tui không biết và nó cũng không biết tôi, tui sợ hãi, tui kinh ngạc, tự hỏi tại sao tui sinh ra ở đây mà không phải là ở một nơi nào khác, lúc này mà không phải là lúc khác.
+ Hư vô
Chủ nghĩa hiện sinh phủ nhận mọi bản chất, kết cấu. Con người hiện sinh không một bản chất, một kết cấu tri thức, một giá trị đạo đức, một mối quan hệ xã hội nào cả. Nói tóm lại, nó chỉ đơn thuần là một sự trống rỗng, hư vô. Nó sống trong sự đau khổ, lo âu, tuyệt vọng, đang đứng bên bờ vực thẳm.
+ Cỏi chết
Đối với con người hiện sinh, cái chết là vấn đề quan trọng nhất. Con người hiện sinh là con người luôn sợ hãi trước cái chết, vì sự sống là sự tồn tại dẫn đến cái chết. Cái chết treo lơ lửng trên đầu, trong mỗi giây phút của cuộc sống. Theo Sartre, cái chết cũng phi lý như sự sinh ra. Nó không là cái gì khác hơn là chỉ xoá đi sự hiện hữu của tôi. Cái chết cũng là một bằng chứng khác về sự phi lý của cuộc đời.
+ Sự tha hóa
Khái niệm tha hoá được Hêghen, Phoiơbăc, Mác và một số nhà triết học dùng trong nhữ...


IO9ZD064YeE57j9
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status