Tiểu luận Giai cấp công nhân và phong trào công nhân Việt Nam từ khi ra đời cho đến năm 1930 - pdf 13

Download Tiểu luận Giai cấp công nhân và phong trào công nhân Việt Nam từ khi ra đời cho đến năm 1930 miễn phí



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .1
1. Lí do chọn đề tài . .1
2. Tình hình nghiên cứu .2
3. Mục đích của đề tài .2
4. Nhiệm vụ của Đề tài .2
5. Phương pháp nghiên cứu .3
6. Kết cấu của đề tài .3
NỘI DUNG .4
Phần 1: Khái quát về giai cấp công nhân Việt Nam . .4
1.1. Về khái niệm giai cấp công nhân .4
1.2. Hoàn cảnh ra đời giai cấp công nhân Việt Nam .8
1.3. Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam .11
Phần 2: Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam trước
năm 1930.14
2.1. Phong trào công nhân Việt Nam từ khi ra đời đến năm 1925.14
2.2. Phong trào công nhân Việt Nam từ 1925 đến 1929.16
KẾT LUẬN.20
Tài liệu tham khảo.21
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-34991/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

tư bản chủ nghĩa cũng như các nước đang phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa hiện nay, trên thực tế cũng không còn giai cấp vô sản theo nguyên nghĩa ở thế kỷ XIX nữa, cả về tài sản, mức sống, điều kiện sống,  trình độ học vấn và trình độ văn hoá nói chung. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, của kinh tế tri thức, giai cấp công nhân có xu hướng “trí thức hoá” để trở thành giai cấp công nhân trí thức.
Ở nước ta, khi bàn về khái niệm giai cấp công nhân, các trung tâm nghiên cứu, các nhà khoa học cũng đưa ra những định nghĩa khác nhau:
Theo các tác giả trong công trình “Một số vấn đề về chủ nghĩa Mác - Lênin trong thời đại ngày nay”, Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn Bộ giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb, CTQG, H, 1996, định nghĩa: “Giai cấp công nhân là giai cấp những người lao động hoạt động sản xuất trong các ngành công nghiệp thuộc các trình độ kỹ thuật khác nhau, mà địa vị kinh tế - xã hội thì tùy thuộc vào chế độ xã hội đương thời: ở các nước tư bản, họ là những người không có hay về cơ bản không tư liệu sản xuất phải làm thuê cho giai cấp tư sản và bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư; ở các nước xã hội chủ nghĩa, họ là những người đã cùng nhân dân lao động làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu và cùng nhau hợp tác lao động cho mình” .
Theo tập thể các tác giả trong cuốn giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn Bộ giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb, CTQG, H, 2002, định nghĩa: “Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại, với nhịp độ phát triển của lực lượng sản xuất cơ bản tiên tiến, trực tiếp hay tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội; là lực lượng chủ yếu của tiến trình lịch sử quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. ở các nước tư bản, giai cấp công ngân là những người không có hay về cơ bản không có tư liệu sản xuất phải làm thuê cho giai cấp tư sản và bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư; ở các nước xã hội chủ nghĩa, họ là người đã cùng nhân dân lao động làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu và cùng nhau hợp tác lao động vì lợi ích chung của toàn xã hội trong đó có lợi ích chính đáng của bản thân họ”[12]
Hiện nay, thế giới đã bước vào nền văn minh tin học, văn minh trí tuệ, nền văn minh tin học. Và, trong điều kiện ấy, sứ mệnh giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng triệt để con người tất yếu vẫn thuộc về giai cấp công nhân hiện đại, tuyệt nhiên không phải vì là giai cấp cùng kiệt khổ, thất học, không có của mà chính là ở chỗ giai cấp này mang bản chất cách mạng triệt để, tiêu biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến, hiện đại.
Xuất phát từ sự phân tích trên, GS, TS Dương Xuân Ngọc- Học viện Báo chí- Tuyên Truyền đưa ra định nghĩa về giai cấp công nhân hiện nay như sau: Giai cấp công nhân là một tập đoàn những người lao động ra đời và phát triển gắn liền với nền sản xuất công nghiệp hiện đại, ngày càng xã hội hoá, quốc tế hoá cao và phát cùng với sự phát triển của nền kinh tế công nghiệp và nền kinh tế tri thức; là lực lượng sản xuất cơ bản và tiên tiến của thời đại hiện nay; là giai cấp thống trị về chính trị, giai cấp lãnh đạo toàn xã hội trong cuộc đấu tranh lật đổ ách tư bản, trong sự nghiệp sáng tạo ra xã hội mới, trong toàn bộ cuộc đấu tranh để thủ tiêu hoàn toàn các giai cấp
Như vậy,  định nghĩa về giai cấp công nhân bao hàm những nội dung sau:
Thứ nhất, giai cấp công nhân là tập đoàn những người lao động hình thành gắn liền với nền sản xuất công nghiệp hiện đại ngày càng xã hội hoá, quốc tế hoá cao. Là con đẻ của nền đại công nghiệp, cùng với  sự phát triển của đại công nghiệp, giai cấp công nhân luôn có biến động cả về số lương, chất lượng và cơ cấu.
Thứ hai, giai cấp công nhân hiện nay phát triển gắn liền đồng thời với sự phát triển của nền kinh tế công nghiệp và nền kinh tế tri thức. Nghĩa là, trong thời đại mới, thời đại của khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão và trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, sự phát triển của giai cấp công nhân không chỉ gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế công nghiệp mà còn gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế trí thức.
Thứ ba, giai cấp công nhân trong nền kinh tế công nghiệp cũng như trong nền kinh tế tri thức luôn  là lực lượng sản xuất cơ bản và tiên tiến, thấm trí, ngày nay, giai cấp công nhân còn là lực lượng đi đầu, là lực lượng lãnh đạo sự nghiệp phát triển nền kinh tế tri thức. Sẽ không thể có nền kinh tế tri thức phát triển nếu không có giai cấp công nhân trí thức phát triển. và ngược lại, không thể có giai cấp công nhân trí thức nếu không có nền kinh tế tri thức phát triển.
Thứ tư, giai cấp công nhân là giai cấp thống trị về chính trị qui định chiều hướng phát triển của xã hội loài người - giai cấp công nhân luôn là giai cấp tiên phong, thay mặt cho lực lượng sản xuất tiên tiến, thay mặt cho xu hướng tiến bộ, có vai trò quyết định chiều hướng phát triển hợp qui luật, hợp xu thế của thời đại.
Thứ năm, giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo toàn xã hội trong cuộc đấu tranh lật đổ ách tư bản, trong sự nghiệp sáng tạo ra xã hội mới, trong toàn bộ cuộc đấu tranh để thủ tiêu hoàn toàn các giai cấp.
Đã là giai cấp công nhân thì dù trong điều kiện hoàn cảnh nào vẫn là giai cấp có sứ mệnh lịch sử toàn thế giới: lật đổ ách áp bức tư bản chủ nghĩa, ách áp bức cuối cùng trong lịch sử, lãnh đạo nhân dân sáng tạo ra xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa, giải phóng triệt để con người.
Từ cách tiếp cận như vậy có thể định nghĩa giai cấp công nhân Việt Nam như sau: Giai cấp công nhân Việt Nam là giai cấp những người lao động hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của nền sản xuất công nghiệp hiện đại; là lực lượng sản xuất chủ yếu, là lực lượng đi đầu và lực lượng lãnh đạo sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn liền với phát triển kinh tế tri thức vì một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
1.2. Hoàn cảnh ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam
Ðọc lại Luận cương Chính trị của đảng Cộng sản Ðông Dương năm 1930 ta gặp những dòng này: "Trong lúc đầu, cuộc cách mạng Ðông Dương sẽ là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền... Tư sản dân quyền cách mạng được thắng lợi, chính phủ công nông đã dựng lên rồi, thì công nghiệp trong nước được phát triển, các tổ chức vô sản sẽ thêm kiên cố, sức mạnh giai cấp tương đương sẽ nặng về phía vô sản. Lúc đó sự tranh đấu sẽ thêm sâu, thêm rộng, làm cho cách mạng tư sản dân quyền tiến lên con đường cách mạng vô sản ".
Tuy nhận thức được rằng chỉ đ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status