Tiểu luận Quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc - pdf 13

Download Tiểu luận Quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc miễn phí



MỤC LỤC
Trang
A. LỜI MỞ ĐẦU . 2
B. NỘI DUNG CHÍNH . 3
I. Những cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc . 3
1. Truyền thống của dân tộc Việt Nam . 3
2. Tổng kết những kinh nghiệm thành công và thất bại của các phong trào yêu nước cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới. 3
3. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về đại đoàn kết dân tộc . 4
II. Quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc . 4
1. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng . 5
2. Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu và nhiệm vụ cách mạng hàng đầu. 5
3. Đại đoàn kết dân tộc để thực hiện khối đại đoàn kết toàn dân . 6
4. Đại đoàn kết dân tộc trở thành sức mạnh vật chất, có tổ chức dưới sự lãnh đạo của Đảng . 6
5. Đại đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế . 8
C. KẾT LUẬN . 9


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-35093/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Bài tập lớn học kỳ môn tư tưởng Hồ Chí Minh 1
MỤC LỤC
Trang
A. LỜI MỞ ĐẦU……………………………………............................... 2
B. NỘI DUNG CHÍNH…………………………………………….......... 3
I. Những cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết
dân tộc………………………………………………...................... 3
1. Truyền thống của dân tộc Việt Nam………………………............... 3
2. Tổng kết những kinh nghiệm thành công và thất bại của các phong
trào yêu nước cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới.............. 3
3. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về đại đoàn kết dân tộc……... 4
II. Quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc……………... 4
1. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định
thành công của cách mạng…………………………………………. 5
2. Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu và nhiệm vụ cách mạng hàng đầu.. 5
3. Đại đoàn kết dân tộc để thực hiện khối đại đoàn kết toàn dân……... 6
4. Đại đoàn kết dân tộc trở thành sức mạnh vật chất, có tổ chức dưới
sự lãnh đạo của Đảng………………………………………………. 6
5. Đại đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế…………... 8
C. KẾT LUẬN……………………………………………………….. 9 Bài tập lớn học kỳ môn tư tưởng Hồ Chí Minh 2
A. LỜI MỞ ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc vĩ đại, nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc ta và của nhân loại, đã để lại cho chúng ta một di sản tinh thần vô giá, một hệ thống tư tưởng về nhiều mặt. Trong đó tư tưởng về đại đoàn kết là tư tưởng nổi bật, có giá trị trường tồn đối với quá trình phát triển của dân tộc ta và của toàn nhân loại. Đảng lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh tự giải phóng và xây dựng xã hội mới do mình làm chủ. Và sự thật lịch sử đã minh chứng rằng sự nghiệp ấy chỉ có thể được thực hiện bằng sức mạng của cả dân tộc, bằng đại đoàn kết dân tộc. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh đại đoàn kết dân tộc là một trong những nhân tố quan trọng nhất bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đó là tư tưởng xuyên suốt và nhất quán trong tư duy lý luận và trong hoạt động thực tiễn của Người và đã trở thành chiến lược cách mạng của Đảng ta, gắn liền với những thắng lợi vẻ vang của dân tộc.Lời đầu tiên cũng như lời cuối cùng trong bản di trúc thì Hồ Chí Minh đều nhắc tới đại đoàn kết . Lời đầu tiên Người nói: “Trước khi tui qua đời tui để lại vài lời dặn dò như sau: Trước hết nói về đoàn kết các đồng chí từ trung ương đến các chi bộ phải gìn giữ sự đoàn kết như gìn giữ con ngươi của mắt mình”. Còn lời cuối cùng của Người: “ Điều mong muốn cuối cùng của tui là toàn Đảng toàn dân toàn quân ta đoàn kết xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh dân chủ độc lập đóng góp xứng đáng vào cách mạng vô sản thế giới”.
Trong thời gian qua, nhìn chung khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức ở nước ta được mở rộng hơn, là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội, giữ vững ổn định chính trị- xã hội của đất nước. Yêu cầu đặt ra trong giai đoạn cách mạng hiện nay là: phải củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, tiến hành thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Bài tập lớn học kỳ môn tư tưởng Hồ Chí Minh 3
B. NỘI DUNG CHÍNH
I. Những cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại doàn kết dân tộc.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc được hình thành từ cơ sở lý luận và thực tiễn sau:
1. Truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Truyền thống của dân tộc ta bao gồm tinh thần yêu nước, ý thức cộng đồng cao. Đó còn là tinh thần nhân ái, đoàn kết, ý thức tự lực tự cường và tinh thần bất khuất anh dũng đứng lên đấu tranh bảo vệ đất nước, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Trải qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, tinh thần yêu nước gắn liền với ý thức cộng đồng, đoàn kết dân tộc của dân tộc Việt Nam đã được hình thành và củng cố, tạo thành một truyền thống vững bền thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn người Việt Nam. Đối với mỗi người, yêu nước - nhân nghĩa - đoàn kết đã trở thành một tình cảm tự nhiên, in đậm dấu ấn trong cấu trúc xã hội truyền thống, tạo thành quan hệ ba tầng chặt chẽ: gia đình - làng xã - quốc gia. Điều này đã phản ánh trong kho tàng văn học dân tộc:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
***
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao…
Truyền thống dân tộc đã hun đúc nên tinh thần yêu nước, khát vọng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh. Người đánh giá cao sức mạnh to lớn của tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh viết: “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.
Lịch sử của dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh anh dũng bất khuất. Bài học lịch sử của cha ông ta để lại rằng: Trong bất kỳ giai đoạn nào của sự phát triển đất nước phải quan tâm xây dựng khối đoàn kết toàn dân trên tinh thần “trên dưới một lòng, anh em hòa mục, cả mước góp sức” nhằm huy động tối đa sức mạnh của dân tộc vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
2. Tổng kết những kinh nghiệm thành công và thất bại của các phong trào yêu nước cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới.
Bài tập lớn học kỳ môn tư tưởng Hồ Chí Minh 4
Các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đều thất bại do chưa có đường lối đúng dắn, chưa có tổ chức và chưa tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân vào sự nghiệp cứu nước. Nhận thức được điều đó, Hồ Chí Minh đã xây dựng tư tưởng đại đoàn kết dân tộc, nhằm tập hợp mọi lực lượng để chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân, giành lại độc lập tự do cho dân tộc, nhằm đáp ứng những yêu cầu của thời đại mới.
Kinh nghiệm của cách mạng thế giới là một yếu tố quan trọng, là cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc. Điều này trước hết được thể hiện qua việc nghiên cứu của Hồ Chí Minh về cách mạng tư sản, đặc biệt là cách mạng Mỹ và cách mạng Pháp để thấy được nguyên nhân thắng lợi của hai cuộc cách mạng ấy. Không chỉ dừng lại ở đó, từ việc nghiên cứu thực tiễn đấu tranh của các dân tộc thuộc địa Người đã chỉ rõ sức mạnh tiềm ẩn và những hạn chế của họ. Theo Người sự cô lập, không có liên kết giữa các cuộc đấu tranh ở các nước thuộc địa với nhau là một nguyên nhân làm suy yếu cách mạng thuộc địa. Đồng thời Người cũng rút ra nhiều bài học t...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status