Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại - pdf 13

Download Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại miễn phí



Trong những năm bôn ba tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng sống, làm việc, hoạt
động ở nhiều nước, với tinh thần “ Bốn phương vô sản đều là anh em”, do đó Người có vinh dự đặt cơ sở đầu tiên cho tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân nhiều nước trên thế giới.
Sau khi nước ta giành lại được độc lập, Người đã nhiều lần tuyên bố: “Chính sách ngoại giao của
Chính phủ thì chỉ có một điều tức là thân thiện với tất cả các nước dân chủ trên thế giới để giữ gìn hoà bình”. “Thái độ nước Việt Nam đối với những nước Á Châu là một thái độ anh em, đối với ngũ cường là một thái độ bạn bè”. Có thể xem những tuyên bố trên đây là tư tưởng đặt nền móng cho phương châm đa phương hoá, đa dạng hoá công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.
Trong quan hệ mở rộng đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giành ưu tiên cho mối quan hệ với các nước láng giềng gần gũi trong khu vực, nhất là các nước có chung biên giới với Việt Nam, trước hết là Lào và Campuchia, nhằm hình thành liên minh chiến đấu chống kẻ thù chung. Đối với nước lớn Trung Quốc- một nước có quan hệ lịch sử- văn hoá lâu đời với Việt Nam, phát huy truyền thống hoà hiếu của cha ông, xây đắp mối quan hệ “Vừa là đồng chí vừa là anh em”.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-35065/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

dân tộc chân chính của mọi người Việt Nam
nhằm góp phần làm gia tăng tiềm lực quốc gia.
Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế phải gắn liền với nhiệm vụ trau dồi bản lĩnh và bản sắc văn hóa dân
tộc, nhất là cho thanh, thiếu niên - lực lượng rường cột của nước nhà, để không tự đánh mất mình bởi
xa rời cốt cách dân tộc. Chỉ có bản lĩnh và cốt cách văn hóa dân tộc sâu sắc mạnh mẽ đó mới có thể loại
trừ các yếu tố độc hại, tiếp thu tinh hoa văn hóa loài người, làm phong phú, làm giàu nền văn hóa dân
tộc.
Chăm lo xây dựng Đảng vững mạnh, làm trong sạch bộ máy nhà nước, đẩy mạnh đấu tranh chống
quan liêu, tham nhũng, lãng phí, thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư để xây dựng chủ
nghĩa xã hội.
Thấm nhuần và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh
thời đại là một điều kiện không thể thiếu để giúp chúng ta tìm ra những đối sách phù hợp, đưa sự
nghiệp đổi mới tiếp tục tiến lên giành thắng lợi.
II Cách giải quyết của Hồ Chí Minh và Đảng trong suốt tiến trình Cách mạng Việt Nam:
Hồ Chí Minh là nhà yêu nước vĩ đại. Người ra đi tìm đường cứu nước mang theo nhận thức và niềm
tin bất diệt vào sức mạnh dân tộc. Đó là sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước; tinh thần đoàn kết; ý chí
đấu tranh anh dũng, bất khuất cho độc lập, tự do; ý thức tự lực tự cường. Người đặc biệt đề cao sức
mạnh của lòng yêu nước. Vì vậy dù trong hoàn cảnh đen tối nhất, Người vẫn bộc lộ một niềm tin lạc
quan tin tưởng sâu sắc vào sức mạnh của dân tộc.
Mặc dù đánh giá cao sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc. Nhưng một câu hỏi lớn
vẫn đặt ra trong tư duy chính trị Hồ Chí Minh: “Tại sao các cuộc vận động cứu nước, giải phóng dân
tộc từ cuối thế kỷ XIX sang đầu thế kỷ XX vẫn cứ lần lượt bị thất bại?”. Người quyết định ra nước
ngoài tìm hiểu thế giới, tìm hiểu kẻ thù ở ngay trong sào huyệt của chúng để từ đó tìm ra đường lối và
phương pháp đúng đắn cho sự nghiệp cứu nước giải phóng dân tộc.
Nhận thức của Hồ Chí Minh về sức mạnh thời đại được hình thành từng bước, từ cảm tính đến lý tính,
thông qua hoạt động thực tiễn mà tổng kết thành lý luận.
Ra đi tìm đường cứu nước trong tư cách người lao động, hòa mình trong môi trường hoạt động của
giai cấp công nhân, Hồ Chí Minh chứng kiến cuộc sông khổ cực của nhân dân các nước thuộc địa: “Dù
màu da có khác nhau, trên đời này có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột”.
Đó là cơ sở đầu tiên để hình thành nhận thức: muốn giải phóng dân tộc mình cần thiết phải đoàn kết
với các dân tộc khác cùng chung cảnh ngộ.
“Rằng đây bốn biển một nhà
Vàng, đen, trắng, đỏ đều là anh em”.
Sau khi tiếp cận với Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I.Lê
nin, Nguyễn Ái Quốc từ người yêu nước thành người cộng sản, đã nâng cao ý thức về mối quan hệ mật
thiết giữa cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng vô sản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa,. Người
coi cách mạng Việt Nam là bộ phận của Cách mạng vô sản thế giới. Để chiến thắng kẻ thù, cách mạng
Việt Nam cần dựa vào bên trong, đồng thời phải tranh thủ sự đồng tình, giúp đỡ của quốc tế. Điểm vượt
lên của Hồ Chí Minh so với các lãnh tụ yêu nước thế kỷ XX chính là ở chỗ nâng cao nhận thức của
người về sức mạnh thời đại.
Hồ Chí Minh cho rằng kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là kết hợp chủ nghĩa yêu nước
chân chính với chủ nghĩa quốc tế vô sản, là phải xây dựng được khối liên minh chiến đấu giữa vô sản ở
chính quốc với lao động ở thuộc địa, nhằm cùng một lúc tiến công chủ nghĩa đế quốc ở cả hai đầu. Từ
tuyên truyền đến nhận thức, Người tham gia thành lập hội liên hiệp thuộc địa ở Pháp, sản xuất tờ báo “Người cùng khổ”, tích cực tham gia thành lập hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông.
Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ ngày càng phát triển mạnh
mẽ, trở thành một nhân tố của sức mạnh thời đại. Người nhắc nhở thế hệ thanh niên phải ra sức học tập,
kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được, chiếm lĩnh những đỉnh cao khoa học, để Việt Nam
có thể sánh vai với các cường quốc năm châu.
Như vậy, từ khi tìm thấy “ánh sáng kỳ diệu” chủ nghĩa Mác – Lênin, từ người yêu nước trở thành người
cộng sản, xác định con đường cách mạng vô sản là duy nhất, Hồ Chí Minh ngày càng nhận thức được
vai trò quan trọng trong việc kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, nâng nó thành bài học to
lớn cho cách mạng Việt Nam nói riêng, đường lối chính sách Đảng ta nói chung.
Nắm bắt được đặc điểm và xu thế phát triển của thời đại mới, Hồ Chí Minh hoạt động không mệt mỏi
để gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. Người nhận thức khả năng và sự cần thiết phải có
liên minh chiến đấu chặt chẽ giữa các dân tộc thuộc địa với giai cấp vô sản của các nước đế quốc để
thắng kẻ thù chung. “Cách mệnh An Nam cũng là một bộ phận trong cách mệnh thế giới. Ai làm cách
mệnh trong thế giới đều là đồng chí của dân An Nam cả”.
Người đã chỉ ra một trong những nguyên nhân “gây ra sự suy yếu của các dân tộc phương Đông, đó là
sự biệt lập…Họ hoàn toàn không biết đến những việc xảy ra ở các nước láng giềng gần gũi nhất của
họ, do đó họ thiếu sự tin cậy lẫn nhau, sự phối hợp hành động và sự cổ vũ lẫn nhau.
Do nhiều nguyên nhân, giai cấp công nhân ở phương Tây lúc đó chưa có hiểu biết đầy đủ và chính xác
về vấn đề thuộc địa. Theo họ, nhiệm vụ của giai cấp vô sản quốc tế là làm trong sạch sứ mạng khai hoá
của chủ nghĩa tư bản ở thuộc địa, để không còn những hành động bạo ngược, tàn ác nữa. Lênin kiên
quyết đấu tranh chống lại quan điểm sai lầm này. Nguyễn Ái Quốc đã bảo vệ và phát triển quan điểm
của Lênin về khả năng to lớn và vai trò chiến lược của cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa đối
với thắng lợi của cách mạng vô sản; cách mạng ở phương Tây muốn thắng lợi thì nó phải liên kết chặt
chẽ với phong trào giải phóng chủ nghĩa đế quốc ở các nước thuộc địa và các nước bị nô dịch.
Tóm lại, chính nhờ nắm bắt được đặc điểm và xu hướng phát triển của thời đại mà Nguyễn Ái Quốc đã
xác định chính xác đường lối chính sách, sách lược và phương pháp cách mạng đúng đắn cho sự nghiệp
cứu nước, giải phóng dân tộc Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản.
Muốn kết hợp được sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, phải kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước
với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, các Đảng Cộng sản phải kiên trì đấu tranh chống lại mọi khuynh
hướng sai lầm của chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa vị kỷ dân tộc, chủ nghĩa sôvanh…những khuynh hướng
làm suy yếu sức m...

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status